Trong một bài viết đăng tải hôm 21/2, báo Business Insider nhấn mạnh, mỗi quốc gia có cách ứng phó riêng trước đại dịch và một số nước đã làm tốt hơn những nước khác.![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2021/02/22/03/bao-my-ca-ngoi-cuoc-chien-chong-covid-19-cua-viet-nam.jpg) |
Một người đi xe máy đeo khẩu trang di chuyển qua tấm áp phích kêu gọi mọi người dân chung sức đồng lòng chống dịch Covid-19. Ảnh: Reuters |
Các quốc gia như New Zealand, Australia... đã được ca ngợi vì cách các nhà lãnh đạo của họ hành động nhanh chóng.
Trước khi ghi nhận bất kỳ ca dương tính với virus corona chủng mới nào, New Zealand ngày 3/2/2020 đã áp giới hạn đi lại đối với những du khách đến từ Trung Quốc đại lục. Australia triển khai các quy định nghiêm ngặt hơn với hầu hết các nước khác và chỉ cho phép người dân di chuyển trong vòng bán kính 4,8km tính từ nhà họ.
Việt Nam đáng được ghi nhận nhiều hơn
Theo báo Business Insider, câu chuyện chống dịch của Việt Nam đáng được nêu gương và ghi công nhiều hơn.
Với vị trí địa lý (giáp biên giới với Trung Quốc, nước đầu tiên bùng phát dịch) và quy mô dân số (khoảng 97 triệu dân), Việt Nam có khả năng trở thành một điểm nóng về Covid-19. Song, thông qua sử dụng mô hình chống dịch chi phí thấp và thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cơ bản như thường xuyên vệ sinh tay và đeo khẩu trang, Việt Nam đã kiểm soát được dịch trong vòng vài tháng.
Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam mới ghi nhận không đầy 2.500 ca nhiễm và 35 trường hợp tử vong.
Báo Mỹ nhấn mạnh, không quốc gia nào có cùng quy mô dân số lại kiềm chế virus tốt như Việt Nam. Ví dụ, với 102 triệu dân, Ai Cập đã có hơn 176.000 ca nhiễm, theo dữ liệu thống kê của Đại học John Hopkins (Mỹ). Cộng hòa Dân chủ Congo, nước nằm giữa lục địa châu Phi, ghi nhận hơn 24.000 ca mắc trong tổng số 89 triệu dân.
Trong bảng xếp hạng 98 nước về mức độ thành công trong ứng phó với đại dịch, do Viện nghiên cứu Lowy (Australia) công bố ngày 28/1, Việt Nam đứng thứ 2 chỉ sau New Zealand, trong khi Mỹ xếp gần cuối, ở vị trí 94.
Tuy nhiên, Kamal Malhotra, điều phối viên thường trú của Liên Hợp Quốc (LHQ) tại Việt Nam tin quốc gia hình chữ S ứng phó với dịch tốt hơn cả New Zealand.
Bí quyết giúp kiểm soát dịch thành công
Guy Thwaites, bác sĩ về bệnh truyền nhiễm đã có mặt tại một trong các bệnh viện chủ chốt được Chính phủ Việt Nam chọn làm nơi điều trị bệnh nhân Covid-19, chia sẻ với báo Business Insider rằng, nhà chức trách địa phương đã phản ứng "rất nhanh chóng và quyết liệt".
Ngay từ tháng 1/2020, Việt Nam đã tiến hành các đánh giá rủi ro đầu tiên, ngay sau khi một chùm ca bệnh "viêm phổi nặng" được phát hiện tại Vũ Hán, Trung Quốc.
"Các trường học được lệnh đóng cửa và nhà chức trách ban hành giới hạn với các chuyến bay quốc tế đến Việt Nam. Chính phủ Việt Nam đã làm tất cả những việc đơn giản một cách nhanh chóng", ông Thwaites nhớ lại.
Điều phối viên LHQ Malhotra đánh giá, Việt Nam thành công trong cuộc chiến chống đại dịch nhờ 3 yếu tố gồm truy vết tiếp xúc, chiến lược xét nghiệm có chọn lọc và thông điệp rõ ràng. Thay vì xét nghiệm tất cả mọi người, Việt Nam chỉ xét nghiệm những ca nghi nhiễm trong truy vết tiếp xúc. Nhà chức trách đóng cửa biên giới và tất cả những người nhập cảnh đều được cách ly miễn phí trong các cơ sở của nhà nước.
Phóng viên Kate Taylor của báo Business Insider, người có mặt tại Việt Nam hồi tháng 2 năm ngoái khi đất nước mới ghi nhận chưa đầy 20 ca nhiễm, kể rằng cô nhìn thấy sự chú trọng vào các biện pháp bảo đảm an toàn như đeo khẩu trang, nâng cao nhận thức về các triệu chứng nhiễm virus và đo thân nhiệt.
Nhấn mạnh đến việc Việt Nam chưa bao giờ phải phong tỏa toàn quốc gắt gao như Anh hay một số nước châu Âu, Business Insider khẳng định đây là minh chứng cho cách làm "rẻ nhưng hiệu quả" của Việt Nam.
Khi số ca mắc tăng lên, các địa phương bùng dịch phải thực hiện phong tỏa tại chỗ. Song, thay vì phong tỏa toàn bộ đất nước, Thủ tướng Chính phủ đã cho triển khai các biện pháp giãn cách xã hội khắp toàn quốc trong 2 tuần hồi tháng 4. Đến đầu tháng 5, người dân trên khắp Việt Nam đã hầu như có thể trở lại cuộc sống bình thường.
Theo Business Insider, người dân Việt Nam đang học cách sống trong trạng thái bình thường mới. Nhà chức trách vẫn khuyến khích người dân tuân thủ nghiêm giãn cách xã hội và đeo khẩu trang phòng chống lây nhiễm virus.
Tuấn Anh(gt)
Cách cài đặt Bluezone giúp cảnh báo người nghi nhiễm Covid-19
Bluezone là ứng dụng giúp cảnh báo sớm cho người dùng nếu họ chẳng may từng tiếp xúc với những người bị nhiễm Covid-19.
Để nhận được các cảnh báo từ Bluezone, việc đầu tiên cần làm là tải về và cài đặt ứng dụng này.
Link tải Bluezone trên Android
Link tải Bluezone trên iOS
Sau khi cài đặt, người dùng cần cấp quyền cho ứng dụng Bluezone truy cập vào bộ nhớ và kết nối Bluetooth để nhận được cảnh báo từ ứng dụng." alt=""/>Báo Mỹ ca ngợi cuộc chiến chống Covid
![](<table class=)
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2021/11/21/14/canh-kho-khan-cua-cong-nhan-viet-nam-trong-nha-may-trung-quoc-tai-serbia-2.jpg) |
Công nhân Việt Nam làm việc cho nhà máy Trung Quốc tại Serbia. Ảnh: AP |
Các công nhân này cho hay, họ bị chủ lao động Trung Quốc giữ hộ chiếu và hiện mắc kẹt ở một vùng nông thôn ở Serbia mà không nhận được sự giúp đỡ nào của chính quyền địa phương.
Phóng viên AP cho biết, có khoảng 500 công nhân đang sống trong điều kiện khắc nghiệt tại một công trường xây dựng, nơi công ty sản xuất lốp ô tô Shandong Linglong của Trung Quốc đặt một nhà máy lớn.
Dự án này được quan chức Serbia và Trung Quốc mô tả là sự thể hiện “quan hệ đối tác chiến lược” giữa hai nước song nó đã bị các nhà hoạt động môi trường giám sát chặt vì đe dọa ô nhiễm tiềm tàng do sản xuất lốp xe.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2021/11/21/14/canh-kho-khan-cua-cong-nhan-viet-nam-trong-nha-may-trung-quoc-tai-serbia-1.jpg) |
|
Nhà hoạt động người Serbia Miso Zivanov thuộc tổ chức phi chính phủ Zrenjaninska Akcija cho biết, “Chúng tôi đã chứng kiến các lao động Việt Nam phải làm việc trong điều kiện tồi tệ. Họ bị chủ lao động Trung Quốc tịch thu hộ chiếu và giấy tờ tùy thân. Họ ở đây từ tháng 5 và chỉ mới nhận một tháng lương. Họ cố trở về Việt Nam nhưng trước tiên cần lấy lại giấy tờ”.
Các công nhân ngủ trên giường tầng mà không có đệm tại các khu trại không có hệ thống sưởi hay nước ấm. Họ không được chăm sóc y tế ngay cả khi có các triệu chứng như nhiễm Covid-19 và chỉ được người quản lý yêu cầu ở lại trong phòng.
Anh Nguyễn Văn Trí, một trong các công nhân nói: “Kể từ khi chúng tôi tới đây, không có gì tốt đẹp cả. Mọi thứ khác xa với hợp đồng chúng tôi đã ký tại Việt Nam trước khi lên đường tới Serbia. Cuộc sống thật tồi tệ, đồ ăn, thuốc men, nước uống…đều tồi tệ”.
Chỉ đi mỗi xăng đan và co ro vì rét, Trí cho biết, khoảng 100 công nhân cùng sống trong trại với anh đã đình công để phản đối hoàn cảnh khó khăn và một số đã bị sa thải vì điều đó.
Nhà máy Linglong hiện không hồi đáp đề nghị bình luận của hãng tin AP song nói với báo giới Serbia rằng công ty không chịu trách nhiệm về các công nhân. Công ty này đổ lỗi cho các nhà thầu phụ. Linglong tuyên bố, ngay từ đầu họ không thuê lao động Việt Nam và hứa sẽ trả lại giấy tờ, vốn bị giữ để đóng dấu cư trú và làm việc.
Công ty cũng phủ nhận các công nhân Việt Nam phải làm việc trong điều kiện thiếu thốn đồng thời cho hay, lương tháng của họ được trả tương xứng với số giờ làm việc.
Sau nhiều ngày im lặng, các quan chức Serbia cũng lên tiếng phản đối về các điều kiện “vô nhân đạo” tại công trường xây dựng nhưng mau chóng hạ thấp trách nhiệm của công ty Trung Quốc đối với hoàn cảnh của các công nhân. Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic ngày 19/11 cho biết, một thanh tra lao động đã được cử tới công trường xây dựng Linglong.
Trước đó, về thông tin công nhân Việt Nam bị giam giữ trái ý muốn tại một nhà máy do Trung Quốc điều hành ở Serbia, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết: "Chúng tôi cũng vừa liên hệ với Đại sứ quán Việt Nam tại Rumani kiêm nhiệm Serbia. Đại sứ quán cho biết đã có được thông tin từ một số báo chí của Serbia và hiện nay đang nỗ lực để xác minh thông tin".
Người phát ngôn cho hay, Đại sứ quán liên hệ với các công nhân tại Serbia, các công ty phái cử lao động và các cơ quan liên quan sở tại. Thông tin bước đầu của Đại sứ quán cho biết là không có chuyện hành hung hay là đánh đập.
Bộ Ngoại giao đã chỉ đạo Đại sứ quán tiếp tục nắm thông tin, tình hình, liên hệ với các cơ quan chức năng sở tại để có thể xác minh và có các biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích của công dân, lao động Việt Nam, bảo đảm an toàn cho người lao động Việt Nam tại Serbia.
Hoài Linh
!['Cú sốc' của chàng kỹ sư người Việt ở tỉnh nghèo Nhật Bản](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2021/10/30/19/nuoc-nhat-khong-day-hoa-hong-trong-mat-ky-su-tre-ha-noi-2.jpg?w=145&h=101)
'Cú sốc' của chàng kỹ sư người Việt ở tỉnh nghèo Nhật Bản
“Ra đường mà nói to, rất có thể bạn sẽ bị cảnh sát tới nhắc nhở vì làm ảnh hưởng tới người khác. Hoặc trẻ con gây ầm ĩ trong nhà hàng cũng có nguy cơ bị mời đi ra ngoài”, Quý nói.
" alt=""/>Cảnh khó khăn của công nhân Việt Nam trong nhà máy Trung Quốc tại Serbia