Nhận định, soi kèo Sài Gòn vs Viettel, 19h15 ngày 14/10
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Leverkusen vs Monchengladbach, 0h30 ngày 19/1: Khó có bất ngờ -
Trao đổi với PV VietNamNet, ông Lữ Thanh Hà – Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Quế Phong cho biết, toàn huyện có hơn 20.000 học sinh từ các cấp Mầm non, Tiểu học và THCS. Sau một thời gian phải tạm dừng dạy học vì có ca nhiễm Covid-19, đến nay, 13 xã, thị trấn đang áp dụng dạy học online và dạy trực tiếp. Học sinh vùng cao ở Nghệ An khó khăn học onlineTheo ông Hà, Quế Phong là một huyện nghèo ở biên giới, các thiết bị dạy và học đang gặp khó khăn. Nhiều học sinh không có máy tính hoặc điện thoại để học bài.
Một số địa bàn chưa có sóng điện thoại như Trường Tiểu học Tri Lễ 4 (300 học sinh – PV) và Tiểu học Cắm Muộn 2. Do chưa có sóng điện thoại nên học sinh tại đây được phân theo khối để học ca sáng và chiều.
Học sinh ở huyện Quế Phong dựng lán trên núi học online Cũng theo ông Hà, toàn huyện Quế Phong hiện còn 2 xã đang thực hiện Chỉ thị 16 là Mường Nọc và Tri Lễ. Riêng 11 xã còn lại đang thực hiện Chỉ thị 15, trong vài ngày tới nếu không có ca nhiễm Covid-19 thì sẽ chuyển sang thực hiện Chỉ thị 19. Lúc này, việc dạy học trực tiếp sẽ trở lại bình thường, tuân thủ quy tắc 5K của Bộ Y tế.
“Riêng những học sinh không mua được máy để học online thì giáo viên sẽ đi giao bài tập tại nhà. Còn những địa phương đang áp dụng Chỉ thị 16 thì sẽ giao ở chốt và Tổ Covid cộng đồng sẽ mang đến từng bản cho học sinh” – ông Hà chia sẻ.
Học trực tuyến gặp khó khăn cho cả thầy, cô, phụ huynh và học sinh ở miền núi Nghệ An - Ảnh: Thanh Xuân Ông Phan Trọng Trung – Phó trưởng Phòng GD&ĐT huyện Con Cuông cho biết, việc học trực tuyến còn gặp rất nhiều khó khăn. Địa phương đã lên lịch, chia học sinh thành từng nhóm để dạy học trực tiếp.
“Đến nay toàn huyện đã cho dạy trực tiếp, tuy nhiên việc dạy trực tuyến vẫn được duy trì để giáo viên làm quen thiết bị, phương thức để khi có diễn biến mới thì dễ dàng áp dụng. Việc dạy trực tuyến duy trì mỗi tuần 1 đến 2 buổi ôn bài và không phải giáo viên nào cũng thành thạo” – ông Trung nói.
Cũng theo ông Trung, ở vùng sâu vùng xa việc dạy online gặp khó khăn như sự cố mất điện, thiết bị không đảm bảo xuyên suốt để dạy và học. Huyện Con Cuông có 13 xã, thị trấn nhưng còn có những điểm trường ở vùng sâu chỉ có 20 đến 30 học sinh.
Trong khi đó, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Kỳ Sơn Phan Văn Thiết cho biết, học sinh trên toàn huyện đã đến trường học trực tiếp và tuân thủ các quy định phòng, chống dịch Covid-19.
Cô Nguyễn Thị Xuân - Hiệu trưởng Trường THCS Hạnh Thiết (huyện Quỳ Châu) cho biết, sau khi dịch bệnh đã được kiểm soát, giáo viên và học sinh đã đến trường thực hiện đúng quy định về phòng, chống dịch Covid-19.
Cô Quang Thúy Lê - Giáo viên chủ nhiệm lớp 7A cho biết, nhằm đảm bảo phòng chống dịch Covid-19 và dạy học trực tiếp tại trường được hiệu quả, mỗi buổi sáng, giáo viên sẽ nhắc các gia đình cần kiểm tra sức khỏe, các triệu chứng dấu hiệu sốt, ho… trước khi con đến trường.
Còn ở trường, học sinh được rà soát, kiểm tra sức khỏe để kịp thời phát hiện các triệu chứng liên quan đến dịch bệnh.
Dạy học trực tiếp tại Trường THCS Hạnh Thiết (huyện Quỳ Châu) trở lại sau gần 10 ngày học trực tuyến - Ảnh: Thanh Xuân Đảm bảo nghiêm ngặt các quy định phòng, chống dịch Covid-19 tại trường học - Ảnh: Thanh Xuân Cũng theo giáo viên này, nhà trường chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng thiết bị, nước sát khuẩn phục vụ cho các hoạt động ở trường. Nhắc nhở học sinh thực hiện nghiêm túc các quy định về phòng, chống dịch Covid-19.
Trường THCS Hạnh Thiết chăng dây để phân luồng từng lớp học, giữ khoảng cách an toàn trong thời điểm phòng chống dịch Covid-19 - Ảnh: Thanh Xuân Các em học sinh được đo thân nhiệt, đeo khẩu trang nghiêm túc trước khi đến trường... ... lắng nghe học bài - Ảnh: Thanh Xuân Từng lối đi riêng cho học sinh, giáo viên để vào lớp học theo từng buổi cụ thể - Ảnh: Thanh Xuân Theo ông Nguyễn Trọng Hoàn – Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT tỉnh Nghệ An, toàn tỉnh có 69.729 em thiếu thiết bị để học trực tuyến, trong đó có 42.449 học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
Đến ngày 19/9, Sở GD&ĐT, Công đoàn ngành giáo dục đã vận động quyên góp được 2.833 điện thoại, 6.400 sim 3G, 110 máy vi tính, 125 triệu hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Tổng giá trị gần 11 tỷ đồng.
“Việc dạy học trực tuyến đó là giải pháp tình thế nhưng trong thời điểm dịch này chưa kết thúc thì đây được coi là tối ưu. Học online là dịp để các em học sinh, giáo viên dần làm quen với công nghệ kỹ thuật số và đảm khung kế hoạch thời gian năm học kịp thời” – ông Hoàn nói.
Theo ông Hoàn, việc học trực tuyến còn gặp những khó khăn, nhất là khi địa bàn tỉnh Nghệ An rộng nhất cả nước. Hiện nay, một số địa bàn vùng sâu, vùng xa, đường truyền mạng còn kém.
Nhiều học sinh chưa có thiết bị để theo học trực tuyến. Việc ứng dụng công nghệ không thể làm trong thời gian ngắn. Đối tượng học trực tuyến từ bậc THCS lên THPT thì ổn định. Thế nhưng ở bậc tiểu học thì còn gặp khó khăn về tâm lí học sinh và phương pháp học bài.
“Bộ và Sở đã có hướng dẫn để tinh giản các chương trình học. Triển khai chia thời gian học bài ở các cấp học để giảng dạy đối với từng cấp học. Mục đích là để gia đình có 2 đến 3 học sinh vẫn sử dụng một máy để học bài” – ông Hoàn chia sẻ.
Ngoài ra, Sở GD&ĐT Nghệ An đang triển khai chương trình “Sắm máy tính cho em” và “Thư viện máy tính”.
Quốc Huy
Thủ tướng chỉ đạo triển khai Chương trình 'Sóng và máy tính cho em'
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính về xây dựng và triển khai Chương trình “sóng và máy tính cho em”.
"> -
Trong 2 năm qua, khi đại dịch Covid-19 ập đến, việc chưa có sự chuẩn bị và phải chuyển sang học trực tuyến một cách bị động là điều khiến nhiều giáo viên và nhà trường băn khoăn. Trưởng bộ môn Tiểu học hướng dẫn cách dạy học online cho học sinh lớp 1Theo PGS.TS Trần Thành Nam - Chủ nhiệm Khoa Các Khoa học Giáo dục và TS. Nguyễn Quang Tiệp - Trưởng Bộ môn Giáo dục Tiểu học (Trường ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội), đối với các giáo viên lớp 1, điều này sẽ càng vất vả hơn khi lứa học sinh năm nay chưa một lần được đến trường, chưa làm quen với thầy cô và bè bạn.
Do đó, thầy cô và nhà trường phải có những chuẩn bị kỹ càng để triển khai dạy học trực tuyến đồng bộ và hiệu quả.
Bê kịch bản học trực tiếp để dạy trực tuyến là "nắm chắc thất bại"
Cụ thể, theo TS. Nguyễn Quang Tiệp, trước khi bắt đầu năm học mới, nhà trường và giáo viên cần có ý tưởng để cấu trúc lại chương trình, có kịch bản dài hơi cho năm học và tính đến nhiều phương án, trong đó có học trực tuyến, kể cả trong ngắn hạn và dài hạn.
Ngoài ra, cần có kế hoạch chi tiết tới từng môn và bài học.
Bởi lẽ, với dạy học trực tiếp, giáo viên rất thuận lợi trong việc hỗ trợ học sinh, có sự tương tác qua từng ánh mặt, cử chỉ để nâng đỡ học trò. Nhưng với hình thức trực tuyến, việc thực hiện những điều đó đều rất khó khăn.
Do đó, những bài học theo hình thức trực tuyến cần phải được cấu trúc hợp lý, giáo viên có thể lựa chọn được những nội dung kiến thức trong tâm, phù hợp cho hình thức dạy học trực tuyến; đồng thời, cần phải trực quan, hấp dẫn, lôi cuốn trẻ.
PGS.TS Trần Thành Nam - Chủ nhiệm Khoa Các Khoa học Giáo dục (phải)·và TS. Nguyễn Quang Tiệp - Trưởng Bộ môn Giáo dục Tiểu học (trái) - Trường ĐH Giáo dục (ĐH Quốc gia Hà Nội)
Cũng theo TS Tiệp, với học sinh lớp 1, việc học trực tuyến có thể tập trung vào nội dung kiến thức liên quan đến môn Tiếng Việt để hình thành 4 kỹ năng cơ bản nghe – nói – đọc – viết và kỹ năng tính toán cơ bản, phù hợp với yêu cầu cốt lõi thể hiện trong môn Toán.
Đối với các kiến thức về khoa học tự nhiên, xã hội, đạo đức, mỹ thuật, giáo viên có thể thiết kế đơn giản, nhẹ nhàng để hướng dẫn trẻ thực hiện ngoài giờ học trực tuyến.
Ngoài ra, kế hoạch học tập trực tuyến cũng cần được sắp xếp phù hợp hơn, chỉ nên dạy 1 buổi trong ngày, 1 ngày không quá 2 giờ học trực tuyến để hạn chế việc trẻ tiếp xúc quá lâu với máy tính.
“Việc bê nguyên ý tưởng, kịch bản dạy học trực tiếp sang trực tuyến là một điều tối kỵ. Nếu làm như thế, thầy cô đã nắm chắc phần thất bại trong tay”, TS Tiệp nói.
Theo TS Tiệp, khi thiết kế bài học trực tuyến, giáo viên cần lượng hóa nội dung trọng tâm của bài học. Nội dung trọng tâm này có thể chỉ chuyển tải tới học sinh trong vòng 10 – 15 phút ở thời điểm sự tập trung chú ý của trẻ ở mức cao nhất trong tiết học.
PGS.TS Trần Thành Nam cũng đồng tình với quan điểm này. Ông cho rằng, vì khoảng chú ý của học sinh lớp 1 không dài quá 15 phút. Để bài giảng không quá tải với học sinh, chỉ nên giới hạn lại thời gian cho mỗi phiên học kéo dài 15 phút làm việc với màn hình, nghỉ 5 phút và tiếp tục một phiên học 15 phút khác. Sau 4 phiên như vậy sẽ nghỉ.
“Việc học online như vậy sẽ năng suất và hiệu quả hơn theo phương pháp Pomodoro. Chúng ta cũng cần thay đổi quan điểm từ “nhiều giờ học” sang “giờ học chất lượng”. Việc thiết kế thời khóa biểu, thiết kế các phiên học phải được cân nhắc dựa trên các đặc điểm tâm sinh lý của trẻ em”, PGS.TS Trần Thành Nam nói.
“Trò chơi hóa” hoạt động học tập
Cũng theo các chuyên gia, với học sinh lớp 1, trong thời gian đầu tiên, thầy cô cần tổ chức những buổi trò chuyện, chia sẻ về thói quen, sở thích của trẻ để tạo sự gần gũi và giúp trẻ có thể tương tác với nhau,… nhờ đó, giờ học với trẻ sẽ bớt nặng nề.
Ngoài ra, giáo viên có thể tận dụng công nghệ để “trò chơi hóa” mọi hoạt động học tập, nhằm kích hoạt sự chú ý, hứng thú và tập trung của trẻ.
Chẳng hạn, sử dụng các phần mềm đơn giản để thiết kế hoạt động trò chơi, tăng cường hoạt động tương tác cho trẻ như quizz. Và dù sử dụng ứng dụng gì, giáo viên cũng cần tuân thủ một số nguyên tắc: Đơn giản, dễ sử dụng, không chỉ đối với các con mà cả cha mẹ học sinh.
Giáo viên cũng không nên bỏ sót học sinh mà cần tăng cường tuyên dương, gọi tên học sinh trong quá trình học tập.
Để thu hút sự chú ý của học sinh, giáo viên cần làm chủ một số kỹ thuật thu hút và tương tác như trao đổi với trẻ, chia nhóm để thảo luận, tổ chức dạy học theo hình thức tương tác giữa học sinh với học sinh,…
Theo các chuyên gia, việc thiết kế thời khóa biểu cũng cần phải cân nhắc dựa trên đặc điểm tâm sinh lý của trẻ.
Một điểm quan trọng không kém, học sinh lớp 1 cần được tạo điều kiện để vận động thường xuyên, qua đó phát triển các kỹ năng vận động tinh và phối hợp tay mắt. Vì vậy, giáo viên phải rất chú ý đến các hoạt động thể chất xen giữa các tiết dạy của mình, tạo điều kiện cho trẻ được đứng lên khỏi chỗ ngồi và làm một số động tác theo hướng dẫn.
Giáo viên cũng cần dành tuần đầu tiên để xây dựng mối quan hệ với cha mẹ, thống nhất về nội quy lớp học, hướng dẫn cha mẹ thực hiện các hoạt động chuẩn bị tại gia đình như cách để giúp trẻ trở thành một học sinh độc lập, khuyến khích trẻ thực hiện các nhiệm vụ ở nhà, hình thành thói quen học tập cho trẻ.
Giáo viên cũng cần thường xuyên kết nối với cha mẹ để cung cấp thông tin, kịp thời điều chỉnh nội dung và hoạt động phù hợp với tiến độ, năng lực hoạt động của trẻ.
Theo các chuyên gia, giáo viên phải ý thức được việc học online khó khăn hơn nên việc hướng dẫn học sinh cần chậm hơn bình thường. Do đó, thầy cô cần tránh việc vô ý tạo ra áp lực thời gian cho học sinh vì điều đó sẽ làm triệt tiêu hứng thú học tập của trẻ.
Thúy Nga
10 cách để phụ huynh giúp con học trực tuyến hiệu quả hơn
Cho rằng trong bối cảnh dịch bệnh không thể xem học trực tuyến chỉ là giải pháp tình thế, PGS.TS Trần Thành Nam khẳng định không chỉ giáo viên mà phụ huynh cũng cần có hình thức hỗ trợ để trẻ có thể hào hứng với phương pháp học này.
"> -
- Trong những bộ trang phục lộng lẫy với nụ cười rạng rỡ, 20 nữ sinh tài sắc của Trường ĐH Luật Hà Nội đã thực sự khiến đêm chung kết cuộc thi “Charm of Law- Duyên dáng nữ sinh ĐH Luật Hà Nội 2016” trở nên vô cùng náo nhiệt. Tối ngày 10/11, Trường ĐH Luật Hà Nội đã tổ chức đêm chung kết “Charm of Law- Duyên dáng nữ sinh ĐH Luật Hà Nội 2016”. Đây là cuộc thi nhằm tôn vinh vẻ đẹp về hình thể lẫn trí thức, tâm hồn của các nữ sinh.
Mở đầu cuộc thi là phần thi trình diễn trang phục áo dài. Trong trang phục truyền thống, các thí sinh đã có cơ hội khoe nét duyên dáng và vẻ đẹp hình thể.
Ở phần thi Nhân ái, các nữ sinh giới thiệu về những chặng hành trình nhân ái và thay đổi nhận thức của bản thân sau những chuyến đi.
Những câu chuyện mà các bạn ghi lại nhận được sự đồng cảm và thực sự lấy được nước mắt của các giám khảo, trong đó có Á hậu Việt Nam năm 2014 Huyền My.
Phần thi của thí sinh Đào Thanh Vân đã khiến cả hội trường lặng đi khi chiếu lại và kể về chuyến hành trình thu lượm và khâm liệm hàng trăm sinh linh bé nhỏ từ những ca nạo phá thai của em cùng bạn bè.
Tiếp đó là phần thi Tài năng với những tiết mục thể hiện năng khiếu riêng biệt của các người đẹp.
Ở phần thi Trình diễn trang phục dạ hội, trong những bộ cánh đầy màu sắc, các nữ sinh trở nên vô cùng lộng lẫy và quyến rũ.
Trải qua các phần thi Trình diễn áo dài, Nhân ái, Tài năng và Trang phục dạ hội, ban tổ chức đã chọn ra top 6 thí sinh để đến với phần thi Ứng xử.
Trả lời sắc sảo câu hỏi “Là một nữ sinh học Luật, em nghĩ như thế nào về phụ nữ làm chính trị?”, với câu khẳng định: “Điều quan trọng không phải là phụ nữ làm chính trị, mà quan trọng là họ biết chọn cho mình vị trí phù hợp với bản thân, và hết mình, có trách nhiệm với công việc đó”, thí sinh Nguyễn Bích Ngọc đã thuyết phục ban giám khảo và trở thành Hoa khôi của cuộc thi. Bích Ngọc cũng là thí sinh nhận được sự bình chọn nhiều nhất của khán giả.
Ngoài ra, ban tổ chức cũng trao ngôi vị Á khôi 1 và 2 lần lượt cho Nhữ Lê Thùy Linh (cùng thêm giải Nữ sinh Tài năng) và Trần Thị Mỹ Nhân.
Trần Ly Ly giành giải Thí sinh mặc trang phục áo dài đẹp nhất, Tô Thúy Hằng nữ sinh mặc trang phục dạ hội đẹp nhất, Nguyễn Hà Linh giành giải Miss Thể thao.
- Thanh Hùng