Trung Quốc Hé lộ mô hình bất động sản mới nhà không phải để đầu cơ
Tờ SCMP dẫn lời Bộ trưởng Nhà ở Trung Quốc cho biết,ốcHélộmôhìnhbấtđộngsảnmớinhàkhôngphảiđểđầucơneymar Bắc Kinh sẽ cố gắng ổn định thị trường bất động sản trong bối cảnh khủng hoảng nợ và "rủi ro hệ thống", đồng thời cho phép một số nhà phát triển bất động sản gặp khó khăn phá sản hoặc tái cơ cấu.
Bên lề kỳ họp lưỡng hội của Trung Quốc đang diễn ra, ông Nghê Hồng - Bộ trưởng Bộ Nhà ở và Xây dựng đô thị - nông thôn đã chỉ ra những vấn đề tiếp theo khi nước này ngăn chặn cuộc khủng hoảng ở lĩnh vực bất động sản cùng các vấn đề kinh tế khác.
"Nhiệm vụ ổn định thị trường vẫn còn khó khăn", vị bộ trưởng này nói.
Ông nhấn mạnh, Bắc Kinh duy trì "điểm mấu chốt" là tránh "rủi ro hệ thống" trong lĩnh vực này (bất động sản -PV) thông qua tăng doanh số bán nhà, bổ sung thanh khoản cho các nhà phát triển bất động sản đang mắc nợ.
Theo SCMP, lĩnh vực bất động sản Trung Quốc đã phải vật lộn với khủng hoảng thanh khoản từ giữa năm 2021, các nhà phát triển bất động sản lớn vỡ nợ hoặc trì hoãn thanh toán nợ sau khi cơ quan quản lý siết chặt chính sách.
Trong đó, tập đoàn lớn của ngành bất động sản Trung Quốc là China Evergrande Group đã bị chủ nợ yêu cầu giải thể hồi tháng 1.
Country Garden Holdings cũng đang phải đối mặt với yêu cầu thanh lý tài sản ở tòa án tại Hong Kong (Trung Quốc).
Nhiều công ty khác gồm cả China Vanke - công ty bất động sản lớn thứ hai Trung Quốc gặp khó trong việc bán căn hộ, huy động vốn gây áp lực lên tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
"Cần nhấn mạnh rằng với những công ty địa ốc mất khả năng thanh toán nghiêm trọng, mất khả năng hoạt động thì phải phá sản, tái cơ cấu theo nguyên tắc pháp luật và thị trường", ông Nghê Hồng lên tiếng.
Ông nói thêm: "Những người có hành vi xâm phạm lợi ích quần chúng sẽ bị điều tra và xử phạt đích đáng theo pháp luật".
Trong số hơn 6.000 dự án bất động sản nằm trong "danh sách trắng" của chính phủ Trung Quốc được coi là đủ điều kiện nhận hỗ trợ tài chính từ các ngân hàng thương mại, gần 83% trong đó là do các doanh nghiệp tư nhân sở hữu hoặc sở hữu hỗn hợp.
Tính đến cuối tháng 2, hơn 200 tỷ nhân dân tệ tiền vay ngân hàng của các công ty bất động sản đã được phê duyệt.
Hãng tin Tân Hoa Xã cho hay, chính quyền địa phương và các tổ chức tài chính như Ngân hàng Trung Quốc, Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc, Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc, Ngân hàng Tiết Kiệm Bưu Điện Trung Quốc và một số ngân hàng cổ phần đã tích cực phối hợp thực hiện việc này.
Trong báo cáo trước Quốc hội hồi tuần trước, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường cho hay, nước này sẽ phát triển mô hình mới cho bất động sản, tập trung vào xây dựng nhà ở giá rẻ hơn và đáp ứng nhu cầu về chỗ ở.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Nghê Hồng nhấn mạnh, mô hình mới sẽ tuân thủ quan điểm chính thức, nhà là để ở, không phải để đầu cơ.
“Trung Quốc sẽ tập trung vào việc lập kế hoạch và xây dựng nhà ở giá rẻ, đồng thời thúc đẩy xây dựng cơ sở hạ tầng công cộng cho mục đích sử dụng thông thường và khẩn cấp cũng như cải tạo các làng trong thành phố”, ông Nghê Hồng nhấn mạnh.
Quảng cáo ‘mua nhà, tặng vợ’, doanh nghiệp ở Trung Quốc bị phạt 100 triệu đồngĐể thu hút người mua nhà, một doanh nghiệp bất động sản ở Trung Quốc đã tung video với khẩu hiệu "mua nhà, lấy vợ miễn phí". Vì quảng cáo lố bịch này, doanh nghiệp đã bị phạt 100 triệu đồng.相关推荐
- Nhận định, soi kèo Monchengladbach vs Bochum, 0h30 ngày 26/1: Khó có bất ngờ
- 52% máy tính tại Việt Nam tồn tại lỗ hổng có thể bị tấn công bởi WannaCry
- Cảnh hỗn loạn trong công viên tranh bắt Pokemon hiếm
- Bàn chuyện giúp doanh nghiệp Việt bán hàng cho 'khách ngoại' qua mạng
- Nhận định, soi kèo Al Rustaq vs Sohar Club, 22h45 ngày 23/1: Thất vọng chủ nhà
- Bộ Công an: Tăng cường bảo vệ an ninh, an toàn trên không gian mạng
- Microsoft gián tiếp xác nhận sẽ khai tử điện thoại Windows Phone vào tháng 6
- Thêm một dịch vụ stream phim Mỹ sắp thâm nhập thị trường Việt Nam