当前位置:首页 > Thể thao > Nhận định, soi kèo Tromso IL vs Molde, 02h15 ngày 29/06: Chủ nhà thất trận 正文
标签:
责任编辑:Kinh doanh
Nhận định, soi kèo Watford vs Plymouth Argyle, 19h30 ngày 29/3: Chủ nhà sa sút
Mong một ngày tương lai sếu lại bay rợp trời
Ông Đỗ Minh Chánh (59 tuổi) đã làm bảo vệ ở Vườn quốc gia Tràm Chim (Đồng Tháp) hơn 30 năm. Vợ chồng ông ở trong ngôi nhà nhỏ khuất dưới bóng rừng Tràm Chim.
Ông Chánh chuẩn bị đi tuần tra rừng Tràm Chim (Ảnh: CTV).
"Ngày nào cũng lái tắc ráng (thuyền nhỏ) đi tuần tra, tôi thuộc mọi góc của khu rừng. Có khi nhìn vào vạt rừng rộng lớn, một tổ chim vừa xuất hiện tôi cũng nhận ra ngay", ông Chánh tươi cười nói về sự thân thuộc của mình với rừng.
Ông Chánh kể, hơn 30 năm qua, có những lần rừng cháy ông là người đầu tiên đến hiện trường. Chữa cháy xong, lực lượng về hết, ông Chánh sẽ luôn là người về sau cùng.
Cũng hơn 30 năm qua, ông Chánh nhiều lần là người đầu tiên phát hiện sếu đầu đỏ đáp xuống lõi vườn quốc gia. Với ông, cảnh những cánh sếu chao nghiêng trên vạt rừng tràm luôn là huyền thoại, khiến lòng ông xốn xang như thấy người thương về qua trước ngõ.
30 năm qua, nhiều lần ông Chánh là người đầu tiên phát hiện sếu đáp xuống Tràm Chim (Ảnh: CTV).
"Rừng cháy, tôi cảm giác lòng mình còn đau hơn nhà cháy. Ở lâu, gắn bó với rừng, anh em bảo vệ sẽ tự sinh ra một thứ tình cảm coi rừng như máu thịt, coi chim chóc như người thân.
Đến mùa nhưng sếu chưa về, tôi ngủ không yên. Nhiều khi nằm nghỉ trưa, nghe tiếng na ná sếu kêu là tỉnh liền, lao vội lên chòi ngóng coi phải sếu đến không", người đàn ông chia sẻ.
Trong ký ức của người bảo vệ rừng, những năm 90 của thế kỷ trước, có khi cả ngàn con sếu cùng đáp xuống rừng. Chim tung cánh che mờ cả ánh mặt trời.
"Sếu thường về dịp gần Tết ta. Loài chim này cao lớn đặc biệt, nổi bật giữa rừng với cái đầu đỏ vươn cao. Tiếng sếu rất đặc trưng, vang vọng đến 5km giữa tán rừng", ông Chánh nói.
Ngóng trông sếu là thế, nhưng từ năm 2017 đến nay, có năm chỉ vài ba con sếu về Tràm Chim, có năm sếu chỉ đáp xuống rồi cất cánh bay đi, có những năm ngóng mãi nhưng sếu không về, khiến ông Chánh và những đồng nghiệp "rất đau lòng".
Đã có thời sếu đầu đỏ bay rợp trời Tràm Chim (Ảnh: CTV).
Ông Chánh cho biết không chỉ riêng ông hay cán bộ vườn quốc gia mà tất cả người dân quanh Tràm chim đều rất vui khi đề án bảo tồn sếu được triển khai. "Chúng tôi từng rất sợ con cháu mai sau sẽ chỉ biết sếu qua lời kể. Mọi người đều mong chờ một ngày nào đó sếu lại bay rợp trời Tràm Chim", ông Chánh trải lòng.
Đàn sếu sẽ ở lại quanh năm với Tràm Chim
Vườn quốc gia Tràm Chim rộng khoảng 7.500ha, có rừng tràm và đồng cỏ ngập nước. Nơi đây có nhiều loài sinh vật quý, đặc biệt là sếu đầu đỏ.
Sếu đầu đỏ được Sách Đỏ quốc tế xếp vào nhóm động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng. Loài chim này đặc trưng với kích thước lớn, đầu đỏ, chỉ sống ở những vùng đất trong lành khu vực Đông Nam Á lục địa.
Sinh cảnh đặc trưng của Tràm Chim là rừng tràm và đồng cỏ ngập nước (Ảnh: Nguyễn Cường).
Ông Bùi Thanh Phong, Phó giám đốc Vườn quốc gia Tràm Chim, cho biết, trước đây môi trường khu bảo tồn rất phù hợp cho sếu tìm về. Tuy nhiên do việc trữ nước chống cháy rừng cùng hoạt động thâm canh lúa quanh vùng đã khiến môi trường thay đổi. Thức ăn chính của sếu là cỏ năn không phát triển nên sếu về ít dần rồi biến mất trong 2 năm gần đây.
Với đề án bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ, tỉnh Đồng Tháp đặt mục tiêu đến năm 2032 sẽ có 60 cá thể sếu được đưa từ Thái Lan về. Sếu được nuôi trong các nhà lồng, sau đó thả ra môi trường tự nhiên ở Tràm Chim.
Tỉnh Đồng Tháp kỳ vọng sẽ có 50 cá thể sếu sống tốt, ở lại quanh năm, làm tổ và sinh sản tại Tràm Chim. Đàn sếu này sẽ phát triển tự nhiên dưới sự giám sát, bảo vệ của con người.
Bãi ăn cho sếu đầu đỏ đang được cải tạo (Ảnh: Nguyễn Cường).
Song song việc bảo tồn sếu, sinh cảnh Tràm Chim sẽ được phục hồi, vùng nông nghiệp lân cận cũng được chuyển đổi từ trồng lúa thâm canh sang trồng lúa hữu cơ. Địa phương và người dân sẽ có thu nhập tăng thêm từ du lịch sinh thái gắn liền với sếu.
Ban quản lý khu bảo tồn cho biết, các công việc cải tạo sinh cảnh, tuyên truyền để người dân xung quanh chuyển sang lúa hữu cơ đang được tiến hành. Hiện vùng lõi Tràm Chim đã cơ bản phù hợp cho sếu đầu đỏ kiếm ăn, sinh sống. Hệ thống nhà lồng rộng 4ha đã hoàn thiện, sẵn sàng chăm sóc sếu giai đoạn mới tiếp nhận.
Tiến sĩ Trần Triết, chuyên gia có hơn 30 năm nghiên cứu về sếu đầu đỏ nhận định đề án bảo tồn sếu của Đồng Tháp là "tham vọng", nhưng tính khả thi cao. Chuyên gia cho biết Thái Lan đã thực hiện đề án tương tự và đã thành công.
Nhà lồng tiếp nhận sếu giai đoạn đầu đã được hoàn thiện (Ảnh: Nguyễn Cường).
Ông Triết cho rằng yếu tố quyết định thành công của đề án là khôi phục sinh cảnh Tràm Chim và vùng phụ cận, việc này cần sự quyết tâm của ngành chức năng và sự chung tay của cộng đồng. Vị chuyên gia đánh giá mọi yếu tố cần thiết đã hội tụ, ông tin Đồng Tháp sẽ thực hiện được đề án, Tràm Chim sẽ mãi là "đất lành chim đậu".
" alt="30 năm giữ Tràm Chim, thấy sếu lòng vẫn xốn xang như người thương qua ngõ"/>30 năm giữ Tràm Chim, thấy sếu lòng vẫn xốn xang như người thương qua ngõ
Nhận định, soi kèo Norwich vs West Brom, 22h00 ngày 29/3: Bất phân thắng bại
Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương trao Quyết định của Bộ Chính trị cho ông Ngô Đông Hải. (Ảnh: Phương Hoa - TTXVN)
Tại Hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đã trao quyết định của Bộ Chính trị tới ông Ngô Đông Hải.
Chúc mừng ông Ngô Đông Hải giữ trọng trách mới, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa nhấn mạnh hội nghị trao quyết định của Bộ Chính trị diễn ra trong bối cảnh Ban Tuyên giáo Trung ương cũng như các cơ quan của Đảng và hệ thống chính trị của Đảng đang bước vào một giai đoạn mới như Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh là kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc với những yêu cầu ngày càng cao.
Cả hệ thống chính trị vừa tập trung nỗ lực phấn đấu, bứt phá để thực hiện đạt và vượt các mục tiêu Đại hội XIII của Đảng, vừa tập trung tổng kết 40 năm lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội, đồng thời tham gia cùng các ban, bộ, ngành để chuẩn bị cho văn kiện Đại hội XIV của Đảng; giải quyết nhiều nhiệm vụ mới của Đảng và Nhà nước.
Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đánh giá ông Ngô Đông Hải là một cán bộ được đào tạo rất cơ bản, trưởng thành từ thực tiễn ở địa phương, Trung ương. Ở vị trí công tác nào, ông Ngô Đông Hải cũng luôn thể hiện bản lĩnh lập trường, kiên định, vững vàng, có tác phong, phương pháp công tác, đặc biệt là tinh thần trách nhiệm của người lãnh đạo, để tập hợp, đoàn kết tập thể.
Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đề nghị ông Ngô Đông Hải phát huy kinh nghiệm thực tiễn công tác, nhanh chóng tiếp cận lĩnh vực công tác mới, cùng tập thể lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức Ban Tuyên giáo Trung ương nỗ lực thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị mà Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao phó.
Bày tỏ vinh dự khi được nhận quyết định của Bộ Chính trị điều động, phân công, bổ nhiệm làm Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, ông Ngô Đông Hải khẳng định đây là niềm vinh dự, là dấu mốc đặc biệt trong quá trình phấn đấu, công tác của cá nhân.
Ông Ngô Đông Hải, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương phát biểu nhận nhiệm vụ. (Ảnh: Phương Hoa - TTXVN)
Nhấn mạnh chức năng, nhiệm vụ của Ban Tuyên giáo Trung ương là hết sức quan trọng và nặng nề, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, tân Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương khẳng định sẽ nỗ lực, cố gắng hết sức mình, nhanh chóng nghiên cứu, tiếp cận các chức năng, nhiệm vụ và các chương trình, kế hoạch của Ban, tuân thủ sự lãnh đạo của Trưởng Ban cũng như phân công lãnh đạo Ban, cùng với các vụ, đơn vị và các cán bộ, công chức, người lao động của Ban hoàn thành các nhiệm vụ được phân công cũng như nhiệm vụ chung của Ban.
Ông Ngô Đông Hải sinh ngày 25/10/1970, quê xã Phước Hưng, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định.
Ông Hải có bằng Tiến sĩ Điện tử - Viễn thông, Cử nhân Kinh tế.
Ông Ngô Đồng Hải từng giữ chức Bí thư Huyện ủy Hoài Ân, Bí thư Thị ủy An Nhơn; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định (nhiệm kỳ 2011-2016). Tháng 3/2016, ông Ngô Đông Hải được Bộ Chính trị điều động giữ chức Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương.
Tháng 9/2018, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng có quyết định về việc luân chuyển, bố trí cán bộ, chỉ định ông Ngô Đông Hải, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng khóa XII nhiệm kỳ 2015-2020, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Thái Bình nhiệm kỳ 2015-2020.
Từ tháng 6/2020 - 1/2021, ông Ngô Đông Hải là Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng khóa XII; Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình.
Từ tháng 1/2021 đến trước khi được điều động, phân công, bổ nhiệm giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương (tháng 11/2024), ông Ngô Đông Hải là Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIII; Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình; đại biểu Quốc hội khóa XV và Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình, Tổ trưởng Tổ Đảng (từ tháng 7/2021).
" alt="Bí thư Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương"/>Bí thư Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Kết luận thanh tra trách nhiệm thực hiện công vụ của cán bộ, công chức, viên chức trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), cung cấp dịch vụ công cho người dân và doanh nghiệp tại Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) vừa được Thanh tra Chính phủ công bố công khai.
Trụ sở Bộ Tài nguyên và Môi trường ở Hà Nội (Ảnh: VGP).
Hàng loạt hồ sơ dự án bị giải quyết chậm trễ, quá hạn thời gian dài
Kiểm tra việc tổ chức, vận hành Văn phòng Một cửa, Thanh tra Chính phủ phát hiện tại đây chỉ bố trí 3 công chức làm việc thường xuyên để tiếp nhận hồ sơ giải quyết TTHC thuộc các lĩnh vực môi trường, địa chất và khoáng sản. Các lĩnh vực còn lại không bố trí công chức làm việc thường xuyên.
Thanh tra Chính phủ đánh giá Bộ Tài nguyên và Môi trường đã thực hiện chưa đầy đủ theo quy định của Chính phủ.
Trong giai đoạn từ năm 2021-2023, Bộ tiếp nhận 20.099 hồ sơ giải quyết TTHC và đến thời điểm thanh tra đã giải quyết hơn 16.000 hồ sơ (quá hạn 1.148 hồ sơ), đang giải quyết hơn 4.000 hồ sơ (quá hạn 93 hồ sơ).
Kết luận chỉ ra 7 hồ sơ có thời gian giải quyết bị quá hạn, thực hiện không đúng quy định của Luật Bảo vệ môi trường. 5 hồ sơ có thời gian giải quyết bị quá hạn, thực hiện không đúng Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.
Trong lĩnh vực biển và hải đảo, có 5 hồ sơ giao khu vực biển cho tổ chức cá nhân có thời gian giải quyết quá hạn, thực hiện không đúng quy định.
"Có 3 hồ sơ thời gian giải quyết quá hạn nhưng Bộ Tài nguyên và Môi trường (Cục Biển và Hải đảo Việt Nam) không ban hành phiếu xin lỗi, là thực hiện không đúng quy định tại khoản 5 Điều 12 Nghị định số 61/2018 của Chính phủ và Quyết định số 1868/2020 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về ban hành quy chế tiếp nhận và trả lời kết quả tại Bộ phận Một cửa", Thanh tra Chính phủ nêu.
Văn phòng Một cửa của Bộ Tài nguyên và Môi trường (Ảnh: TN-MT).
Yêu cầu xử lý nghiêm cán bộ, công chức đùn đẩy, né tránh trách nhiệm
Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, giai đoạn 2021-2023 Bộ tiếp nhận và xử lý 3.742 phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân.
Kiểm tra xác suất, Thanh tra Chính phủ phát hiện tỷ lệ trả lời đúng hạn chỉ đạt 28%. Số lượng trả lời phản ánh, kiến nghị của Bộ Tài nguyên và Môi trường bị chậm, quá hạn chiếm tỷ lệ lớn (72%).
Kiểm tra 194 văn bản trả lời phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về các quy định hành chính, TTHC liên quan đến lĩnh vực môi trường thì có tới 56/194 văn bản trả lời quá hạn (28,8%); lĩnh vực khoáng sản có 81/147 văn bản trả lời quá hạn (55%), biển và hải đảo có 3/4 văn bản trả lời quá hạn…
Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng bị phát hiện chưa triển khai dịch vụ công trực tuyến đối với một số TTHC trong lĩnh vực môi trường - thực hiện không đúng quy định của Chính phủ.
"Từ các tồn tại, hạn chế, khuyết điểm nêu trên dẫn đến Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện giải quyết TTHC, cung cấp dịch vụ công cho người dân và doanh nghiệp theo hình thức trực tuyến ở mức thấp, người dân và doanh nghiệp còn mất thời gian đi lại, gặp trực tiếp cơ quan nhà nước để giải quyết TTHC và mất thời gian chờ đợi do giải quyết TTHC chậm, quá hạn.
Từ kết luận thanh tra và ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng, Thanh tra Chính phủ đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc chậm thực hiện số hóa, giải quyết hồ sơ TTHC trên môi trường điện tử; chậm trả lời các phản ánh, kiến nghị và chậm trễ trong giải quyết TTHC, cung cấp dịch vụ công cho người dân và doanh nghiệp.
"Trong quá trình thực hiện kết luận thanh tra, Bộ Tài nguyên và Môi trường kiểm điểm, xem xét xử lý nghiêm cán bộ, công chức cố tình trì hoãn, đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, có hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp", Tổng Thanh tra Chính phủ yêu cầu.
Bộ Tài nguyên và Môi trường có 89 TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết và phân công cho 14 tổ chức thuộc Bộ làm đầu mối, tiếp nhận giải quyết, cung cấp dịch vụ công cho người dân, doanh nghiệp.
Ngoài ra, 13 đơn vị thuộc Bộ trực tiếp giải quyết TTHC, cung cấp dịch vụ công cho cá nhân, tổ chức trong 9 lĩnh vực: Môi trường, khoáng sản và địa chất, đất đai, tài nguyên nước, biến đổi khí hậu, biển và hải đảo, khí tượng thủy văn, đo đạc và bản đồ, viễn thám.
" alt="Nhiều vi phạm, bất cập trong giải quyết thủ tục hành chính ở Bộ TN"/>Nhiều vi phạm, bất cập trong giải quyết thủ tục hành chính ở Bộ TN
Cổ phiếu Nvidia có thêm một phiên lập đỉnh khi phố Wall hào hứng đón chờ mùa báo cáo kết quả kinh doanh quý III.
Kết phiên 14/10, thị giá cổ phiếu của ông lớn chip bán dẫn này tăng 2,4% lên 138,07 USD, vượt qua kỷ lục cũ 135,58 USD thiết lập vào ngày 18/6. Vốn hóa của tập đoàn vì thế cũng chạm ngưỡng 3.400 tỷ USD.
Tính từ đầu năm, giá cổ phiếu Nvidia đã tăng gần 180% và hiện cao hơn gần 9 lần so với thời điểm đầu năm 2023.
Với kết quả này, Nvidia hiện là công ty đại chúng có giá trị vốn hóa lớn thứ hai trên sàn chứng khoán Mỹ, chỉ xếp sau Apple với 3.550 tỷ USD.
Cổ phiếu Nvidia lập đỉnh mới trong phiên 14/10 (Ảnh: Nvidia).
Nvidia được ví von là doanh nghiệp bán "cuốc và xẻng" trong cơn sốt "đào vàng" trí tuệ nhân tạo (AI). Do đó, doanh nghiệp này chính là bên được hưởng lợi nhiều nhất khi AI trở thành chủ đề nóng trên thị trường kể từ khi ChatGPT của OpenAI ra mắt vào tháng 11/2022.
Chip xử lý đồ họa, hay còn gọi là GPU, của Nvidia thường được sử dụng để vận hành các mô hình AI, phục vụ trực tiếp ChatGPT cũng như nhiều ứng dụng tương tự khác.
Các "ông lớn" trong ngành công nghệ như Microsoft, Meta, Google và Amazon "tranh nhau" mua GPU của Nvidia với số lượng lớn nhằm xây dựng nên các hệ thống máy tính khổng lồ phục vụ chiến lược phát triển công nghệ trí tuệ nhân tạo tân tiến. Những doanh nghiệp trên sẽ công bố báo cáo tài chính quý III trong một vài tuần tới.
Theo tính toán của Mizuho, trong hàng tỷ USD mà các công ty công nghệ lớn chi ra hàng năm cho công nghệ AI, một tỷ lệ không nhỏ "chảy" vào ví của Nvidia khi doanh nghiệp này kiểm soát 95% thị phần chip đào tạo AI toàn cầu.
Trong năm quý gần nhất, doanh thu của Nvidia luôn ghi nhận mức tăng gấp đôi, cá biệt có quý tăng gấp ba lần, so với cùng kỳ. Tốc độ tăng trưởng quý hiện tại của Nvidia được dự báo rơi vào khoảng 82%, đạt 32,9 tỷ USD.
Gần đây, Nvidia cho biết nhu cầu GPU AI thế hệ mới có tên gọi Blackwell "nằm ngoài sức tưởng tượng". Đó là cơ sở công ty kỳ vọng thu về hàng tỷ USD doanh thu trong quý cuối năm.
Theo fica.dantri.com.vn" alt="Cổ phiếu thăng hoa, vốn hóa Nvidia vượt 3.400 tỷ USD"/>