Theo báo cáo này, giao dịch di động tại Việt Nam dự kiến tăng trưởng 300% trong giai đoạn 2021-2025, thanh toán di động đóng vai trò dẫn dắt. Các công nghệ mới nổi như trí tuệ nhân tạo, máy học sẽ được ứng dụng để nâng cao trải nghiệm khách hàng.
Báo cáo nhấn mạnh rằng các ngân hàng số trên khắp châu Á Thái Bình Dương (APAC) đã đạt mức tăng trưởng khách hàng cao gấp ba lần so với ngân hàng truyền thống tính trong năm 2020/2019. Các ngân hàng khác trong ngành cũng phải nỗ lực chạm mốc tăng trưởng ít nhất 50% về số lượng giao dịch và tương tác của khách hàng trên nền tảng số. Tất cả ngân hàng đều đang tích cực chuyển đổi số.
Dự báo trong 4 năm tới, thị trường APAC sẽ đón khoảng 100 ngân hàng thế hệ mới, bao gồm các ngân hàng vận hành hoàn toàn trên nền tảng số. Do đó, tại mỗi thị trường trong khu vực APAC, các ngân hàng đương nhiệm phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ ít nhất hai ngân hàng số. Dự tính có đến 30% hoạt động kinh doanh của các ngân hàng Việt Nam bị đe dọa từ những thách thức kỹ thuật số mới.
Báo cáo mới nhận định 60% ngân hàng trong khu vực APAC sẽ tận dụng trí tuệ nhân tạo và máy học để giải quyết những vấn đề dựa trên cơ sở dữ liệu, trong khi con số này của năm trước chỉ dừng ở mốc 48%. Tại Việt Nam, ngân hàng lõi và hiện đại hóa hệ thống thanh toán sẽ là hai mối quan tâm chính của top 8 ngân hàng hàng đầu quốc gia nhằm đón đầu nhu cầu tiêu dùng tăng cao vào năm 2025.
Dịch vụ cho vay được dự báo phát triển trở lại. Các ngân hàng trong APAC sẽ tập trung số hóa hoạt động cho vay. Xu hướng này rất rõ nét tại Việt Nam, khi có tới 80% ngân hàng tái đầu tư vào quản lý rủi ro tín dụng và tài sản nợ, song song việc củng cố năng lực cho vay. Dự tính hoạt động cho vay tại Việt Nam chạm mốc tăng trưởng hai con số mỗi năm kể từ 2021.
Những tiềm lực mới về mảng dịch vụ này sẽ có sự góp mặt của các đối tác fintech. Theo IDC dự đoán đến giữa năm 2021, 50% các quyết định cho vay trong ngân hàng bán lẻ sẽ được hỗ trợ bởi lợi ích từ fintech, nhấn mạnh sự tăng tốc hợp tác giữa các ngân hàng và lĩnh vực tiềm năng này.
Trước đây, các hoạt động cho vay phụ thuộc hoàn toàn vào nhân viên xét duyệt hồ sơ tại ngân hàng. Hiện nay, sự bùng nổ của các công ty fintech giúp tận dụng công nghệ để xét duyệt điểm tín dụng cá nhân, tạo cơ sở cho hoạt động cho vay. Các ngân hàng hiện nay cũng tận dụng nền tảng của công ty fintech nhằm rút ngắn quy trình cho vay tín dụng.
Hải Đăng
Sự bùng nổ của thanh toán kỹ thuật số trong thời gian qua đã hối thúc các ngân hàng hợp tác với ví điện tử, mang đến hàng loạt ưu đãi cho người tiêu dùng.
" alt=""/>Một nửa quyết định cho vay của ngân hàng sẽ phụ thuộc công nghệGiữ ấm đường thở
Khu vực mũi họng là nơi tiếp xúc thường xuyên với các tác nhân trong không khí như vi khuẩn, virus, bụi, khói… nên cũng là nơi dễ dàng bị kích ứng, viêm nhiễm. Để bảo vệ đường thở, cơ thể có những cơ chế tự nhiên như sinh lớp chất nhày trên niêm mạc chứa yếu tố miễn dịch tại chỗ đặc biệt là IgA, tăng sinh miễn dịch toàn thân có thể huy động đến để bảo vệ vùng mũi họng bất kỳ lúc nào.
Tuy nhiên, một số yếu tố như không khí lạnh và khô, đồ ăn uống lạnh khi đi vào đường hô hấp sẽ làm giảm tiết chất nhầy trên niêm mạc, dẫn tới giảm khả năng phòng bệnh của cơ thể. Đối với trẻ nhỏ, sức đề kháng yếu, điều này càng khiến trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng hô hấp như: viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi, viêm tai giữa…
Các chuyên gia khuyên cha mẹ nên giữ ấm đường thở cho bé trong mùa đông bằng các biện pháp như: mặc ấm, giữ ấm cổ họng, đeo khẩu trang khi ra đường, đội mũi kín tai, ăn uống thức ăn, đồ uống ấm. Như vậy, mẹ đã giúp bé giảm thiểu nguy cơ viêm đường hô hấp đáng kể.
Vệ sinh thân thể, vệ sinh môi trường
Vi khuẩn, virus tồn tại ở khắp mọi nơi, sinh sản nhanh chóng và gây ra nhiều bệnh tật nguy hiểm nhất là đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là các bệnh hô hấp.
Vì vậy, để bảo vệ trẻ khỏi các nguy cơ tiềm ẩn, cách duy nhất là phòng bệnh từng ngày bằng cách vệ sinh môi trường, vệ sinh thân thể cho bé. Với bé lớn, cần rèn luyện ý thức vệ sinh cá nhân để bé tự biết cách bảo vệ, chăm sóc bản thân kể cả khi không có cha mẹ ở bên. Cụ thể:
- Cắt móng tay thường xuyên cho trẻ/ với trẻ lớn hơn nên tập thói quen cắt móng tay.
- Rửa tay cho bé/ hướng dẫn bé rửa tay trước khi ăn và sau mỗi lần vận động.
- Vệ sinh răng miệng, vệ sinh mũi họng cho bé.
- Vệ sinh môi trường xung quanh như giường ngủ, phòng vệ sinh… và các đồ dùng thường nhật.
Bổ sung đủ dinh dưỡng cho trẻ
Các chuyên gia khuyến cáo, trẻ 0-6 tháng tuổi nên bú mẹ hoàn toàn để có khả năng phòng chống bệnh, phát triển toàn diện nhất. Nếu không có điều kiện, mẹ cần cố gắng cho trẻ bú sữa ít nhất trong 2-3 tháng đầu để củng cố hệ miễn dịch cho trẻ.
Với bé lớn, chế độ dinh dưỡng hợp lý với các loại thực phẩm đa dạng là cách tốt nhất để tăng cường hệ miễn dịch. Bên cạnh bữa chính, mẹ nên cho bé ăn thêm các loại trái cây giàu sinh tố như đu đủ, dâu tây, cam,… bằng cách ăn trực tiếp hoặc nước ép lấy nước.
Mẹ cũng cần lựa chọn nhiều loại rau củ giàu vitamin và chất xơ như cà rốt, súp lơ, cà chua, bí đỏ, rau dền,… Các loại rau củ này cũng nên được kết hợp chung với thịt, cá, trứng để bữa ăn của trẻ đầy đủ chất, giúp hoàn thiện hệ miễn dịch của trẻ. Các thực phẩm giàu kẽm như: hải sản, thịt bò, thịt lợn (nạc vai), nấm, rau chân vịt, ca cao, chocolate, hạt bí, các loại đậu… cũng rất có lợi cho hệ miễn dịch của trẻ khi mùa đông tới.
Tiêm vắc xin
Ngoài các loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng quốc gia, có một số loại vắc xin mà các mẹ nên bổ sung thêm cho bé để ngăn ngừa bệnh hô hấp như:
Vắc xin phòng Cúm, mỗi năm tiêm 1 lần, nên tiêm trước khi vào mùa lạnh khoảng 1 tháng để khi vào mùa vắc xin có tác dụng phòng bệnh. Lưu ý không tiêm vắc xin khi trẻ đang bị cúm, nghi ngờ có nhiễm cúm, hoặc đang bị các bệnh nhiễm trùng khác.
Vắc xin phế cầu: phòng tránh bệnh hô hấp do phế cầu gây ra, đặc biệt là viêm phổi.
Dùng ly giải vi khuẩn hô hấp
Ly giải vi khuẩn hô hấp dạng ngậm được coi như một vắc xin đường miệng |
Hỗn hợp ly giải vi khuẩn hô hấp được sử dụng để kích thích miễn dịch hô hấp, chống lại các bệnh lý nhiễm trùng hô hấp tại châu Âu đã từ lâu. Tuy nhiên, dạng bào chế ngậm hoặc nhai chứa hỗn hợp vi khuẩn hô hấp mới được áp dụng trong khoảng 1 thập kỷ trở lại đây. Các loại ly giải vi khuẩn bị mất khả năng gây bệnh, chỉ giữ lại vách tế bào, đưa vào trong viên ngậm/nhai giúp kích thích cơ thể sinh miễn dịch chống lại các tác nhân gây bệnh trên đường hô hấp. Đặc biệt hỗn hợp ly giải vi khuẩn hô hấp dạng ngậm giúp kích thích sinh kháng thể IgA trên niêm mạc hô hấp do đó tăng gấp 4 lần khả năng phòng bệnh nhiễm trùng hô hấp, đặc biệt trong mùa lạnh.
Một nghiên cứu tại CH Séc vào mùa đông năm 2005 cho thấy khả năng giảm tới 50% nguy cơ nhiễm trùng hô hấp khi sử dụng hỗn hợp ly giải vi khuẩn dạng ngậm Imunostim. Không chỉ giúp phòng bệnh như một loại vắc xin đường miệng, hỗn hợp ly giải này còn có thể sử dụng kết hợp các thuốc điều trị nhiễm trùng hô hấp để hỗ trợ giảm triệu chứng, giảm nguy cơ bệnh hô hấp tái phát nhiều lần.
Để được tư vấn về bệnh lý hô hấp của trẻ nhỏ, phương pháp dùng ly giải vi khuẩn hô hấp kích thích cơ thể tăng miễn dịch, liên hệ hotline 1800 8070 (miễn cước) hoặc truy cập https://imunostim.vn/
Doãn Phong
" alt=""/>5 bí quyết phòng bệnh hô hấp cho trẻ mùa đôngChàng trai 21 tuổi, Vinnie Pyner, 21 tuổi (Anh) đang phải trải qua những tháng ngày đau đớn điều trị nha khoa sau khi bị mục gãy hết răng do uống quá nhiều nước tăng lực.
Pyner kể, từ tháng 9/2017, khi bước vào năm thứ 2 ngành công nghệ thông tin tại ĐH East Kent, anh bắt đầu uống 3 lon nước tăng lực Monster Energy mỗi ngày vào các bữa sáng, trưa, tối để tăng thêm sự tập trung và tỉnh táo trong việc học.
Càng ngày, Pyner càng nghiện loại nước ngọt chứa nhiều đường và caffein này, đến nỗi nếu không uống, anh luôn cảm thấy đau đầu, đau cơ và bứt rứt không thể làm được gì.
Hình ảnh hàm răng đều đặn của Pyner trước đây |
Để tiết kiệm chi phí, tháng 10/2017, Pyner bắt đầu tích trữ nhiều thùng nước tăng lực trong nhà vì mua số lượng lớn có giá rẻ hơn, nhưng chàng trai trẻ không ngờ, cuộc sống của mình trở nên tồi tệ từ đây.
Bà Tare, mẹ Pyner không khỏi lo lắng khi thấy con trai thường xuyên về nhà với dấu hiện nghiện ngập, mệt mỏi nhưng chưa bao giờ nghĩ điều tồi tệ sẽ đến. Hễ về đến nhà, Pyner liền vào phòng đóng chặt cửa, uống liền 1 lon nước tăng lực.
Đến tháng 12/2017, Pyner bắt đầu sử dụng “tăng liều”, lên 6 lon nước tăng lực mỗi ngày, thậm chí 45 lon/tuần. Mặc dù vẫn duy trì đánh răng đều đặn ngày 2 lần nhưng Pyner thường xuyên thấy đau răng, ê buốt khi ăn hay chỉ uống nước đơn thuần nên ăn uống với anh dần trở thành ác mộng.
Dù biết đây là những hậu quả do uống nước ngọt quá nhiều song Pyner không thể ngừng lại.
Đỉnh điểm vào tháng 3/2018, khi vừa cắn quả táo, Pyner bất ngờ nghe tiếng “rắc” trong miệng và có vật cứng trôi vào cổ họng nhưng không mảy may để ý cho đến khi soi gương và phát hiện 4 chiếc răng cửa đã gãy sát chân răng.
“Tôi đã rất sốc và hoang mang, thấy mình trong gương thật khủng khiếp. Nhưng tôi không thể nói với mẹ vì sợ, mỗi khi gặp mẹ, tôi cô gắng không mở miệng quá to”, Pyner kể.
Tuy nhiên hành động lạ của cậu con trai không qua được mắt bà Tara. Sau vài ngày, bà yêu cầu Pyner há miệng kiểm tra răng và không khỏi sốc khi thấy 4 chiếc răng cửa của con trai gãy trụi, hở lợi.
Hàm răng Pyner mục nát sau 7 tháng uống nước tăng lực liên tục |
Bà Tara ngay sau đó đã đưa con đến gặp bác sĩ nha khoa. Bác sĩ kết luận, tất cả 24 răng của Pyner đã bị mục nát, cách khắc phục tạm thời là phải trám lại răng, riêng 4 răng cửa phải cắm răng giả. Tổng chi phí cho toàn bộ 2 hàm răng hết hơn 2.000 bảng.
“Nha sĩ cũng sốc khi thấy răng của tôi. Cô ấy nói rằng, đây là trường hợp sâu răng hư hại nặng nhất mà cô ấy từng thấy”, Pyner chia sẻ.
Chàng trai trẻ nuôi ước mơ trở thành nhà thiết kế trò chơi, viết các phần mềm game nhưng sau khi răng bị gãy mủn, Pyner đã đã xin tạm nghỉ học tại trường cũng như không dám đi dâu xin việc vì cảm rất tự ti, không dám mở miệng nói chuyện.
Từ tháng 9/2018, Pyner bắt đầu điều trị nha khoa, tuy nhiên do quá trình điều trị chưa hoàn tất nên anh vẫn ở nhà, rất ít khi ra ngoài.
Mỗi lon nước tăng lực 500ml chứa tới 54 gam đường, trong khi cơ quan sức khoẻ của Anh khuyến cáo, mỗi người không nên tiêu thụ quá 30g đường/ngày.
Ngoài ra, mỗi lon nước cũng chứa tới 160mg caffein. Do đó trên nhãn lon luôn khuyến cáo không được uống quá 1,36 lít/ngày.
Theo Hiệp hội nước giải khát của Anh, trong 10 năm qua, người dân tiêu thu nước giải khát chứa caffein tăng đột biến, từ 200 triệu lít/năm lên 679 triệu lít vào năm 2017, tương đương 2 tỉ bảng Anh/năm.
Các chuyên gia sức khoẻ cảnh báo, nước tăng lực chứa caffein có thể làm tăng rối loạn nhịp tim, một trong những kẻ thù giết người nhiều nhất ở Anh. Chỉ cần 1 ly nước tăng lực mỗi ngày, đã có thể gây ra chứng loạn nhịp tim bất thường, làm tăng nguy cơ đột quỵ gấp 5 lần.
Minh Anh (Theo NY Post, Dailymail)
Một cô gái 28 tuổi lại có bộ răng móm mém, lỏng lẻo như một bà cụ, mất toàn bộ chức năng nhai thức ăn.
" alt=""/>Nghiện nước tăng lực, nam sinh 21 tuổi mục gãy hết răng