Richard Liu, 49 tuổi, thành lập JD.com năm 1998. Theo ước tính của tạp chí Forbes, tài sản ròng của ông khoảng 10,5 tỷ USD. Liu được gọi là “Jeff Bezos" của Trung Quốc. Ông từ chức CEO ngày 7/4 nhưng vẫn là Chủ tịch Hội đồng quản trị và tiếp tục dẫn dắt chiến lược dài hạn, cố vấn cho đội ngũ quản lý trẻ, đóng góp cho việc hồi sinh khu vực nông thôn.
Cái tên đầu tiên của JD.com là Jingdong, hoạt động theo cửa hàng truyền thống, chuyên bán đồ điện tử và linh kiện máy tính. Dịch cúm gia cầm SARS bùng phát năm 2003 khiến ông phải chuyển việc kinh doanh lên mạng. Công ty lên sàn NASDAQ của Mỹ vào năm 2014, huy động được 1,8 tỷ USD trong đợt IPO.
Bản thân Liu là nhân vật gây tranh cãi. Năm 2018, một sinh viên tại Đại học Minnesota tố cáo bị ông này cưỡng bức. Công tố viên Mỹ đã hủy cáo buộc do không đủ bằng chứng. Song năm 2019, người này tiếp tục nộp đơn kiện dân sự tại Mỹ chống lại Liu.
Zhang Yi Ming
![]() |
Zhang Yi Ming, 39 tuổi, thành lập ByteDance năm 2012. Tài sản ròng của ông ước đạt 50 tỷ USD. Zhang từ chức Chủ tịch ByteDance vào tháng 11/2021, 6 tháng sau khi rời ghế CEO. Nổi tiếng là người kín đáo, trong thư từ chức, ông tự nhận thiếu kỹ năng để làm một quản lý giỏi.
Đầu năm 2021, ByteDance được cho là hủy bỏ kế hoạch niêm yết trên sàn chứng khoán sau khi nhà chức trách muốn công ty giải quyết các rủi ro an toàn dữ liệu.
Colin Huang
![]() |
Colin Huang, 42 tuổi, thành lập Pinduoduo năm 2015. Ông sở hữu tài sản ròng 11,3 tỷ USD. Pinduoduo dẫn đầu về hình thức “mua nhóm”, nơi mọi người mua các mặt hàng như tạp hóa khi đang chơi game và lôi kéo bạn bè cùng mua để được giảm giá.
Huang rời ghế CEO Pinduoduo năm 2020 và từ chức Chủ tịch vào tháng 3/2021. Công ty khẳng định quyết định của ông nhằm đưa các lãnh đạo mới lên dẫn dắt vào giai đoạn tăng trưởng mới.
Ông Huang đột ngột từ bỏ vị trí lãnh đạo giữa lúc Pinduodo nhận chỉ trích nặng nề vì văn hóa làm việc khắc nghiệt. Tháng 12/2020, một nhân viên đã kiệt sức và qua đời sau khi tan làm vào 1h30 sáng. Chưa đầy 2 tuần sau, một nhân viên khác của Pinduoduo tự tử. Sau cái chết thứ nhất, một người đã vạch trần văn hóa làm việc độc hại của công ty lên mạng xã hội rồi bị đuổi việc.
Su Hua
![]() |
Su Hua, 40 tuổi, sáng lập Kuaishou năm 2011. Tài sản ròng của ông vào khoảng 4,3 tỷ USD. Ông Su từ chức CEO tháng 10/2021 mà không có lý do. Ông trở thành Chủ tịch công ty mình sáng lập.
Kuaishou là đối thủ của Douyin - phiên bản TikTok Trung Quốc - nơi mọi người có thể tạo và xem video ngắn, livestream, mua sắm trực tuyến. Trước khi ông Su rời ghế lãnh đạo, Kuaishou và một số hãng Internet khác bị chính quyền Bắc Kinh phạt vì chia sẻ video khiêu dâm trẻ em trên nền tảng.
Jack Ma
![]() |
Jack Ma, 58 tuổi, thành lập Alibaba năm 1999. Ông sở hữu tài sản 22,8 tỷ USD. Trong hai thập kỷ, Jack Ma đưa Alibaba từ một startup nhỏ bé chuyên về thương mại xuyên biên giới đến đế chế 460 tỷ USD, bao trùm mọi lĩnh vực, tuyển dụng hơn 100.000 nhân sự. Khi Alibaba niêm yết trên sàn New Yok năm 2014, đây là đợt IPO lớn nhất thế giới khi huy động được 25 tỷ USD.
Dù vậy, theo thời gian, ông Ma dần từ bỏ quyền kiểm soát công ty. Năm 2013, ông từ chức CEO. Năm 2019, ông từ chức Chủ tịch và cuối cùng, năm 2020, ông không còn là thành viên Ban quản trị. Tuy nhiên, ông vẫn có ảnh hưởng sâu rộng đến Alibaba thông qua vị trí trong Alibaba Partnership, một hội đồng bao gồm phần lớn thành viên Ban quản trị công ty.
Ông Ma khiến Bắc Kinh phải nổi giận vì những phát ngôn của mình trong nhiều năm. Đặc biệt, tháng 10/2020, ông chỉ trích nhà lập pháp khi nói rằng các quy định hiện tại cản trở tiến bộ công nghệ Trung Quốc. Ant Financial – công ty thanh toán fintech của Alibaba – đã phải hủy bỏ kế hoạch IPO khổng lồ sau khi Trung Quốc yêu cầu Ant quay về cội nguồn của mình là dịch vụ thanh toán. Từ đó, ông Ma lui khỏi ánh đèn sân khấu và hầu như không xuất hiện trước công chúng.
Du Lam (Theo BI)
Quan hệ làm ăn giữa Elon Musk và Trung Quốc là vấn đề trung tâm trong nhiều cuộc thảo luận của các nhà lập pháp Washington.
" alt=""/>Những tỷ phú công nghệ Trung Quốc ‘buông bỏ’ ghế lãnh đạo do áp lựcNgày 13/4, CEO Alphabet Sundar Pichai thông báo kế hoạch chi 9,5 tỷ USD cho văn phòng và trung tâm dữ liệu tại Mỹ, tăng từ 7 tỷ USD năm 2021, dù vẫn chưa bằng cam kết 13 tỷ USD trong năm 2019. Trang tin của cộng đồng kinh doanh New York - Crain’s New York Business – cũng đưa tin Meta chuẩn bị thuê thêm gần 28.000m2 của tòa nhà văn phòng tại Manhattan, mở rộng diện tích làm việc tại New York.
Đây chỉ là hai trong số các hoạt động mua bán, thuê mướn bất động sản tấp nập thời gian gần đây của các hãng công nghệ. Theo báo cáo hồi đầu năm của công ty dịch vụ bất động sản CBRE, ngành công nghệ chiếm tới 36 trong số hơn 100 hợp đồng cho thuê đắt giá nhất được ký trên toàn quốc trong năm 2021, tăng từ 18 của một năm trước đó. Một nghiên cứu độc lập khác của CBRE chỉ ra các thương vụ mua cơ sở R&D, tòa nhà văn phòng tại Silicon Valley đạt mốc kỷ lục 8,7 tỷ USD vào năm ngoái, doanh nghiệp công nghệ tiếp tục dẫn đầu.
Tốc độ xuống tiền như phát đi một thông điệp không hề tích cực đối với những nhân viên đang muốn cân bằng cuộc sống cá nhân và công việc: Muốn hay không, các bạn vẫn phải đến văn phòng.
Dù các hãng công nghệ vẫn triển khai các phương án làm việc kết hợp hay làm việc hoàn toàn qua mạng, khoản đầu tư vào bất động sản báo hiệu nhiều lãnh đạo vẫn xem trọng hình thức làm việc trực tiếp. Trên blog, ông Pichai giải thích việc đầu tư vào trụ sở sẽ mang đến sản phẩm tốt hơn, chất lượng sống tốt hơn cho nhân viên và cộng đồng mạnh hơn.
Cơn sốt bất động sản đang nóng lên từng ngày giữa lúc nhiều tên tuổi công nghệ lớn bắt đầu cho phép nhân viên làm việc từ xa vô thời hạn nếu muốn. Danh sách này ngày một dài ra, với những cái tên nổi bật như Cisco, Twitter, Spotify, Shopify, Lyft, Dropbox, Coinbase… Tuy vậy, hầu hết các công ty lớn nhất ngành lại theo đuổi mô hình kết hợp, đưa nhân viên quay lại văn phòng ít nhất vài ngày mỗi tuần.
Microsoft mở cửa văn phòng từ cuối tháng 2, Google từ tuần trước, còn Apple yêu cầu nhân viên khối văn phòng dành ít nhất 1 ngày/tuần tại trụ sở kể từ tuần này và dự kiến tăng lên 3 ngày/tuần vào mùa hè. Meta, Amazon, Intel và Salesforce đều cung cấp lịch trình linh hoạt.
Văn phòng mở trở lại trong bối cảnh nhân viên tiếp tục thể hiện sự bất mãn với những “khối hộp” buồn chán. Một khảo sát gần đây của Hiệp hội Văn phòng nâng cao đối với gần 10.000 nhân viên giới “cổ cồn trắng” phát hiện 86% muốn làm việc ở nhà ít nhất 2 ngày/tuần. Một khảo sát khác từ tháng 6/2021 của Fortune và Momentive chỉ ra, gần một nửa trong số 2.000 người đang làm việc ở nhà nói sẽ tìm việc khác nếu bị buộc quay lại văn phòng khi dịch bệnh lắng xuống.
Cách tiếp cận kết hợp đánh dấu sự nhượng bộ của các nhà tuyển dụng, những người đánh giá cao lợi ích của làm việc trực tiếp nhưng lo sợ chảy máu nhân viên vào tay đối thủ. Các tháng tiếp theo sẽ cho thấy rõ liệu những lo lắng về nhân tài chạy sang công ty khác cho họ làm trực tuyến hoàn toàn có xảy ra hay không. Tuy nhiên, dựa trên chi phí dành cho bất động sản, dường như các lãnh đạo không quá e ngại tại thời điểm này.
Du Lam (Theo Fortune)
CEO Microsoft Satya Nadella cảnh báo sức khỏe của nhân viên có thể bị ảnh hưởng do ngày làm việc kéo dài, đến tận đêm muộn.
" alt=""/>Nhân viên hờ hững, doanh nghiệp công nghệ vẫn tấp nập mở rộng văn phòng