Để dân lập, tại chức cùng thi thố công khai
时间:2025-01-23 12:00:26 来源:NEWS
- Trước làn sóng ủng hộ Nam Định 'nói không' với tại chức,Đểdânlậptạichứccùngthithốcôxe hạng b dân lập, một số người bình tĩnh hơn và có một góc nhìn khác: vai trò quan trọng của người tuyển dụng công chức, vấn đề của cách thi tuyển công chức hiện nay. Độc giả đã cùng nhau bàn luận, mong lấy lại đánh giá công bằng hơn cho hệ dân lập, bởi vì theo ý kiến này, “chỉ có người tài mới tuyển dụng được người tài”. Tuy nhiên, hệ tại chức vẫn chỉ nhận được sự ủng hộ yếu ớt.
Họ tên: Nguyễn Văn Minh
Tiêu đề: Nam Định thiếu tinh thần xây dựng
Dù tốt nghiệp trường nào đi nữa , nếu không có kiến thức và lòng yêu nước thì cũng không đóng góp được gì cho đất nước. Anh tốt nghiệp chính qui, nhưng trong lòng anh luôn tìm mọi cách để lợi dụng, tìm mọi cách để làm giàu, tham nhũng như hiện nay thì cũng chỉ là đồ bỏ. Lãnh đạo hiện nay của đa số các cấp lãnh đạo từ xã phường đến các cấp khác cũng từ tại chức mà ra đó sao. Tôi thiết nghĩ cần có một hệ thống giáo dục đồng bộ, để tạo ra những người có kiến thức thực sự cho từng ngành. Không thể nói một câu thiếu tinh thần xây dựng như ở Nam Định.
Họ tên: NVC
Tiêu đề: Đánh giá theo cảm tính
Cơ sở nào để nói tại chức kém chính quy công lập? Theo như kinh nghiệm làm việc của tôi trong lĩnh vực XD và QLDA rất nhiều anh em tại chức học của ĐHXD, Kiến trúc hay giao thông, thủy lợi làm rất tốt. Họ có kinh nghiệm thực tế rất sâu sắc lại được đào tạo về mặt lý luận chuyên ngành (dù là có ít hơn, hời hợt hơn chính quy) nên họ làm việc rất tốt, thậm chí hơn nhiều sinh viên mới ra trường còn rất thiếu kinh nghiệm và dập khuôn giáo điều! Đành rằng cũng có những người học hành chả ra sao, "đi chùa" nhưng không thể vơ lắm cả đũa, làm mất đi cơ hội của phần đông người khác!
Họ tên: Nguyễn Thị Bích Phượng
Tiêu đề: Không đồng ý với cách đánh giá cào bằng
Tôi không đồng ý với cách đánh giá cào bằng như hiện nay về chất lượng đào tạo của hệ đại học công lập và dân lập. Tôi xin nêu ra một vài ý kiến xin tham khảo mọi người.
1. Nếu trong quá trình tuyển dụng bạn nhận được 03 hs cho 1 vị trí tuyển dụng, gồm 02 hs là đại học chính quy, 01 hs đại học dân lập. Kết quả phỏng vấn: HS dân lập đạt kết quả về trình độ hiểu biết, thái độ làm việc nghiêm túc, mức độ nhạy bén và năng lực làm việc thực tế hơn hẳn hồ sơ đại học công lập. Như vậy thì các cơ quan, doanh nghiệp sẽ nhận hồ sơ nào vào làm việc?
2. Việc tuyển chọn cán bộ có nhất thiết chỉ dựa vào bằng cấp khi mà năng lực làm việc của mỗi người thì lại không hẳn phụ thuộc vào bằng cấp. Vì chương trình giáo dục đào tạo của nước ta hiện nay không đáp ứng được nhu cầu thực tế. Học thì nhiều nhưng khi làm việc thực tế lại không áp dụng được bao nhiêu. Vì vậy, thiết nghĩ các cơ quan, DN không nên quá chú trọng vào hình thức, mà nên chú trọng vào năng lực, hiệu quả làm việc thực tế của mỗi người.
Họ tên: Ho Bien
Tiêu đề: Tư duy của người học tại chức
Chưa có khảo sát thực tế, chưa có tổ chức cuộc thi đánh giá. Sinh viên hệ chính quy và sinh viên hệ tại chức, dân lập khi ra trường xem ai hơn ai về chuyên môn, thì xin đừng vội đánh giá không khách quan như vậy. Đã tổ chức thi công chức thì mọi công dân đều có quyền dự thi (kể cả không học trường lớp) nhưng họ có tư duy làm việc tốt tại sao lại loại ngay từ đầu. Như vậy có công bằng không ?
Họ tên: La Tuan
Tiêu đề: Không chấp nhận được
Sao không cứ để cho họ ứng tuyển nếu ai có thực tài thì khắc sẽ vượt qua được kỳ thi và làm việc tốt, chả nhẽ những người được đào tạo chính quy lại sợ hãi khi phải thi thố với những người cho là kém hơn đào tạo không chính quy hay sao..
Khi làm việc thực tế không tốt ban lãnh đạo có thể sa thải cơ mà. Hãy học hỏi các doanh nghiệp nước ngoài họ coi trọng hiệu quả công việc chứ không phải bằng cấp. Lãnh đạo của tỉnh Nam Định cũng bằng cấp như thế mà còn có thể thăng tiến lên vị trí cao được chả nhẽ ngoài các ông là trường hợp đặc biệt còn lại toàn là đồ bỏ sao?
Họ tên: Nguyễn Trãi
Tiêu đề: Qúa bất công!
Quyết định này cho thấy sự bất công và kỳ thị đối với người học. Tôi đồng ý hiện nay chất lượng yếu hơn so với các hệ khác, tuy nhiên chúng ta không thể quơ đũa cả nắm như vậy. Cần bình đẳng trong khâu tuyển trạch, người nào yếu tất nhiên sẽ bị loại, không cần phải không nhận hồ sơ của họ. Quyết định này cho thấy sự hạn chế trong cách giải quyết vấn đề của tỉnh Nam Định.
Họ tên: Tuấn Đỗ (BK TP.HCM)
Tiêu đề: Nên xem xét lại cách thức tuyển dụng
Theo tôi, vấn đề chất lượng công chức không nằm ở cái bằng của trường nào, hệ nào, mà nằm ở khả năng đánh giá ứng viên khi phỏng vấn, chọn lọc. Nếu Nam Định dám đánh giá khách quan ứng viên, không dựa vào con ông cháu cha, không dựa vào tiền nhiều tiền ít thì kiểu gì chẳng chọn được người tài. Đâu phải ai học chính quy cũng hơn tại chức (rất nhiều người học tại chức nhưng năng lực thực sự vượt xa dân chính quy), đâu phải dân công lập là giỏi hơn dân dân lập. Tôi dám chắc nhiều trường đại học công lập của Việt Nam có chất lượng đầu ra không bằng trường Hoa Sen TP.HCM.
Trong TP.HCM còn 2 trường dân lập hệ phổ thông, Trương Vĩnh Ký và Nguyễn Khuyến, bạn nào ở khu vực phía Nam hầu hết đều biết tiếng 2 trường này, chất lượng đảm bảo chỉ thua Lê Hồng Phong, Trần Đại Nghĩa, còn các trường khác chạy theo dài. Nên chăng Nam Định xem xét lại cách tuyển dụng thì hay hơn là loại bỏ 2 hệ thống giáo dục của Việt Nam.
Họ tên: Tại Chức
Tiêu đề: Chưa chắc
Liệu các đồng chí có chắc chắn ĐH chính qui có chất lượng đào tạo tốt hơn các trường ĐH dân lập, tại chức không? Nếu như tốt như các đồng chí nghĩ thì các cơ quan, doanh nghiệp không phải đào tạo lại nhiều đến thế. - Thiết nghĩ nên thi tuyển công chức bình thường, ĐH chính qui, Dân lập, Tại chức thi đấu trên cùng một sân chơi, từ đó tôi nghĩ các vị sẽ chọn được cán bộ như mong muốn. - Học ĐH ra trường vào nhà nước với hệ số lương 2,34, lương cơ bản 830.000đ thì các vị định chọn người tài tới mức nào? Nói chung là tiền nào của ấy thôi. - Giữa lúc ĐH nhiều như thế, hệ thống tuyển dụng cần có cách khác đi, chứ không phải ĐH dân lập, Tại chức thì bỏ, lấy ĐH công lập còn trình độ thì không thèm để ý. " Vẫn nặng về bằng cấp quá
Họ tên: Minh Nghĩa
Tiêu đề: Nam định có hiểu ý nghĩa của thi tuyển?
Nam Định không tin vào chất lượng của hệ thống giáo dục dân lập và cũng không tin vào chất lượng của hệ đào tạo tại chức? OK, chẳng sao cả, văn bằng chỉ là điều kiện để được thi tuyển. Việc không chấp nhận bằng dân lập và bằng tại chức chỉ cho thấy hệ thống xét tuyểnc ông chức của Nam Định có vấn đề. "Học, học nữa, học mãi" không phải là một câu khẩu hiệu suông và Nam Định không có quyền tước đọat ý chí tiến thủ của những người thực sự có khả năng nhưng vì hòan cảnh mà con đường học tập của họ không được thuận lợi. Nam Định nên cải tổ lại chất lượng của bộ máy xét tuyển công chức thì tốt hơn là giới hạn những người muốn tham gia thi tuyển.
Họ tên: Nguyen Duy Thanh
Tiêu đề: Thật đáng buồn
Việc đáng lẽ ra Sở Nội vụ Nam Định phải làm là xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, ngạch bậc, hệ thống thi - đánh giá năng lực cho kỳ thi tuyển dụng công chức cho công bằng, minh bạch. Sở không tự mình đánh giá được thì mời tư vấn về đánh giá. Thật đáng buồn là đến thời đại hiện nay vẫn còn quan chức cao cấp có suy nghĩ như vậy.
Họ tên: Quang
Tiêu đề: Có nên để các trường Đại học Dân Lập tồn tại nữa hay không?
“Sản phẩm tốt nghiệp ĐH dân lập, tại chức thì chất lượng kém hơn công lập. Lãnh đạo 23 cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh cũng thừa nhận điều này". Nói như thế có quá xúc phạm không? Về điều kiện cơ sở vật chất của các trường Đại học Dân Lập là tốt hơn các trường công lập, về đội ngũ giáo viên, giảng viên giảng dạy của các trường ĐH Dân Lập cùng đa số từ các trường Đại học công lập về dạy, như thế tại sao có thể nói chất lương trường Đại Học Dân Lập là kém chất lượng. Nếu một cán bộ bằng Trung cấp đi làm một thời gian rồi xin đi học Tại chức thì chẳng khác gì so với những cán bộ đã có bằng Đại học Công lập à, trong khi đó những người vừa học Đại học Dân lập ra trường thì không xin được việc?
Họ tên: Hoàng Thắng
Tiêu đề: Công lập hay dân lập đều là chính quy
Cần phải phân biệt rõ: Dân lập và Công lập là 2 loại hình nhà trường để phân biệt chế độ sở hữu. Chính quy hay không chính quy là hệ đào tạo. Hệ đào tạo là để phân biệt giữa chính quy và không chính quy (tại chức, văn bằng 2, chuyên tu, cử tuyển..) Các trường Dân lập cũng đào tạo hệ Chính quy thậm chí chủ yếu đào tạo hệ chính quy. Rất ít trường ngoài công lập xin được chỉ tiêu đào tạo tại chức mà Hệ tại chức chủ yếu do các trường công đào tạo để tăng gia thêm thu nhập cho đội ngũ giảng viên. Sao ông Tiệp cứ khăng khăng vo những người được đào tạo chính quy ở các trường dân lập vào với những người học tại chức.
Họ tên: Việt Nam
Tiêu đề: Giải pháp không đúng nguyên nhân
Tôi không đồng ý với quyết định của Tỉnh Ủy Nam định. Theo thống kê khoa học cho thấy, những người thành đạt, các nhà tỷ phú trên thế giới đa phần không học đại học, vậy thì bằng đại học loại gì sao lại có ý nghĩa quan trọng đến thế ở Việt Nam? Nguyên nhân của việc công chức yếu kém không phải vì cái bằng đại học mà là vì việc tuyển dụng vào đó làm không tốt, hoạt động tuyển dụng và bổ nhiệm không tìm ra được người giỏi trong đống hồ sơ nộp vào và vì nhiều lý do khác nữa. Như vậy là bộ phận nhân sự tổ chức yếu kém chứ đừng đổ cho những người họ tuyển vào yếu kém. Vậy nên xây dựng tiêu chí tuyển dụng công bằng và minh bạch để mọi ứng cử viên ở bất kỳ loại trường đại học nào cũng có thể tham dự và chứng minh năng lực của mình.
Họ tên: Đỗ Tuấn Tú
Tiêu đề: Nam Định - cần xem lại
Nhiều ý kiến cho rằng cần nhìn vào thực tế chất lượng đào tạo kém của các trường Dân lập, Tại chức nhưng tại sao họ lại không nhìn vào thực tế "buông thả" của sinh viên các trường Đại học chính quy?
Thử hỏi, sinh viên các trường chính quy khi tốt nhiệp ra trường bao nhiêu người làm được việc mà không phải đào tạo lại? Bao nhiêu sinh viên học theo đúng nghĩa "học" thật sự? Bao nhiêu sinh viên học chỉ để đối phó với thi cử? Ở các xóm trọ sinh viên, buổi tối họ đọc truyện, chơi game, xem sex hay "học"? Học 4, 5 năm họ được đi thực tập nửa kỳ, trong thời gian này họ đến chỗ thực tập để học việc hay ngồi chơi xơi nước, cuối kỳ thực tập xin điểm khá, giỏi là được? Bao nhiêu sinh viên coi việc vào Đại học là "một sự bắt đầu" hay coi là "đã hoàn thành mục tiêu" và buông thả? Thực trạng như thế thì thử hỏi chất lượng ở đâu? Tất nhiên không thể phủ nhận một bộ phân (nhỏ) sinh viên chính quy đã "học" theo đúng nghĩa của từ này.
Họ tên: Anh Huy
Tiêu đề: Hết sức vô lý
Các vị là những người quản lý, 1 số trong các vị là người duyệt quyết định thành lập các trường đại học dân lập tại địa phương, vậy lúc duyệt các vị có đánh giá đầu ra của các trường đó không. Tại sao đến giờ khi họ cho ra sản phẩm thì lại bảo sản phẩm kém chất lượng, nếu thế thì ngay từ đầu đừng duyệt đi. Ở đây ra ràng có sự phân biệt đối xử, điều này cực kỳ không hay khi ở đây là vai trò lãnh đạo địa phương. Các đơn vị ngoài nhà nước khác, khi nhìn vào những đánh giá này, liệu ai còn dám tuyển dụng học viên tốt nghiệp DH Dân lập nữa. Nếu ko quản lý được chất lượng thì không nên cấp quyết định thành lập.
Họ tên: Nguyễn Đỗ Tuấn
Tiêu đề: Lại một quyết định duy ý chí
Quyết định của Nam Định theo tôi lại là một quyết định duy ý chí, mang nặng tính coi trọng bằng cấp mà không xét đến thực chất. Để các vị có thể tuyển được các cán bộ, công chức có đủ năng lực, trình độ để đáp ứng yêu cầu phát triển của địa phương nói riêng và phát triển đất nước nói chung, thì hãy tổ chức những kỳ thi tuyển thật nghiêm túc, với cách đặt vấn đề và ra đề thật khoa học để đánh giá được năng lực của người tham gia dự tuyển và người trúng tuyển.
"Dụng nhân như dụng mộc", vì vậy đòi hỏi những người làm công tác tuyển dụng, công tác nhân sự cũng cần phải có tâm và có tầm mới làm tốt được. Chỉ dùng những quyết định duy ý chí mà không có phương pháp tốt, e rằng cũng không đạt yêu cầu là tất cả những người "có bằng đại học chính quy" được tuyển dụng đều đáp ứng yêu cầu công tác.
Họ tên: Thành Vinh
Tiêu đề: Tư tưởng bao cấp
Tôi không bác bỏ cũng không ủng hộ quyết định của Nam Định và các anh chị. Nhưng qua nhiều ý kiến cho thấy còn nhiều người còn tư tưởng thời bao cấp. Tại sao khi tuyển dụng không xét xem người ta có năng lực tới đâu mà chỉ hỏi anh có bằng gì? Hiện nay bằng giả, học giả,...quá nhiều rồi mà ta cứ dựa vào bằng cấp, trường công hay tư,....thì khi đó đất nước vẫn cứ vậy => một đội ngũ cán bộ yếu kém mang tư tưởng bao cấp. Tôi thấy những công ty nước ngoài tại Việt Nam họ không có nhiều phân biệt như vậy. Anh bằng ngoại ngữ gì đi nữa nhưng nếu không nói chuyện được thì cho out,..v..v..Anh có bằng gì không quan trọng bằng việc anh làm được gì cho công ty. Theo tôi nếu trong bộ máy nhà nước cũng làm được như vậy thì đất nước mới phát triển được. Tuy nhiên Bộ GD cần xem lại chất lượng của các sinh viên cả công lập lẫn dân lập.
Họ tên: Nguyễn Văn Minh
Tiêu đề: Nam Định thiếu tinh thần xây dựng
Dù tốt nghiệp trường nào đi nữa , nếu không có kiến thức và lòng yêu nước thì cũng không đóng góp được gì cho đất nước. Anh tốt nghiệp chính qui, nhưng trong lòng anh luôn tìm mọi cách để lợi dụng, tìm mọi cách để làm giàu, tham nhũng như hiện nay thì cũng chỉ là đồ bỏ. Lãnh đạo hiện nay của đa số các cấp lãnh đạo từ xã phường đến các cấp khác cũng từ tại chức mà ra đó sao. Tôi thiết nghĩ cần có một hệ thống giáo dục đồng bộ, để tạo ra những người có kiến thức thực sự cho từng ngành. Không thể nói một câu thiếu tinh thần xây dựng như ở Nam Định.
Họ tên: NVC
Tiêu đề: Đánh giá theo cảm tính
Cơ sở nào để nói tại chức kém chính quy công lập? Theo như kinh nghiệm làm việc của tôi trong lĩnh vực XD và QLDA rất nhiều anh em tại chức học của ĐHXD, Kiến trúc hay giao thông, thủy lợi làm rất tốt. Họ có kinh nghiệm thực tế rất sâu sắc lại được đào tạo về mặt lý luận chuyên ngành (dù là có ít hơn, hời hợt hơn chính quy) nên họ làm việc rất tốt, thậm chí hơn nhiều sinh viên mới ra trường còn rất thiếu kinh nghiệm và dập khuôn giáo điều! Đành rằng cũng có những người học hành chả ra sao, "đi chùa" nhưng không thể vơ lắm cả đũa, làm mất đi cơ hội của phần đông người khác!
Họ tên: Nguyễn Thị Bích Phượng
Tiêu đề: Không đồng ý với cách đánh giá cào bằng
Tôi không đồng ý với cách đánh giá cào bằng như hiện nay về chất lượng đào tạo của hệ đại học công lập và dân lập. Tôi xin nêu ra một vài ý kiến xin tham khảo mọi người.
1. Nếu trong quá trình tuyển dụng bạn nhận được 03 hs cho 1 vị trí tuyển dụng, gồm 02 hs là đại học chính quy, 01 hs đại học dân lập. Kết quả phỏng vấn: HS dân lập đạt kết quả về trình độ hiểu biết, thái độ làm việc nghiêm túc, mức độ nhạy bén và năng lực làm việc thực tế hơn hẳn hồ sơ đại học công lập. Như vậy thì các cơ quan, doanh nghiệp sẽ nhận hồ sơ nào vào làm việc?
2. Việc tuyển chọn cán bộ có nhất thiết chỉ dựa vào bằng cấp khi mà năng lực làm việc của mỗi người thì lại không hẳn phụ thuộc vào bằng cấp. Vì chương trình giáo dục đào tạo của nước ta hiện nay không đáp ứng được nhu cầu thực tế. Học thì nhiều nhưng khi làm việc thực tế lại không áp dụng được bao nhiêu. Vì vậy, thiết nghĩ các cơ quan, DN không nên quá chú trọng vào hình thức, mà nên chú trọng vào năng lực, hiệu quả làm việc thực tế của mỗi người.
Họ tên: Ho Bien
Tiêu đề: Tư duy của người học tại chức
Chưa có khảo sát thực tế, chưa có tổ chức cuộc thi đánh giá. Sinh viên hệ chính quy và sinh viên hệ tại chức, dân lập khi ra trường xem ai hơn ai về chuyên môn, thì xin đừng vội đánh giá không khách quan như vậy. Đã tổ chức thi công chức thì mọi công dân đều có quyền dự thi (kể cả không học trường lớp) nhưng họ có tư duy làm việc tốt tại sao lại loại ngay từ đầu. Như vậy có công bằng không ?
Họ tên: La Tuan
Tiêu đề: Không chấp nhận được
Sao không cứ để cho họ ứng tuyển nếu ai có thực tài thì khắc sẽ vượt qua được kỳ thi và làm việc tốt, chả nhẽ những người được đào tạo chính quy lại sợ hãi khi phải thi thố với những người cho là kém hơn đào tạo không chính quy hay sao..
Khi làm việc thực tế không tốt ban lãnh đạo có thể sa thải cơ mà. Hãy học hỏi các doanh nghiệp nước ngoài họ coi trọng hiệu quả công việc chứ không phải bằng cấp. Lãnh đạo của tỉnh Nam Định cũng bằng cấp như thế mà còn có thể thăng tiến lên vị trí cao được chả nhẽ ngoài các ông là trường hợp đặc biệt còn lại toàn là đồ bỏ sao?
Họ tên: Nguyễn Trãi
Tiêu đề: Qúa bất công!
Quyết định này cho thấy sự bất công và kỳ thị đối với người học. Tôi đồng ý hiện nay chất lượng yếu hơn so với các hệ khác, tuy nhiên chúng ta không thể quơ đũa cả nắm như vậy. Cần bình đẳng trong khâu tuyển trạch, người nào yếu tất nhiên sẽ bị loại, không cần phải không nhận hồ sơ của họ. Quyết định này cho thấy sự hạn chế trong cách giải quyết vấn đề của tỉnh Nam Định.
Họ tên: Tuấn Đỗ (BK TP.HCM)
Tiêu đề: Nên xem xét lại cách thức tuyển dụng
Theo tôi, vấn đề chất lượng công chức không nằm ở cái bằng của trường nào, hệ nào, mà nằm ở khả năng đánh giá ứng viên khi phỏng vấn, chọn lọc. Nếu Nam Định dám đánh giá khách quan ứng viên, không dựa vào con ông cháu cha, không dựa vào tiền nhiều tiền ít thì kiểu gì chẳng chọn được người tài. Đâu phải ai học chính quy cũng hơn tại chức (rất nhiều người học tại chức nhưng năng lực thực sự vượt xa dân chính quy), đâu phải dân công lập là giỏi hơn dân dân lập. Tôi dám chắc nhiều trường đại học công lập của Việt Nam có chất lượng đầu ra không bằng trường Hoa Sen TP.HCM.
Trong TP.HCM còn 2 trường dân lập hệ phổ thông, Trương Vĩnh Ký và Nguyễn Khuyến, bạn nào ở khu vực phía Nam hầu hết đều biết tiếng 2 trường này, chất lượng đảm bảo chỉ thua Lê Hồng Phong, Trần Đại Nghĩa, còn các trường khác chạy theo dài. Nên chăng Nam Định xem xét lại cách tuyển dụng thì hay hơn là loại bỏ 2 hệ thống giáo dục của Việt Nam.
Họ tên: Tại Chức
Tiêu đề: Chưa chắc
Liệu các đồng chí có chắc chắn ĐH chính qui có chất lượng đào tạo tốt hơn các trường ĐH dân lập, tại chức không? Nếu như tốt như các đồng chí nghĩ thì các cơ quan, doanh nghiệp không phải đào tạo lại nhiều đến thế. - Thiết nghĩ nên thi tuyển công chức bình thường, ĐH chính qui, Dân lập, Tại chức thi đấu trên cùng một sân chơi, từ đó tôi nghĩ các vị sẽ chọn được cán bộ như mong muốn. - Học ĐH ra trường vào nhà nước với hệ số lương 2,34, lương cơ bản 830.000đ thì các vị định chọn người tài tới mức nào? Nói chung là tiền nào của ấy thôi. - Giữa lúc ĐH nhiều như thế, hệ thống tuyển dụng cần có cách khác đi, chứ không phải ĐH dân lập, Tại chức thì bỏ, lấy ĐH công lập còn trình độ thì không thèm để ý. " Vẫn nặng về bằng cấp quá
Họ tên: Minh Nghĩa
Tiêu đề: Nam định có hiểu ý nghĩa của thi tuyển?
Nam Định không tin vào chất lượng của hệ thống giáo dục dân lập và cũng không tin vào chất lượng của hệ đào tạo tại chức? OK, chẳng sao cả, văn bằng chỉ là điều kiện để được thi tuyển. Việc không chấp nhận bằng dân lập và bằng tại chức chỉ cho thấy hệ thống xét tuyểnc ông chức của Nam Định có vấn đề. "Học, học nữa, học mãi" không phải là một câu khẩu hiệu suông và Nam Định không có quyền tước đọat ý chí tiến thủ của những người thực sự có khả năng nhưng vì hòan cảnh mà con đường học tập của họ không được thuận lợi. Nam Định nên cải tổ lại chất lượng của bộ máy xét tuyển công chức thì tốt hơn là giới hạn những người muốn tham gia thi tuyển.
Họ tên: Nguyen Duy Thanh
Tiêu đề: Thật đáng buồn
Việc đáng lẽ ra Sở Nội vụ Nam Định phải làm là xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, ngạch bậc, hệ thống thi - đánh giá năng lực cho kỳ thi tuyển dụng công chức cho công bằng, minh bạch. Sở không tự mình đánh giá được thì mời tư vấn về đánh giá. Thật đáng buồn là đến thời đại hiện nay vẫn còn quan chức cao cấp có suy nghĩ như vậy.
Họ tên: Quang
Tiêu đề: Có nên để các trường Đại học Dân Lập tồn tại nữa hay không?
“Sản phẩm tốt nghiệp ĐH dân lập, tại chức thì chất lượng kém hơn công lập. Lãnh đạo 23 cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh cũng thừa nhận điều này". Nói như thế có quá xúc phạm không? Về điều kiện cơ sở vật chất của các trường Đại học Dân Lập là tốt hơn các trường công lập, về đội ngũ giáo viên, giảng viên giảng dạy của các trường ĐH Dân Lập cùng đa số từ các trường Đại học công lập về dạy, như thế tại sao có thể nói chất lương trường Đại Học Dân Lập là kém chất lượng. Nếu một cán bộ bằng Trung cấp đi làm một thời gian rồi xin đi học Tại chức thì chẳng khác gì so với những cán bộ đã có bằng Đại học Công lập à, trong khi đó những người vừa học Đại học Dân lập ra trường thì không xin được việc?
Họ tên: Hoàng Thắng
Tiêu đề: Công lập hay dân lập đều là chính quy
Cần phải phân biệt rõ: Dân lập và Công lập là 2 loại hình nhà trường để phân biệt chế độ sở hữu. Chính quy hay không chính quy là hệ đào tạo. Hệ đào tạo là để phân biệt giữa chính quy và không chính quy (tại chức, văn bằng 2, chuyên tu, cử tuyển..) Các trường Dân lập cũng đào tạo hệ Chính quy thậm chí chủ yếu đào tạo hệ chính quy. Rất ít trường ngoài công lập xin được chỉ tiêu đào tạo tại chức mà Hệ tại chức chủ yếu do các trường công đào tạo để tăng gia thêm thu nhập cho đội ngũ giảng viên. Sao ông Tiệp cứ khăng khăng vo những người được đào tạo chính quy ở các trường dân lập vào với những người học tại chức.
Họ tên: Việt Nam
Tiêu đề: Giải pháp không đúng nguyên nhân
Tôi không đồng ý với quyết định của Tỉnh Ủy Nam định. Theo thống kê khoa học cho thấy, những người thành đạt, các nhà tỷ phú trên thế giới đa phần không học đại học, vậy thì bằng đại học loại gì sao lại có ý nghĩa quan trọng đến thế ở Việt Nam? Nguyên nhân của việc công chức yếu kém không phải vì cái bằng đại học mà là vì việc tuyển dụng vào đó làm không tốt, hoạt động tuyển dụng và bổ nhiệm không tìm ra được người giỏi trong đống hồ sơ nộp vào và vì nhiều lý do khác nữa. Như vậy là bộ phận nhân sự tổ chức yếu kém chứ đừng đổ cho những người họ tuyển vào yếu kém. Vậy nên xây dựng tiêu chí tuyển dụng công bằng và minh bạch để mọi ứng cử viên ở bất kỳ loại trường đại học nào cũng có thể tham dự và chứng minh năng lực của mình.
Họ tên: Đỗ Tuấn Tú
Tiêu đề: Nam Định - cần xem lại
Nhiều ý kiến cho rằng cần nhìn vào thực tế chất lượng đào tạo kém của các trường Dân lập, Tại chức nhưng tại sao họ lại không nhìn vào thực tế "buông thả" của sinh viên các trường Đại học chính quy?
Thử hỏi, sinh viên các trường chính quy khi tốt nhiệp ra trường bao nhiêu người làm được việc mà không phải đào tạo lại? Bao nhiêu sinh viên học theo đúng nghĩa "học" thật sự? Bao nhiêu sinh viên học chỉ để đối phó với thi cử? Ở các xóm trọ sinh viên, buổi tối họ đọc truyện, chơi game, xem sex hay "học"? Học 4, 5 năm họ được đi thực tập nửa kỳ, trong thời gian này họ đến chỗ thực tập để học việc hay ngồi chơi xơi nước, cuối kỳ thực tập xin điểm khá, giỏi là được? Bao nhiêu sinh viên coi việc vào Đại học là "một sự bắt đầu" hay coi là "đã hoàn thành mục tiêu" và buông thả? Thực trạng như thế thì thử hỏi chất lượng ở đâu? Tất nhiên không thể phủ nhận một bộ phân (nhỏ) sinh viên chính quy đã "học" theo đúng nghĩa của từ này.
Họ tên: Anh Huy
Tiêu đề: Hết sức vô lý
Các vị là những người quản lý, 1 số trong các vị là người duyệt quyết định thành lập các trường đại học dân lập tại địa phương, vậy lúc duyệt các vị có đánh giá đầu ra của các trường đó không. Tại sao đến giờ khi họ cho ra sản phẩm thì lại bảo sản phẩm kém chất lượng, nếu thế thì ngay từ đầu đừng duyệt đi. Ở đây ra ràng có sự phân biệt đối xử, điều này cực kỳ không hay khi ở đây là vai trò lãnh đạo địa phương. Các đơn vị ngoài nhà nước khác, khi nhìn vào những đánh giá này, liệu ai còn dám tuyển dụng học viên tốt nghiệp DH Dân lập nữa. Nếu ko quản lý được chất lượng thì không nên cấp quyết định thành lập.
Họ tên: Nguyễn Đỗ Tuấn
Tiêu đề: Lại một quyết định duy ý chí
Quyết định của Nam Định theo tôi lại là một quyết định duy ý chí, mang nặng tính coi trọng bằng cấp mà không xét đến thực chất. Để các vị có thể tuyển được các cán bộ, công chức có đủ năng lực, trình độ để đáp ứng yêu cầu phát triển của địa phương nói riêng và phát triển đất nước nói chung, thì hãy tổ chức những kỳ thi tuyển thật nghiêm túc, với cách đặt vấn đề và ra đề thật khoa học để đánh giá được năng lực của người tham gia dự tuyển và người trúng tuyển.
"Dụng nhân như dụng mộc", vì vậy đòi hỏi những người làm công tác tuyển dụng, công tác nhân sự cũng cần phải có tâm và có tầm mới làm tốt được. Chỉ dùng những quyết định duy ý chí mà không có phương pháp tốt, e rằng cũng không đạt yêu cầu là tất cả những người "có bằng đại học chính quy" được tuyển dụng đều đáp ứng yêu cầu công tác.
Họ tên: Thành Vinh
Tiêu đề: Tư tưởng bao cấp
Tôi không bác bỏ cũng không ủng hộ quyết định của Nam Định và các anh chị. Nhưng qua nhiều ý kiến cho thấy còn nhiều người còn tư tưởng thời bao cấp. Tại sao khi tuyển dụng không xét xem người ta có năng lực tới đâu mà chỉ hỏi anh có bằng gì? Hiện nay bằng giả, học giả,...quá nhiều rồi mà ta cứ dựa vào bằng cấp, trường công hay tư,....thì khi đó đất nước vẫn cứ vậy => một đội ngũ cán bộ yếu kém mang tư tưởng bao cấp. Tôi thấy những công ty nước ngoài tại Việt Nam họ không có nhiều phân biệt như vậy. Anh bằng ngoại ngữ gì đi nữa nhưng nếu không nói chuyện được thì cho out,..v..v..Anh có bằng gì không quan trọng bằng việc anh làm được gì cho công ty. Theo tôi nếu trong bộ máy nhà nước cũng làm được như vậy thì đất nước mới phát triển được. Tuy nhiên Bộ GD cần xem lại chất lượng của các sinh viên cả công lập lẫn dân lập.
- Nguyễn Hường(tổng hợp)
-
Nhận định, soi kèo Sur Club vs Bahla, 20h00 ngày 22/1: Khách ‘ghi điểm’Soi kèo phạt góc Wuhan Zall vs Tianjin Tigers, 15h30 ngày 6/8Top 5 cầu thủ lương cao nhất thế giới: Ronaldo dẫn đầuSoi kèo phạt góc FC Juárez vs Monterrey, 9h00 ngày 2/10Nhận định, soi kèo Al Safa(KSA) vs Al Jubail, 21h50 ngày 22/1: Bắt nạt đối thủSoi kèo phạt góc Brisbane Roar vs Melbourne City, 16h05 ngày 25/5Soi kèo phạt góc Juventus vs Atalanta, 0h ngày 28/11Soi kèo phạt góc Seattle Sounders vs Austin, 8h30 ngày 31/5Nhận định, soi kèo Teplice vs Chrudim, 16h30 ngày 21/1: Sức mạnh vượt trộiSoi kèo phạt góc Brisbane Roar vs Adelaide United, 12h05 ngày 13/6
上一篇:Nhận định, soi kèo Adelaide vs Auckland, 15h30 ngày 22/1: Hiện tượng bị giải mã
下一篇:Nhận định, soi kèo Gol Gohar vs Malavan, 19h00 ngày 20/1: Cửa trên thắng thế
下一篇:Nhận định, soi kèo Gol Gohar vs Malavan, 19h00 ngày 20/1: Cửa trên thắng thế
相关内容
- ·Soi kèo góc Feyenoord vs Bayern Munich, 3h00 ngày 23/1
- ·Soi kèo phạt góc Pohang Steelers vs Gwangju, 17h00 ngày 30/05
- ·Soi kèo phạt góc/ tài xỉu hôm nay 19/3: Chambly vs Ajaccio
- ·Soi kèo phạt góc/ tài xỉu hôm nay 14/3: Dijon vs Bordeaux
- ·Nhận định, soi kèo PSG vs Man City, 3h00 ngày 23/1: Tìm lại phong độ
- ·Soi kèo phạt góc C1 châu Âu hôm nay 16/3: Real Madrid vs Atalanta
- ·Soi kèo phạt góc Anh vs Andorra, 23h ngày 5/9
- ·Soi kèo phạt góc Gamba Osaka vs Yokohama F Marinos, 17h ngày 6/8
- ·Nhận định, soi kèo Pachuca vs Santos Laguna, 08h00 ngày 21/01: Bệ phóng sân nhà
- ·Nhận định, soi kèo Municipal Liberia vs Deportivo Saprissa, 09h00 ngày 29/11: Ngôi nhì vẫy gọi
- ·Thống kê XSMB ngày 17/1/2022
- ·Soi kèo phạt góc Monterrey vs Cruz Azul, 9h ngày 12/8
- ·Nhận định, soi kèo Queretaro vs Pumas UNAM, 06h00 ngày 20/1: Khách làm chủ
- ·Thống kê XSDNG ngày 2/12/2023 soi cầu lô thứ 7
- ·Soi kèo phạt góc Champions League hôm nay: PSG vs Man City
- ·Bóng đá QT 3/3: Real Sociedad vượt qua Mallorca trên sân khách
最新内容
- ·Nhận định, soi kèo Ittihad Kalba vs Baniyas, 20h05 ngày 22/1: Cửa trên thắng thế
- ·Nhận định, soi kèo Sanfrecce Hiroshima vs Consadole Sapporo, 12h00 ngày 1/12: Bất phân thắng bại
- ·Soi kèo phạt góc C1 châu Âu hôm nay 16/3: Real Madrid vs Atalanta
- ·Soi kèo phạt góc Guangzhou vs Port FC, 21h ngày 9/7
- ·Nhận định, soi kèo Al Orobah vs Al Qadsiah, 21h00 ngày 22/1: Cửa dưới thất thế
- ·Soi kèo phạt góc, tài xỉu hôm nay 13/5: Emmen vs Heerenveen
- ·Nhận định kèo phạt góc Sao Paulo vs Sporting Cristal, 7h30 ngày 26/5
- ·Soi kèo phạt góc Gamba Osaka vs Yokohama F Marinos, 17h ngày 6/8
- ·Nhận định, soi kèo Villarreal vs Mallorca, 3h00 ngày 21/1: Khách tự tin
- ·Soi kèo phạt góc Avispa Fukuoka vs Gamba Osaka, 16h30 ngày 17/7
推荐内容
热点内容
- ·Nhận định, soi kèo Nữ Deportivo Toluca vs Nữ Queretaro, 08h00 ngày 21/01: Bệ phóng sân nhà
- ·Soi kèo phạt góc Tunisia vs Oman, 22h ngày 10/12
- ·Soi kèo phạt góc Ludogorets vs Malmo, 2h ngày 25/8
- ·Soi kèo phạt góc Luoyang Longmen vs Guangzhou City, 19h ngày 11/8
- ·Nhận định, soi kèo Pharco vs Al Ahly, 21h00 ngày 22/1: Xây chắc ngôi đầu
- ·Soi kèo phạt góc Juarez vs Cruz Azul, 9h ngày 11/9
- ·Soi kèo phạt góc CH Czech vs Anh, 2h ngày 23/6
- ·Thống kê XSMB ngày 18/12/2021
- ·Siêu máy tính dự đoán RB Leipzig vs Sporting Lisbon, 0h45 ngày 23/1
- ·Soi kèo phạt góc Real Madrid vs Barcelona: Khó tưng bừng