Nam bệnh nhân H.V.L (58 tuổi,ơnhiễmkhuẩnliêncầulợndịpTếhọp báo sau trận đấu Cẩm Phả, Quảng Ninh) nhập viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh cấp cứu trong tình trạng sốc, sốt cao, xuất huyết tiêu hóa, mạch nhanh, huyết áp tụt, ban xuất huyết rải rác toàn thân, nhiều nhất ở vùng cẳng chân, lưng và bụng.
Được biết trước đó, bệnh nhân đột ngột xuất hiện mệt mỏi, sốt cao không dứt, đau bụng và đi ngoài phân lỏng, tình trạng bệnh diễn biến rất nhanh.
Tại bệnh viện, kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh nhân rối loạn đông máu trầm trọng, có tình trạng nhiễm trùng nặng. Các bác sĩ chẩn đoán: ông L. bị sốc nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn huyết đường tiêu hóa, theo dõi do liên cầu lợn.
Bệnh nhân được bác sĩ xử trí bằng nhiều biện pháp hồi sức tích cực như: thở máy, bù dịch, điện giải, duy trì thuốc vận mạch, kháng sinh phối hợp, lọc máu liên tục, điều chỉnh rối loạn đông máu. Kết quả cấy máu sau 3 ngày điều trị cho thấy, bệnh nhân dương tính với khuẩn liên cầu lợn. Nguyên nhân nhiễm khuẩn liên cầu lợn vẫn chưa rõ.
Hiện bệnh nhân L. vẫn đang được tiếp tục theo dõi và điều trị tích cực. Bệnh nhân tiên lượng nặng vẫn đang phải lọc máu và thở máy.
Bệnh nhân L. đang được tích cực điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh - Ảnh: BVCC |
Bác sĩ Nguyễn Tiến Thắng – Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh cho biết: “Bệnh liên cầu lợn diễn biến rất nhanh chóng, có thể gây sốc nhiễm khuẩn, hôn mê và suy đa phủ tạng trong thời gian ngắn. Trường hợp bệnh nhân L. khi bệnh viện tiếp nhận đã tiến triển nặng, chúng tôi phối hợp điều trị bằng những biện pháp hồi sức tối ưu nhất, tuy nhiên tình trạng sốc nhiễm khuẩn khó cải thiện”.
Liên cầu khuẩn lợn lây truyền trực tiếp sang người, chủ yếu qua đường tiêu hóa do ăn thịt lợn và các sản phẩm từ lợn bệnh hay lợn mang mầm bệnh chưa nấu chín (tiết canh, nem chua, nem chạo…). Ngoài ra, bệnh cũng có thể lây qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc từ tổn thương trên da.
Những triệu chứng ban đầu của bệnh có thể nhẹ, không đặc trưng như: đau bụng, sốt, buồn nôn, nôn và đi ngoài phân lỏng… Các trường hợp nặng hơn có biểu hiện đau đầu, sốt cao, nôn, suy giảm ý thức, tri giác lơ mơ, xuất hiện ban hoại tử trên da do nhiễm trùng huyết, viêm màng não mủ. Một số trường hợp nguy kịch có diễn biến nhanh và nặng với biểu hiện sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng, rối loạn đông máu…
Bệnh nhân nhiễm khuẩn liên cầu lợn bị ban xuất huyết hoại tử rải rác khắp cơ thể - Ảnh: BVCC |
Di chứng bệnh để lại thường nặng nề, nguy cơ tử vong khi đã biến chứng lại rất cao. Hơn nữa, bệnh nhân đã từng bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn vẫn có thể mắc lại lần sau.
Bác sĩ Nguyễn Tiến Thắng cũng chia sẻ, những bệnh nhân mắc liên cầu lợn xuất hiện rải rác, tuy nhiên phát hiện nhiều hơn vào dịp cận Tết. Năm ngoái, Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh cũng đã tiếp nhận các trường hợp nhiễm khuẩn liên cầu lợn do ăn tiết canh khi liên hoan cuối năm.
Các bác sĩ khuyến cáo: Những ngày gần Tết Nguyên đán, nhu cầu sử dụng thực phẩm tăng cao, đặc biệt là thịt lợn. Số lượng lớn thịt cung ứng ra thị trường không được kiểm soát chất lượng chính là mầm mống nguy cơ mang liên cầu khuẩn lợn lây lan cộng đồng. Bởi vậy, người dân không nên ăn các sản phẩm từ thịt lợn chưa được nấu chín, nhất là tiết canh trong dịp cận Tết, kể cả là lợn nhà nuôi.
Bên cạnh đó, người dân tuyệt đối không tiêu thụ lợn bệnh, lợn chết và tiêu hủy chúng theo đúng quy định. Quá trình tiếp xúc và chế biến thịt lợn phải sử dụng găng tay và các dụng cụ bảo hộ cần thiết, vệ sinh cá nhân và rửa tay bằng xà phòng sau khi tiếp xúc.
Nguyễn Liên
Cứu nam thanh niên 20 tuổi bị dao đâm xuyên thấu thận
- Sau khi xảy ra xung đột, mâu thuẫn ngoài đường, bệnh nhân bị đâm trọng thương bằng loại dao chọc tiết lợn, nhát dao đi sát cột sống thắt lưng, xuyên thấu thận trái.