Ngày 5/6, Bộ GD-ĐT tổ chức hội nghị trực tuyến với các địa phương về công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2020.Tại hội nghị, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho hay kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 sẽ diễn ra vào ngày 9-10/8. Từ nay đến lúc đó chỉ còn khoảng 2 tháng, nên các địa phương cần phải rất gấp rút thực hiện nghiêm ngặt các công việc được giao theo phân công.
Về chuẩn bị trước khi tổ chức kỳ thi, theo ông Nhạ, hiện Bộ GD-ĐT đã ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT. Do đó, đề nghị các địa phương sớm thành lập Ban chỉ đạo thi cấp tỉnh, trong đó phân công rõ công việc, nhiệm vụ, trách nhiệm cho từng thành viên.
“Việc tham gia Ban chỉ đạo cần tránh mang tính hình thức, phân công công việc chung chung rồi thực hiện không nghiêm túc, dẫn đến hổng dù chỉ một khâu cũng có thể gây rủi ro lớn. Đề nghị lãnh đạo địa phương chỉ đạo các sở ban ngành liên quan tham gia Ban chỉ đạo kỳ thi và ưu tiên cho công tác này trong thời gian tới”, ông Nhạ nói.
Bên cạnh đó, tư lệnh ngành giáo dục cũng cho hay việc thành lập hội đồng thi và các ban, tiểu ban phục vụ kỳ thi cũng phải rõ chức năng, nhiệm vụ, rõ người và rõ trách nhiệm. Phải tập huấn kỹ lưỡng cho nhân sự tham gia để từng thành viên đều nắm chắc nghiệp vụ chuyên môn; chú ý chọn người tham gia kỳ thi có phẩm chất, đạo đức tốt.
“Căn cứ vào phân công nhiệm vụ của Ban chỉ đạo, Hội đồng thi, từng thành viên phải xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ một cách cụ thể, chi tiết. Căn cứ vào kế hoạch này để giám sát thường xuyên, đôn đốc, nhắc nhở kịp thời, tránh tình trạng “khoảng tối dưới chân đèn”. Tới đây, thanh tra Bộ sẽ thanh kiểm tra công tác thực hiện của các địa phương; kiểm tra qua kế hoạch thực hiện nhiệm vụ cụ thể. Đề nghị thanh tra Bộ khi thanh tra, kiểm tra phải có kết luận để bộ phận chưa làm tròn trách nhiệm phải khắc phục kịp thời”, ông Nhạ nhấn mạnh.
|
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Tránh tình trạng “khoảng tối dưới chân đèn” trong tổ chức thi THPT 2020 |
Trong nhiệm vụ chuẩn bị kỳ thi, ông Nhạ đặc biệt lưu ý về công tác tập huấn cho các thành viên tham gia làm thi.
“Đây là nhiệm vụ rất quan trọng. Chúng ta phải làm sao để từng người tham gia công tác làm thi phải hiểu rõ nhiệm vụ, trách nhiệm của mình. Bởi lẽ, nếu hiểu không đúng, chưa đầy đủ thì thực hiện sẽ lúng túng hoặc làm sai và như thế có thể ảnh hưởng đến chất lượng kỳ thi. Việc tập huấn do đó cần thực hiện nghiêm túc, kỹ lưỡng”.
Về chuẩn bị cơ sở vật chất phục vụ kỳ thi, ông Nhạ đề nghị các địa phương quan tâm, chỉ đạo thực hiện sát sao. Trong đó, cần lưu ý việc chuẩn bị và lắp đặt camera bảo đảm chất lượng theo quy định; tránh hiện tượng có camera nhưng không hoạt động hoặc hoạt động trục trặc. Một số vùng miền núi hay xảy ra mưa lũ, địa phương cần có phương án dự phòng để bảo đảm an toàn cho điểm thi, hỗ trợ thí sinh đến dự kỳ thi an toàn, kịp thời.
Về tổ chức kỳ thi, Bộ trưởng Nhạ đặc biệt lưu ý một số khâu như: in sao, vận chuyển đề thi; bảo quản đề và bài thi. “Đối với các giáo viên được cử tham gia công tác coi thi, các nhà trường cần chủ động có kế hoạch để giáo viên được tập huấn, phát huy trách nhiệm trong coi thi. Tránh chuyện vì không hiểu quy chế thi hoặc có lý do cá nhân dẫn đến việc thực hiện không nghiêm túc; hoặc thiếu kinh nghiệm nên xử lý tinh huống lúng túng.
Nhấn mạnh không để "một lỗ thủng nhỏ đánh đắm cả con tàu", Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ lưu ý phải thực hiện bài bản, kỹ càng tất cả các khâu trong kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới.
Về công tác chấm thi, công bố kết quả thi, phân tích phổ điểm, ông Nhạ cho hay một điểm mới là năm nay sẽ thực hiện đối sánh, phân tích kết quả thi và kết quả học tập bậc THPT của thí sinh. Theo ông Nhạ, qua đó sẽ giúp phát hiện ra những “điểm trũng” để có chính sách cải thiện tốt hơn, hướng tới nâng cao chất lượng giáo dục.
Thanh Hùng
Ngại áp lực, Giám đốc Sở không muốn xếp hạng điểm thi tốt nghiệp THPT
Ông Hà Thanh Quốc, Giám đốc Sở GD-ĐT Quảng Nam kiến nghị Bộ không nên xếp thứ tự điểm trung bình các môn thi của các địa phương. Bởi điều này tạo áp lực cho các Sở.
" alt="Bộ trưởng Giáo dục: Sẽ đối chiếu điểm thi tốt nghiệp THPT với học bạ"/>
Bộ trưởng Giáo dục: Sẽ đối chiếu điểm thi tốt nghiệp THPT với học bạ
Thái Lan đã mất ngôi đầu bảng G vòng loại World Cup 2022/Asian Cup 2023 sau trận thua ngược Malaysia 1-2, đồng thời kém tuyển Việt Nam 3 điểm."Derby Đông Nam Á" trên sân Mỹ Đình mang ý nghĩa quan trọng với Thái Lan, và đội quân của HLV Akira Nishino không được phép thất bại.
|
Thái Lan đang chịu nhiều áp lực trước cuộc chiến với Việt Nam |
Tờ MThai có bài phân tích trước trận đấu, với 5 vấn đề Thái Lan cần cải thiện, để có thể giành điểm trước Việt Nam.
"Có rất nhiều điểm cần phải điều chỉnh. Thái Lan cần một bộ mặt hoàn toàn khác so với trận thua Malaysia, trước khi nghĩ đến việc giành điểm trên sân Mỹ Đình.
Ít nhất, có 5 vấn đề mà Thái Lan phải thay đổi ngay lập tức:
1. Thay đổi hàng thủ. Tristan Do, Elias Dolah và Korrakot Wiriyaudomsiri đã có trận đấu thất vọng trước Malaysia, phải nhường chỗ cho những người khác.
Giải pháp thay thế tương ứng là Nitipong Selanon, Theerathon Bunmathan và Tanaboon Kesarat, để tạo nên một hàng thủ cân bằng hơn.
|
Korrakot là nỗi thất vọng lớn trong trận thua Malaysia |
Thái Lan cần sự kết hợp giữa Tanaboon và Manuel Bihr. Đây là cặp trung vệ số 1 của đội tuyển, ở hiện tại và cả tương lai lâu dài.
2. Teerasil Dangda phải dứt điểm nhanh hơn. Đừng chạm bóng quá nhiều. Không nên đợi đến những lần chạm bóng thứ 2, 3 rồi mới dứt điểm.
Sút, sút, và sút. Phải cố gắng dứt điểm ngay ở pha chạm bóng đầu tiên để tăng hiệu quả.
|
Dangda bị chỉ trích vì rườm rà trước Malaysia |
3. Ekanit Panya phải đủ can đảm để đưa ra quyết định của riêng mình. Điều quan trọng là thả lỏng bản thân.
Ekanit còn rất trẻ, cần tự tin hơn trong các tình huống đột phá hoặc tạt cánh. Vì thế, đừng để áp lực chi phối, dù đối thủ là những hậu vệ kinh nghiệm.
4. Cần có giải pháp hợp lý hơn trong những đường chuyền vào vòng cấm. Trước Malaysia, Thái Lan liên tục có những pha nhồi bóng rất thiếu toan tính.
Không cần những pha rót bóng liên tục. Điều quan trọng hơn là tỉnh táo và tập trung tối đa vào các tình huống tấn công.
|
Trong trận thua Malaysia, Thái Lan có nhiều đường chuyền thừa thãi |
Phải biết tạo tốc độ cao hơn, khi Việt Nam là đội bóng phòng ngự rất chắc chắn. Cần giảm những đường chuyền thừa thãi, đưa ra các pha bóng hợp lý và chính xác hơn.
5. Không nên quên những điểm nhấn khi Thái Lan thắng UAE 2-1. Trong đó, vai trò của Nitipong Selanon cần được khai thác hơn nữa.
Đó là đẩy tốc độ, giảm thời gian cầm bóng, và tạt bóng nhanh nhất. Điều này giúp tăng tính đột biến.
Có thể không phải 100% pha tạt bóng như vậy đều thành bàn. Nhưng ít nhất khai thác vai trò của Nitipong như trước UAE giúp tăng hy vọng có được bàn thắng".
Thiên Thanh
" alt="Báo Thái Lan: Thái Lan làm 5 điều này để thắng tuyển Việt Nam"/>
Báo Thái Lan: Thái Lan làm 5 điều này để thắng tuyển Việt Nam