Theo đó, ngày 8/7, công an đã bắt giữ Nguyễn Duy Hải (SN 1984, là đối tượng cầm đầu), Nguyễn Công Hậu (SN 1989), Nguyễn Văn Lãm (SN 1996), Đào Văn Quyết (SN 1986), tất cả cùng ngụ huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình; và Bùi Văn Hải (SN 1990), ngụ xã An Bình, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình.
Tại chỗ, công an thu giữ 83 triệu đồng, 1 xe ô tô, 14 điện thoại di động, 2 laptop và nhiều giấy tờ liên quan đến hành vi cá độ bóng đá.
Qua điều tra, bước đầu, Nguyễn Duy Hải khai nhận tháng 6/2018, Hải đã mua một tài khoản cá độ bóng đá tại trang web "bong88.com", sau đó rủ Nguyễn Công Hậu và Nguyễn Văn Lãm cùng tham gia với vai trò trực tiếp nhận cá độ của các đối tượng trên địa bàn huyện Nho Quan và các địa bàn lân cận, sau đó chuyển cho Nguyễn Duy Hải.
![]() |
Chiếc ô tô liên quan đến vụ việc bị thu giữ - Ảnh Công an Ninh Bình |
Khi mùa giải World Cup 2018 kết thúc, Hải sẽ chia cho Hậu và Lãm 20% số tiền thắng cá độ.
Quá trình điều tra ban đầu, các dữ liệu chứng minh số tiền các đối tượng sử dụng vào việc cá độ bóng đá khoảng 1 tỉ đồng.
Trước đó, ngày 3/7, Công an tỉnh Ninh Bình cũng triệt phá 1 đường dây cá độ quy mô lớn tại địa phương này, với số tiền giao dịch lên tới 20 tỉ đồng, bắt giữ 5 đối tượng. Đây là đường dây cá độ bóng đá do Nguyễn Quyết Chiến (SN 1986, ngụ TP Ninh Bình) cầm đầu.
Công an huyện Cờ Đỏ (TP Cần Thơ) ngày 10/7 cũng đang tạm giữ Đỗ Quang Trung (42 tuổi, ngụ xã Trung Thạnh, huyện Cờ Đỏ) để điều tra làm rõ về hành vi tổ chức đánh bạc.
Trước đó, khoảng 22h15 ngày 7/7, lực lượng Cảnh sát hình sự Công an huyện Cờ Đỏ tiến hành khám xét khẩn cấp chỗ ở của Trung thì phát hiện đối tượng đang nhận kèo đánh bạc dưới hình thức cá độ bóng đá trong một trận đấu của World Cup.
Qua khám xét, lực lượng chức năng thu giữ khoảng 20 triệu đồng tiền mặt, hơn 45 triệu đồng tiền phơi cá độ bóng đá, 1 laptop và một số tang vật khác.
Khi lực lượng chức năng ập vào quán cà phê, gần 20 khách xem bị phát hiện tham gia ổ cá độ World Cup qua mạng.
" alt=""/>Phá đường dây cá độ bóng đá World Cup 2018, bắt 5 nghi phạmHàng nghìn thiết bị được lưu trữ trong nhà kho bí mật của Intel tại Costa Rica, phục vụ cho việc nghiên cứu bảo mật. Ảnh: Intel.
“Chúng tôi phải thực sự truy cập eBay và tìm kiếm trên nền tảng này”, Mohsen Fazlian, trưởng bộ phận bảo mật và đảm bảo sản phẩm của Intel cho biết.
Vấn đề của Intel xuất phát từ một mối quan tâm lớn trong quy trình phát triển sản phẩm. Đó là công nghệ kế thừa có thể mang đến rủi ro về bảo mật.
Các công ty liên tục cải tiến sản phẩm của họ, tăng cường tốc độ và sức mạnh cho thiết bị, nhưng không phải lúc nào khách hàng cũng nâng cấp thường xuyên. Vì vậy, nhiều dòng chip cũ vẫn được sử dụng rộng rãi, có nguy cơ bị tấn công.
Giải pháp của Intel là tạo ra một nhà kho bí mật ở Costa Rica, nơi công ty đã có cơ sở nghiên cứu và phát triển, lưu trữ toàn bộ công nghệ của mình, nhằm cung cấp các thiết bị để thử nghiệm từ xa.
Sau khi lập kế hoạch từ giữa năm 2018, Long-Term Retention Lab của Intel đã bắt đầu hoạt động vào nửa cuối năm 2019.
Cơ sở này lưu trữ khoảng 3.000 phần cứng và phần mềm, được ra mắt trong vòng 10 năm qua. Intel có kế hoạch mở rộng vào năm tới, tăng gần gấp đôi không gian, từ khoảng 1.300 m2 lên 2.500 m2, cho phép chứa 6.000 bộ phận máy tính.
Các kỹ sư của Intel có thể yêu cầu máy tính với cấu hình do họ lựa chọn. Sau đó, một kỹ thuật viên sẽ lắp ráp và mở cổng truy cập thông qua các dịch vụ đám mây. Phòng thí nghiệm hoạt động 24h/ngày, 7 ngày mỗi tuần. Mọi ca trực đều có khoảng 25 kỹ sư làm việc liên tục.
Giữ vai trò quan trọng trong nghiên cứu bảo mật
Long-Term Retention Lab cung cấp cho những bộ phận khác của Intel một cơ sở tập trung, an toàn, để thực hiện các bài kiểm tra bảo mật từ mọi nơi trên thế giới. Việc ra vào tòa nhà được kiểm soát chặt chẽ và phải có sự phê duyệt của các quản lý cấp cao.
Camera giám sát đặt khắp mọi nơi, liên tục theo dõi các thiết bị. Ngay cả vị trí của chúng cũng là bí mật, đại diện của Intel từ chối đề cập đến thông tin này.
![]() |
Intel sẽ mở rộng gấp đôi diện tích tại cơ sở, nâng sức chứa lên 6.000 thiết bị. Ảnh: Intel. |
Ông Fazlian nói rằng phòng thí nghiệm mang lại giá trị thương mại cho Intel. Nghiên cứu của công ty chỉ ra khách hàng có xu hướng mua công nghệ từ các nhà sản xuất chủ động thử nghiệm sản phẩm.
Theo Fawn Taylor, một lãnh đạo cấp cao của Intel, việc thành lập phòng thí nghiệm đòi hỏi phải đưa thiết bị khó tìm đến Costa Rica, thuê các kỹ sư và nhà khoa học máy tính có thể làm việc với thiết bị, đồng thời xây dựng quy trình hoạt động, bổ sung nhân sự quản lý.
Đôi khi, sự đóng góp đến từ các kỹ sư đã chuyển sang các dự án khác hoặc thậm chí rời công ty. Họ đã giúp tập hợp tài liệu kỹ thuật và trao đổi về những nội dung liên quan đến sản phẩm ra mắt từ nhiều năm trước, bà Taylor cho biết thêm.
Marcel Cortes Beer, một quản lý tại Long-Term Retention Lab, cho biết mỗi tháng họ nhận được khoảng 1.000 yêu cầu lắp ráp máy, phục vụ cho các bài kiểm tra bảo mật từ xa và nhận thêm 50 thiết bị mới hàng tuần.
Anders Fogh, kỹ sư cấp cao của Intel tại Đức, cho biết cơ sở này nhanh chóng trở thành một phần không thể thiếu trong công việc của ông, đặc biệt khi cố gắng tái tạo các lỗi bảo mật được những nhà nghiên cứu bên ngoài báo cáo về công ty.
“Tôi có thể tạo một bản sao chính xác của hệ thống mà các nhà nghiên cứu đã gửi đến. Cùng một CPU, phiên bản hệ điều hành, microcode, BIOS. Tất cả những điều này làm tăng cơ hội tái tạo sự cố”, Fogh nói thêm về vai trò của Long-Term Retention Lab.
Một cơ sở phần cứng độc lập cũng giúp cho các chuyên gia Intel tránh được nguy cơ hỏng hóc hệ thống và mất mát dữ liệu trong quá trình nghiên cứu lỗ hổng bảo mật.
Phòng thí nghiệm đã thay đổi quá trình phát triển sản phẩm của Intel. Tất cả công nghệ mới đều được phát triển kèm tài liệu và các điều kiện cho phép hỗ trợ tối đa 10 năm, sau đó gửi đến Long-Term Retention Lab trước khi phát hành ra bên ngoài.
“Hy vọng rằng tôi sẽ không bao giờ phải lên eBay để tìm phần cứng của Intel nữa”, Mohsen Fazlian cho biết.
(Theo Zingnews)
Ngoài hiệu năng, cách Apple tối ưu năng lượng của M1 Pro và M1 Max là điểm mà Intel và NVIDIA cần xem lại mình.
" alt=""/>Bên trong nhà kho bí mật của Intel tại Costa RicaĐể trước cửa, ô tô bị "vặt" đôi cần gạt mưa trong chưa đầy 30 giây.
Tên này cầm trên tay dụng cụ để cạy phần nắp chụp của cần gạt mưa, sau đó bỏ một phần "chiến lợi phẩm" vào túi. Động tác đầy vẻ chuyên nghiệp, kẻ trộm tiếp tục lấy từ túi ra một dụng cụ khác (có thể là cờ-lê) và dùng nó để tháo ốc cố định cần gạt mưa.
Dường như đã quá quen với "công việc" này, việc lấy trộm diễn ra trong chưa đầy 30 giây với những thao tác thuần thục. Đoạn video trên được cho là quay tại phố Huế (Hai Bà Trưng, Hà Nội).
"Kẻ trộm quá chuyên nghiệp, không một động tác thừa nào. Lúc vặn ốc, hắn còn dùng cả hai tay để làm cho nhanh", nick Facebook Duy Mạnh bình luận khi xem clip trên.
Trong khi đó, một thành viên viết: "Mình cũng từng bị như vậy, sau đó mất 800.000 đồng để lên chợ Trời (chợ Hòa Bình - PV) mua lại. Lần khác thì bị mất đôi gương, hết 4,5 triệu đồng để mua chính món đồ mình bị lấy cắp".
Một số người dùng Facebook đặt câu hỏi tại sao kẻ trộm trong video có cơ hội "vặt gương" nhưng lại không hành động. "Chắc là chúng đã "rình" chiếc xe này từ lâu rồi, chọn cái dễ hơn và ít bị phát hiện hơn", tài khoản Lê Thành nhận định.
Câu chuyện ô tô bị kẻ trộm lấy mất gương, cạy logo hay "vặt" gạt mưa không còn quá lạ ở Việt Nam, đặc biệt tại những thành phố lớn. Việc một số cửa hàng tiếp tay cho việc tiêu thụ, người dùng chấp nhận mua lại đồ bị trộm cắp khiến cho tình trạng này vẫn tiếp diễn.
Theo Dân trí
Bạn đã từng gặp tình huống thót tim khi lái xe? Hãy chia sẻ video, thông tin tới Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Người lái chiếc Honda Wave dựng xe trước cửa rồi đi vào nhà, khiến chiếc xe trở thành "mồi ngon" cho hai kẻ trộm, bất chấp Hà Nội đang có nhiều chốt kiểm tra và hạn chế ra đường.
" alt=""/>Hà Nội: Để trước cửa, ô tô bị 'vặt' đôi cần gạt mưa trong chưa đầy 30 giây