Nhận định, soi kèo Daegu FC vs Ulsan HD, 14h30 ngày 13/4: Lịch sử gọi tên


相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo West Armenia vs Ararat Yerevan, 19h00 ngày 14/4: Chủ nhà chìm sâu -
Masan sẽ đầu tư 105 triệu USD vào công ty có trụ sở ở Singapore Masan sẽ đầu tư 105 triệu USD vào công ty có trụ sở ở SingaporeViệt Đức
(Dân trí) - Masan được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài để rót 105 triệu USD vào công ty mẹ của Trusting Social. Trước đó, hồi tháng 4/2022, một khoản đầu tư giữa 2 đơn vị này cũng được công bố.
Ngày 10/2, Công ty cổ phần Tập đoàn Masan (mã chứng khoán: MSN) thông báo công ty con The Sherpa đã nhận Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài để thực hiện hoạt động đầu tư tại Singapore.
Khoản đầu tư của Masan có giá trị lên đến 105 triệu USD, tương ứng với 25% cổ phần sở hữu tại Trust IQ Pte. Ltd, công ty có trụ sở chính tại Singapore. Như vậy, công ty này được định giá 420 triệu USD.
Theo Masan, Trust IQ hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực phát triển phần mềm, công nghệ và ứng dụng ở quy mô toàn cầu, trong đó bao gồm phát triển các phương pháp đánh giá rủi ro tín dụng chính xác, toàn diện dựa trên công nghệ AI, khoa học máy tính. Trust IQ cũng là công ty mẹ của Trusting Social - doanh nghiệp công nghệ có trụ sở tại Việt Nam. Tháng 4/2022, chính Masan đã đầu tư 65 triệu USD để mua lại 25% cổ phần tại Trusting Social.
Theo thông tin giới thiệu trên website của công ty, Trusting Social được nhà sáng lập Nguyễn An Nguyên, hiện là CEO, thành lập năm 2013 tại Mỹ. Công ty này giới thiệu đã đánh giá rủi ro tín dụng đối với hơn 1 tỷ khách hàng tại Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam và Philippines. Một số quỹ đầu tư lớn đã rót vốn vào Trust IQ gồm Sequoia Capital, Beenext, Tanglin Ventures, 500 Startups và Genesis Alternative Ventures. Công ty này cho biết hiện có 250 nhân sự làm việc tại 11 văn phòng trên thế giới, bao gồm trung tâm nghiên cứu và phát triển tại Ấn Độ và Việt Nam.
Tổng giám đốc Masan Danny Le nhận giấy chứng nhận đầu tư từ Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng ngày 10/2 (Ảnh: MSN).
Tại họp đại hội cổ đông thường niên của Masan được tổ chức tháng 4/2022, ông Nguyên cũng xuất hiện trên sân khấu chính và thuyết trình về dự án hợp tác giữa Trusting Social và Masan sau khi công ty công nghệ này nhận khoản đầu tư từ tập đoàn của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang.
Các mục tiêu quan trọng trong hợp tác giữa hai doanh nghiệp này là xây dựng nền tảng khách hàng thân thiết, mục tiêu phát hành thẻ tín dụng cho nhóm khách hàng bình dân không cần chứng minh thu nhập.
Tập đoàn của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang là một trong những doanh nghiệp hoạt động sôi nổi nhất trên thị trường M&A. Năm 2022, Masan đạt doanh thu thuần hơn 76.000 tỷ đồng, giảm 14% so với cùng kỳ năm trước và lợi nhuận sau thuế hơn 4.700 tỷ đồng, thấp hơn 50% so với 2021.
"> -
Cổ phiếu từng đắt nhất sàn chứng khoán sắp "bay màu" Cổ phiếu từng đắt nhất sàn chứng khoán sắp "bay màu"Khổng Chiêm
(Dân trí) - Cổ phiếu XDC từng có giá 999.000 đồng/cổ phiếu, đắt nhất sàn chứng khoán, sẽ bị hủy đăng ký giao dịch trên UPCoM từ ngày 29/12.
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa quyết định hủy đăng ký giao dịch đối với cổ phiếu XDC của Công ty cổ phần Xây dựng Công trình Tân Cảng. Theo đó, 8.200 cổ phiếu XDC đang giao dịch trên UPCoM sẽ bị hủy đăng ký giao dịch từ ngày 29/12.
Lý do, công ty này là doanh nghiệp cổ phần hóa sau 1 năm kể từ ngày giao dịch đầu tiên vẫn chưa đáp ứng đủ điều kiện là công ty đại chúng theo quy định.
Cổ phiếu XDC từng là "hiện tượng lạ" trên sàn chứng khoán với việc lập kỷ lục về giá, lên tới 999.000 đồng/cổ phiếu.
Được chấp thuận giao dịch trên UPCoM từ cuối năm 2022, cổ phiếu XDC bắt đầu chuỗi tăng giá bất chấp từ tháng 5/2023. Chỉ trong 1 tháng, doanh nghiệp có chuỗi tăng trần liên tiếp 31 phiên để chạm mức 999.000 đồng/cổ phiếu, gấp 64 lần giá tham chiếu trong phiên giao dịch đầu tiên.
Tuy nhiên, thanh khoản của mã này chỉ loanh quanh dưới 1.000 cổ phiếu/phiên, 2 phiên có thanh khoản tăng vọt thì khối lượng khớp cũng chỉ đạt khoảng 1.500-1.800 cổ phiếu.
Đến ngày 10/8, cổ phiếu này lại giảm sốc, "bốc hơi" 40% thị giá trong 1 phiên, "bay" ngay 400.000 đồng/cổ phiếu. Từ đó, cổ phiếu giảm liên tiếp về mức 71.200 đồng/đơn vị (chốt phiên ngày 13/12).
Diễn biến giá cổ phiếu XDC từ khi giao dịch UPCoM đến nay (Nguồn: TradingView).
Cổ phiếu XDC cũng bị đưa vào diện cảnh báo từ ngày 13/7 do công ty chưa tổ chức họp đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2023 trong thời hạn tối đa kể từ thời điểm kết thúc năm tài chính theo quy định tại Luật Doanh nghiệp.
Công ty Xây dựng Công trình Tân Cảng được thành lập từ năm 1996, hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, sửa chữa công trình thủy; nạo vét cảng sông, cảng biển và cho thuê máy móc cẩu bờ tại các tỉnh Quảng Nam, Khánh Hòa, Vũng Tàu, TPHCM… Công ty cũng thi công nhiều công trình trong và ngoài quân đội, trên đất liền cũng như hải đảo.
Mặc dù giá cổ phiếu ở mức cao ngất ngưởng nhưng kết quả kinh doanh của Xây dựng Công trình Tân Cảng không thực sự khởi sắc trong 5 năm trở lại đây. Năm 2022, công ty có doanh thu thuần hơn 279 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 7,6 tỷ đồng, giảm lần lượt 15% và 19% so với năm trước.
Kết quả kinh doanh của Công ty Xây dựng Công trình Tân Cảng (Nguồn: tổng hợp báo cáo tài chính).
Công ty cho biết năm 2022, hoạt động sản xuất kinh doanh mới chỉ khởi sắc lại từ quý II, còn trong quý 1 do dịch Covid-19 vẫn chưa được kiểm soát hoàn toàn, công nhân về quê nghỉ Tết phải mất thời gian để hoàn thành lại thủ tục hồ sơ ra đảo. Vì vậy, các công trường thi công cũng mới chính thức hoạt động bình thường trở lại từ quý II.
Doanh nghiệp không sử dụng nhiều vốn vay ngân hàng. Cuối năm 2022, nợ vay tài chính gần 15 tỷ đồng, là vay ngắn hạn. Tỷ lệ nợ vay/vốn chủ sở hữu thấp, đạt 0,16 lần.
Theo báo cáo quản trị bán niên của doanh nghiệp, tại thời điểm 30/6, Công ty TNHH MTV Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn là cổ đông lớn nhất nắm gần 7,9 triệu cổ phiếu XDC, tương ứng 87,35% vốn doanh nghiệp. Công ty cổ phần Khoáng sản Fecon là nhà đầu tư chiến lược.
"> -
Chính thức giảm 50% phí trước bạ với ô tô trong nước từ ngày 1/9 Chính thức giảm 50% phí trước bạ với ô tô trong nước từ ngày 1/9Thảo Thu
(Dân trí) - Ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước tiếp tục hưởng ưu đãi trước bạ, thời gian từ 1/9 đến hết 30/11.
Theo Nghị định 109 được Chính phủ ban hành hôm nay, lệ phí trước bạ nộp lần đầu với ô tô, rơ moóc hoặc sơmi rơ moóc được kéo bởi ô tô và các loại xe tương tự sản xuất, lắp ráp trong nước được giảm 50% từ 1/9 đến 30/11.
Ưu đãi lệ phí trước bạ chỉ dành cho xe lắp ráp trong nước, còn xe nhập khẩu thì không. Từ ngày 1/12 trở đi, mức thu lệ phí trước bạ tiếp tục thực hiện theo mức cũ.
Đây là năm thứ 4 ưu đãi lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước được áp dụng. Lần đầu tiên là từ nửa cuối năm 2020, sau đó là tháng 12/2021, tháng 5/2022 và lần gần nhất là nửa cuối năm 2023. Những lần ưu đãi trước kéo dài 6 tháng.
Phí trước bạ cho ô tô lắp ráp trong nước được giảm 3 tháng (Ảnh: Nguyễn Lâm).
Trước đó, tại hồ sơ gửi Bộ Tư pháp thẩm định hôm 11/7, Bộ Tài chính vẫn hoàn thiện chính sách giảm 50% phí trước bạ với xe trong nước theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền.
Sau đó, Thủ tướng đã có cuộc họp với các Phó thủ tướng, lãnh đạo các bộ ngành liên quan về việc này. Sau cuộc họp, Thường trực Chính phủ thống nhất giảm một nửa phí trước bạ cho ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước. Phương án về thời gian áp dụng sẽ giảm trong 3 tháng, thay vì giảm 6 tháng như dự kiến.
Từ đầu năm đến nay, khuyến mại cho ô tô đang được các hãng và đại lý thường xuyên thực hiện. Thị trường kém nhiệt, cộng với áp lực cạnh tranh khiến nhiều hãng liên tục điều chỉnh giá bán lẻ để thu hút khách hàng hơn.
Nửa đầu năm nay, theo số liệu từ Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), tổng doanh số bán ô tô lắp ráp, sản xuất trong nước chỉ đạt 67.849 xe, giảm 15% so với cùng kỳ năm ngoái.
Việc tiếp tục giảm 50% mức thu lệ phí trước bạ với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước có tác động tích cực đối với người tiêu dùng như một giải pháp hỗ trợ tài chính, khuyến khích tiêu dùng.
Ước tính, ngân sách giảm thu khoảng 2.600 tỷ đồng khi thực hiện chính sách giảm 50% phí trước bạ với ô tô.
">