Mới đây,óngviênMỹthấymaymắnkhiởViệtNamtrongđợtdịbóng đá aff cup nữ phóng viên người Mỹ, Mary Lee Grant, đã có bài viết chia sẻ về trải nghiệm của cô khi sống ở Hà Nội (Việt Nam) suốt những tháng ngày có dịch Covid-19: Khi tôi bước lên taxi, lái xe nghiêng đầu và điều chỉnh chiếc bịt mặt cẩn thận hơn. “Người Mỹ?”, anh ấy hỏi. “Mỹ có nhiều người chết hơn bất cứ nơi nào trên thế giới! Cô thật may mắn khi được an toàn ở Việt Nam”. Cảnh sát TP.HCM phát khẩu trang cho người dân. Ảnh: T.Tùng Tôi thật may mắn. Việt Nam chưa có ca tử vong nào vì Covid-19 và chỉ có 328 ca nhiễm bệnh dù dân số gần 100 triệu người. Vào tháng Một, người dân Hà Nội tụ tập quanh bờ hồ Hoàn Kiếm để chúc mừng Tết Âm lịch. Họ diện những bộ trang phục truyền thống để chụp ảnh, buộc những cành đào hồng thắm sau xe máy chở về nhà ăn Tết. Rồi đột ngột, mọi chuyện thay đổi. Khi dịch Covid-19 ở Vũ Hán (Trung Quốc) trở nên tồi tệ, Việt Nam đóng cửa tất cả các trường học và chính phủ thiết lập các trại cách ly tập trung. Một người bạn của tôi phải cách ly bởi bố của cô đã tham gia buổi họp cùng một người dương tính nCoV. Các cơ quan chức năng giám sát hàng xóm của tôi tại căn hộ của anh ấy bởi lúc từ Hàn Quốc về, anh bị ho. Tôi cũng bị kiểm tra sức khỏe sau khi đi nghỉ ở Lào về. Mặc dù không có biểu hiện bệnh, tôi vẫn phải làm xét nghiệm và được thông báo sẽ phải vào viện nếu dương tính nCoV cho tới khi có kết quả âm tính nhiều lần. Khi số lượng ca bệnh tăng lên, có những khu vực có tới 10.000 người phải cách ly, quân đội đem thức ăn tới cho dân. Người Việt Nam vẫn bình tĩnh và hợp tác. Không ai được phép rời nhà nếu không đeo khẩu trang. Các cửa hàng tiện lợi nhỏ nhất bán hàng dãy nước khử trùng. Giấy vệ sinh cũng có sẵn. Việt Nam đã trải qua những đợt dịch SARS và sởi trước đó. Chính phủ phản ứng với sự bùng phát Covid-19 theo cách đơn giản, truyền thống và ít tốn kém: Cách ly các ca bệnh, theo dấu diện rộng, xét nghiệm miễn phí trên quy mô lớn và giới hạn di chuyển của các ca nghi nhiễm. Cuối cùng, Việt Nam áp dụng chế độ giãn cách xã hội nghiêm ngặt trong vài tuần, không ai được ra đường trừ khi đi mua thuốc và thực phẩm. Biên giới bị đóng cửa và các chuyến bay ra nước ngoài bị ngừng. Tôi không thể rời nhà và không làm việc trong 2 tháng. Virus nCoV cũng lan tràn ở châu Âu và Iran. Nhưng những người bạn Mỹ của tôi dường như cho rằng virus sẽ không tấn công họ, mặc dù truyền thông châu Á dự đoán thảm họa ở Mỹ. “Hãy cẩn thận, cậu đang ở gần Trung Quốc. Về nhà đi, ở đây an toàn”, một người bạn của tôi nói. Vài tuần sau, những chiếc xe tải chở thi thể bệnh nhân Covid-19 xuất hiện trên những con phố ở New York (Mỹ). Từ quan điểm của mình, nhiều người Việt Nam thấy sốc vì virus nCoV đã bị chính trị hóa ở Mỹ khi một số người nói đó là tin vịt và từ chối đeo khẩu trang. Trong khi người Mỹ bất đồng trong phản ứng với dịch Covid-19, người Việt Nam đoàn kết và nói họ đang trong cuộc chiến. Bị đề nghị cách ly để tránh lây nhiễm căn bệnh chết người được xem là một sự hy sinh nhỏ nhoi. Sau đợt giãn cách xã hội nghiêm ngặt, đất nước mở cửa trở lại. Trường học bắt đầu nhận học sinh. Trong hơn một tháng qua, không có ca lây nhiễm mới trong cộng đồng. Tác động kinh tế của việc ở nhà với người Việt Nam dường như ít hơn người Mỹ. Trong khi nhiều người Mỹ không có đủ tiền tiết kiệm trong một tháng, tích lũy được đánh giá cao ở Việt Nam. Mặc dù thu nhập của một người Việt Nam chỉ khoảng 300 USD (gần 7 triệu), một số nghiên cứu cho thấy, họ tiết kiệm được 20% thu nhập. Ở Việt Nam, tôi thấy người dân có ý thức kỷ luật, đoàn kết và tôn trọng các nguyên tắc khoa học. Một số biện pháp phòng chống nCoV của người Việt Nam sẽ không được người Mỹ chấp nhận. Những người từ chối đeo khẩu trang khi đi siêu thị sẽ không bị cách ly. Theo dấu, xét nghiệm miễn phí và một số dạng cách ly giúp kiểm soát virus nhưng Mỹ chưa làm được những điều này. An Yên (Theo The Monitor) Bệnh nhân Covid-19 bị bảo hiểm từ chối trả viện phí hơn 3 tỷ đồng ở MỹChỉ nằm viện 10 ngày, Castro phải nhận hóa đơn gần 140.000 USD (hơn 3 tỷ đồng). Nước mắt anh tuôn rơi khi bảo hiểm từ chối chi trả khoản tiền đó. |