- Giới truyền thông Pháp loan tin,ểnnhượbong da y Anthony Martial đã bác bỏ lời đề nghị hợp đồng mới của MU và muốn rời Old Trafford khi mùa bóng 2017/18 hạ màn.
Barca thua ê chề: Roma và vụ lật kèo thế kỷTin chuyển nhượng 11
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Leverkusen vs Monchengladbach, 0h30 ngày 19/1: Khó có bất ngờ -
Khoảnh khắc nam giới đau há miệng trong trải nghiệm dịp 8/3 tại NhậtEXEO cho biết, họ muốn tạo ra một môi trường mà ở đó hơn 90% người lao động nam có thể hỗ trợ nhiều hơn cho các đồng nghiệp nữ.
Nhật Bản mở cửa lễ hội 'đàn ông khỏa thân' cho phụ nữLễ hội "đàn ông khỏa thân" nổi tiếng do một ngôi đền ở Nhật Bản tổ chức, năm nay mở cửa với phụ nữ. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử 1.250 năm của ngôi đền, phụ nữ được tham gia lễ hội này."> -
Nhắc người lạ kém duyên trong thang máy, tôi nhận cái kết bất ngờChứng kiến chuyện "chướng tai gai mắt" trong thang máy, tôi không kiềm được mà lên tiếng nhắc nhở (ảnh minh họa: PX) Vào mỗi sáng sớm hoặc giờ tan tầm, khi ai cũng muốn chen bằng được vào chiếc thang máy chật ních người để kịp chấm công, kịp về nhà... thì 1001 chuyện dở khóc dở cười sẽ xảy đến.
Một buổi sáng đến công ty, tôi bấm thang máy lên tầng 16. Khi thang máy dừng lại ở tầng 5 đón khách, một nhóm chị em 4 người bước vào. Có lẽ, họ vừa ăn xong bữa sáng vì trong miệng mỗi người vẫn đang ngậm một cây tăm.
Nhóm người bước vào thang máy, nói chuyện oang oang và cười hô hố với nhau. Chiếc thang máy chật hẹp đang chứa cả chục người, ai nấy đều lịch sự đeo khẩu trang, giữ im lặng, tiếng nói cười của 4 phụ nữ bỗng phá vỡ không gian bình yên ấy.
Đợi khi một vài người bước ra, thang máy rộng rãi hơn, tôi nhắc nhở nhóm người ấy: “Các chị vào thang máy thì im lặng hoặc nói chuyện nhỏ thôi. Với các chị nên đeo khẩu trang vào”.
4 người nhìn tôi với ánh mắt hình viên đạn khiến tôi trong phút chốc lầm tưởng, người vừa vô duyên, mất lịch sự là mình chứ không phải họ. Một người trong số đó đáp trả: “Thang máy của nhà chị à?”, rồi tiếp tục cuộc trò chuyện ầm ĩ với hội chị em.
Tôi không bất ngờ với phản ứng đó. Bởi lẽ, nếu họ biết ngại và ý thức được việc mình làm là sai thì ngay từ đầu đã không như vậy.
Một lần khác, thang máy cũng chật ních người. Thang dừng ở tầng 1, dù đông đúc và sắp quá tải, hai thanh niên to béo vẫn cố bước vào.
Những lần thang dừng trả khách, mặc dù người ở trong nói rất to: “Cho em ra nhờ”, hai thanh niên vẫn không nhúc nhích. Khi người ở trong cố gắng tìm đường ra, hai thanh niên lại loay hoay tìm một chỗ đứng khác trong thang máy, chỉ dành ra một kẽ hở rất nhỏ để người ở trong len ra ngoài.
Tôi thật ngao ngán trước tình cảnh ấy. Chỉ đơn giản đứng ra ngoài để người ở trong bước ra một cách thoải mái, rồi mình lại vào thang đi tiếp mà không hiểu sao họ không làm được.
Tôi không kiềm chế được mà nhắc nhở: “Hai bạn cứ ra ngoài cho người ở trong ra trước. Đứng chắn cửa thế thì thang máy kẹt mất”. Kết quả, tôi nhận được cái lườm cháy mặt.
Rất nhiều lần như vậy, khi thì tôi nhắc chuyện nói to trong thang máy, lúc thì tôi nhắc đừng xô đẩy nhau giành suất vào thang, có lúc tôi lại nhắc chuyện bớt gọi điện “buôn dưa lê” khi vào thang máy...
Một cô em đồng nghiệp thường đi ăn trưa với tôi, nhiều lần chứng kiến tôi nhắc nhở người khác và bị phản ứng ngược, đã nói với tôi: “Sao chị không cho qua đi, dù sao cũng chỉ đứng trong thang máy ít phút. Chị nhắc nhở khiến người ta không vui, rồi bản thân lại bị lườm nguýt”.
Tôi nói đùa: “Đến em cũng thấy chị ngứa mồm hả?”. Cô em bảo: “Không phải chị ngứa mồm mà em thấy chị nhắc nhở thừa thãi, chỉ tốn nước bọt. Có thay đổi được gì đâu”.
Câu nói ấy khiến tôi ngẩn ngơ suy nghĩ. Rồi cô em lại nói: “À, chị không thay đổi được họ nhưng đã thay đổi được em. Trước đây, em cũng hay nói chuyện điện thoại oang oang trong thang máy nhưng từ khi nghe chị nhắc nhở người khác, em lại tự rút kinh nghiệm”.
Tôi bật cười: “Đó. Ai bảo chị không thay đổi được ai?”.
Quả thực, nhiều khi tôi cũng nghĩ mình đang làm việc thừa thãi. Nhưng một sự việc diễn ra gần đây khiến tôi thay đổi suy nghĩ.
Hôm đó, tôi đến tham dự sự kiện ở một tòa nhà mấy chục tầng. Vào thang máy cùng tôi là một cậu trai ngoài 20 tuổi, không đeo khẩu trang. Từ lúc bước vào, thanh niên này liên tục ngáp ngủ, hắt xì, hà hơi mà mùi hơi thở không hề dễ chịu.
Khi chỉ có hai chị em trong thang máy, tôi nhỏ lời nhắc nhở: “Em ơi, vào thang máy nên đeo khẩu trang vào. Em ngáp ngủ, hà hơi như vậy sẽ ảnh hưởng đến người khác”.
Khác với mọi khi, tôi không bị lườm nguýt, cũng không bị nghe lời chua tai. Cậu em chỉ nhỏ lời: “Vâng ạ”.
Trùng hợp thế nào, tôi gặp lại cậu ấy trong sự kiện. Cậu ấy cũng có vẻ ngỡ ngàng khi thấy tôi rồi đợi đến cuối buổi lại gần tôi bắt chuyện.
Cậu trai bảo: “Lúc bị chị nhắc trong thang máy, em ngại quá nhưng nghĩ đi nghĩ lại cũng thấy mình vô duyên thật. Cảm ơn chị đã góp ý cho em”.
Cậu ấy là sinh viên, ban ngày ngoài giờ học còn đi làm thêm kiếm tiền trang trải cuộc sống, đêm về thì thức khuya học bài nên sáng ra thường ngáp ngắn ngáp dài. Từ lời nhắc nhở của tôi, cậu ấy ý thức hơn về việc phải đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng.
Sau lần ấy, tôi có thêm một cái tên trong danh sách bạn bè. Tôi cũng gạt luôn suy nghĩ việc nhắc nhở người khác cư xử văn minh, lịch sự là “lắm mồm”, “thừa thãi”... Tôi tin rằng, những hành động đẹp dù là nhỏ bé cũng có thể tạo ra sự thay đổi lớn lao.
Có điều, tôi sẽ cố gắng tế nhị hơn trong việc nhắc nhở để không gây nên những phản ứng tiêu cực.
Độc giảNguyễn Minh
Lời nhắc 'chị ơi, chân chống xe' của người lạ đã cho tôi bài học quý giáLời nhắc nhở của một người đi đường, không quen biết đã trở thành bài học cuộc sống theo tôi suốt chặng đường sau này."> -
Nhiều sinh viên lỡ tốt nghiệp vì chứng chỉ tiếng Anh AptisẢnh: Thanh Hùng Về vấn đề này, TS. Trịnh Văn Toàn - Trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐH Điện lực, cho hay, trước đây nhà trường vẫn chấp nhận chứng chỉ tiếng Anh Aptis theo mẫu cũ.
Nhưng từ 11/11/2022, sau khi Bộ GD-ĐT có công văn yêu cầu chỉ công nhận chứng chỉ Tiếng Anh Aptis ESOL, trường đã rà soát lại và chỉ công nhận chứng chỉ tiếng Anh theo đúng quy định của Bộ.
Theo ông Toàn, nhà trường cũng rất mong Bộ GD-ĐT cùng Hội đồng Anh thống nhất việc này để đảm bảo quyền lợi cho sinh viên. “Nếu được cho phép công nhận chứng chỉ Tiếng Anh Aptis theo mẫu cũ, trường sẽ lại chấp nhận”, ông Toàn nói.
Ông Toàn cho hay, Trường ĐH Điện lực rất hỗ trợ các sinh viên thi chứng chỉ B1 để đảm bảo việc xét tốt nghiệp.
Đồng thời, để không ảnh hưởng đến chuyện xin việc của sinh viên, nhà trường cũng có thể tạo điều kiện xét tốt nghiệp bổ sung giúp các em sớm được ra trường. Trước đó, sự việc tương tự cũng diễn ra đối với hàng trăm sinh viên của Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM).
Các sinh viên phản ứng quyết định của nhà trường khi không chấp nhận chứng chỉ tiếng Anh Aptis do Hội đồng Anh cấp từ 11/11 đến 22/12/2022.
Cụ thể, các sinh viên này thi và được Hội đồng Anh cấp chứng chỉ Aptis General từ 11 đến 22/12/2022. Trong khi theo phê duyệt của Bộ GD-ĐT, chứng chỉ mà Hội đồng Anh được cấp từ ngày 11/11 là Aptis ESOL International Certificate.
Như vậy, những sinh viên có chứng chỉ tiếng Anh Aptis do Hội đồng Anh tổ chức từ 11/11 đến 22/12/2022 không được Trường ĐH Tôn Đức Thắng chấp thuận với lý do không đúng quy định của Bộ GD-ĐT. Vụ việc đến nay vẫn chưa có hồi kết.
Ngày 27/2, Cục Quản lý Chất lượng (Bộ GD-ĐT) có văn bản yêu cầu các bên liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ tiếng Anh Aptis chấn chỉnh liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài.
Theo đó, Cục Quản lý chất lượng đề nghị các bên liên kết chấn chỉnh việc thực hiện liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài bảo đảm đúng Quyết định số 3646/QĐ-BGDĐT ngày 11/11/2022 của Bộ trưởng GD-ĐT và các quy định của pháp luật hiện hành.
Cục cũng yêu cầu giải quyết dứt điểm các vướng mắc liên quan đến tổ chức thi cấp chứng chỉ tiếng Anh Aptis, có biện pháp xử lý bảo đảm quyền lợi của người dự thi.
Cục Quản lý chất lượng cũng đã nhận được báo cáo giải trình của Hội đồng Anh và các bên liên kết tổ chức thi về việc tổ chức thi cấp chứng chỉ tiếng Anh Aptis không đúng tên chứng chỉ Aptis ESOL đã được Bộ GD&ĐT phê duyệt hôm 11/11/2022.
Theo báo cáo giải trình của các bên liên kết, từ khi có quyết định phê duyệt của Bộ (ngày 11/11/2022) đến ngày 22/12/2022, Hội đồng Anh và các bên liên kết tổ chức thi đã tổ chức thi và cấp chứng chỉ cho hơn 6.000 thí sinh dự thi Aptis.
Chứng chỉ Aptis ESOL là tên gọi mới của chứng chỉ Aptis, đã được tổ chức thi tại Việt Nam từ năm 2013; cụm từ ESOL (English for Speakers of Other Languages) được bổ sung để phù hợp với xu hướng phát triển của khảo thí ngôn ngữ và nhu cầu đánh giá trình độ tiếng Anh của những người không sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ mẹ đẻ trên thế giới.
“Chứng chỉ Aptis có các phiên bản bài thi General, Advanced và For Teachers. Chứng chỉ mới Aptis ESOL cũng có các phiên bản bài thi General, Advanced và For Teachers. Do vậy, chứng chỉ Aptis và Aptis ESOL có giá trị pháp lý như nhau”, báo cáo giải trình của Hội đồng Anh viết.
Theo Hội đồng Anh, trong quá trình thực hiện tổ chức thi Aptis/Aptis ESOL, từ 11/11 đến 22/12/2022, đơn vị này vẫn cấp mẫu chứng chỉ Aptis cũ do phôi chứng chỉ mới chưa kịp về Việt Nam.
Hội đồng Anh lý giải do sơ suất về mặt hành chính, đơn vị này và các bên liên kết chưa kịp thời báo cáo Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT về việc vẫn cấp chứng chỉ Aptis mẫu cũ từ ngày 11/11 đến 22/12/2022.
Ngoài IELTS, những chứng chỉ Tiếng Anh nào được ưu tiên xét tuyển đại học?
Ngoài chứng chỉ IELTS, các chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế như TOEIC, TOEFL cũng ngày càng được các trường đại học Việt Nam ưu tiên trong phương án xét tuyển, cùng với đó là Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc.">