Video Ronaldo lập hat-trick cho Al Nassr:
Ghi bàn:Ronaldo 18' (P),tỷ giá usd chợ đen hôm nay 23', 44'
Video Ronaldo lập hat-trick cho Al Nassr:Ghi bàn:Ronaldo 18' (P),tỷ giá usd chợ đen hôm nay 2tỷ giá usd chợ đen hôm naytỷ giá usd chợ đen hôm nay、、
Video Ronaldo lập hat-trick cho Al Nassr:
Ghi bàn:Ronaldo 18' (P),tỷ giá usd chợ đen hôm nay 23', 44'
1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。
Siêu máy tính dự đoán Brentford vs Liverpool, 22h00 ngày 18/1
2025-01-21 05:51
Thực hư giấy xác nhận độc thân phải ghi tên người dự định cưới
2025-01-21 05:49
(Ảnh minh họa: Thanh Tùng/TTXVN)
Liên quan tới việc truy thu số tiền chi vượt phụ cấp ưu đãi cho hơn 700 giáo viên tại thành phố Gia Nghĩa, Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Nông vừa có công văn số 6848/UBND-KGVX, ngày 24/11, chỉ đạo Sở Tài chính, Sở Giáo dục Đào tạo và các đơn vị liên quan tạm ngưng việc truy thu cho tới khi có hướng dẫn cụ thể của Trung ương.
Trước đó, Hội đồng Nhân dân tỉnh Đắk Nông có công văn số 196/HĐND-VP ngày 18/11/2021 gửi Văn phòng Chính phủ về việc hướng dẫn chế độ phụ cấp ưu đãi giáo viên trên địa bàn thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông theo Quyết định số 244/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Theo HĐND tỉnh Đắk Nông, tại Quyết định số 21/QĐ-UB ngày 26/01/1993 của Ủy ban Dân tộc và Miền núi, toàn huyện Đắk Nông (thời điểm đó thuộc tỉnh Đắk Lắk) được công nhận là miền núi, trong đó có thị trấn Gia Nghĩa.
Tiếp đó, tại Nghị quyết số 22/2003//QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh, trong đó Đắk Lắk được chia làm hai tỉnh là Đắk Lắk và Đắk Nông. Tỉnh lỵ tỉnh Đắk Nông được đặt tại thị trấn Gia Nghĩa. Đến năm 2005, thị xã Gia Nghĩa được thành lập.
Ngày 18/7/2012, Bộ Tài chính có công văn khẳng định “tỉnh Đắk Nông có thị xã Gia Nghĩa được công nhận là miền núi theo quy định của Ủy ban Dân tộc, áp dụng mức phụ cấp như đối với đơn vị miền núi.” Ngày 25/7/2013, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng có công văn khẳng định “địa bàn Gia Nghĩa, Đắk Nông được công nhận là miền núi nên các xã, phường có tên nêu trên được áp dụng phụ cấp như với miền núi.”
Trên cơ sở đó, công văn của HĐND tỉnh Đắk Nông khẳng định việc thị xã Gia Nghĩa được công nhận là thành phố (từ 01/01/2020) không liên quan đến việc thay đổi địa bàn là miền núi theo quyết định của Ủy ban Dân tộc. Do đó, việc không áp dụng chế độ phụ cấp ưu đãi cho giáo viên tại thành phố Gia Nghĩa theo các tiêu chí miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa sẽ không thống nhất với các văn bản trước đây đã thực hiện và không phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.
HĐND tỉnh Đắk Nông cũng đề nghị Văn phòng Chính phủ xem xét, thống nhất hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp ưu đãi cho giáo viên tại thành phố Gia Nghĩa theo Quyết định 244/2005/QĐ-TTg, ngày 6/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo tại các cơ sở giáo dục công lập (gọi tắt là Quyết định 244) cho phù hợp với các quy định hiện hành và điều kiện công tác còn nhiều khó khăn tại khu vực miền núi, vùng cao.
Liên quan tới vấn đề này, ngày 24/11/2021, Văn phòng Chính phủ có công văn số 8589/VPCP-KGVX gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ý kiến đại biểu Quốc hội về việc thực hiện chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy tại các cơ sở giáo dục công lập.
Theo công văn, Văn phòng Chính phủ truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam giao Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Ủy ban Dân tộc và các Bộ, ngành liên quan kiểm tra, xử lý nội dung mà đại biểu Quốc hội Dương Khắc Mai và đại biểu Quốc hội Nguyễn Trường Giang phản ánh; rà soát sửa đổi, bổ sung hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các quy định (nếu có), đảm bảo công bằng, phù hợp thực tiễn.
Trước đó, trong các ngày 11-12/11 vừa qua, tại các phiên chất vấn của Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, hai đại biểu Dương Khắc Mai và Nguyễn Trường Giang, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Nông nêu ra nhiều điểm bất hợp lý trong việc áp dụng chế độ phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên trên địa bàn thành phố Gia Nghĩa (tỉnh Đắk Nông).
Hai đại biểu cũng kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chính phủ xem xét điều chỉnh. Cụ thể, đại biểu Dương Khắc Mai nêu thực trạng, giáo viên tại 14/15 thị xã, thành phố thuộc tỉnh vùng cao trong cả nước (theo quy định của Ủy ban Dân tộc) được hưởng chế độ ưu đãi như đối với giáo viên miền núi nhưng giáo viên tại Gia Nghĩa (cũng thuộc vùng cao), không được hưởng chế độ này, mà lại áp dụng mức thấp hơn.
Một giờ lên lớp của giáo viên miền núi. (Ảnh: Chu Hiệu/TTXVN) |
Tại Quyết định 244 không có quy định mức phụ cấp đối với vùng cao, chỉ có 2 vùng là “vùng đồng bằng, thành phố, thị xã” và vùng “miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa.” Theo đại biểu Nguyễn Trường Giang, các tiêu chí đối với “vùng cao” đều cao hơn và khó khăn hơn so với “miền núi” và sẽ tác động rất lớn đến đội ngũ giáo viên tại 12 tỉnh vùng cao và 136 huyện, thị xã vùng cao.
Trước đó, hơn 700 giáo viên trên địa bàn thành phố Gia Nghĩa,, tỉnh Đắk Nông rất lo lắng khi cấp có thẩm quyền yêu cầu truy thu tiền phụ cấp ưu đãi năm 2020. Đáng chú ý hơn, các quy định pháp lý liên quan vẫn chưa thật rõ ràng và cách hiểu của các đơn vị chức năng vẫn chưa thống nhất.
Cụ thể, việc chi trả phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên trên địa bàn Gia Nghĩa được áp dụng như miền núi, tức ở mức 50% đối với 2 bậc học Mầm non, Tiểu học và 35% đối với bậc Trung học Cơ sở. Mức phụ cấp này được áp dụng từ năm 2005, thời điểm thành lập thị xã Gia Nghĩa (tỉnh lỵ của tỉnh Đắk Nông).
Nhưng đến tháng 9/2021, Sở Tài chính Đắk Nông xác định mức phụ cấp áp dụng cho giáo viên giảng dạy tại thành phố Gia Nghĩa là mức tương đương với mức phụ cấp áp dụng cho “vùng đồng bằng, thành phố, thị xã.” Cụ thể, giáo viên giảng dạy ở 2 bậc học Mầm non, Tiểu học áp dụng phụ cấp ưu đãi 35%, còn bậc Trung học Cơ sở là 30%. Sở Tài chính Đắk Nông cũng xác định trong năm 2020, các trường trên địa bàn thành phố Gia Nghĩa đều chi sai mức phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên với tổng số tiền hơn 5,5 tỷ đồng và yêu cầu thu hồi toàn bộ số tiền chi vượt để hoàn trả ngân sách nhà nước.
Theo Sở Tài chính Đắk Nông, việc áp dụng mức phụ cấp như trên căn cứ vào các văn bản hợp nhất số 06/VBHN-BGDĐT ngày 5/6/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo giảng dạy tại các cơ sở giáo dục công lập và công văn số 4854/BGDĐT/NGCBQLGD, ngày 12/11/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo.
Cũng từ những văn bản của trung ương, trong năm 2021 (trước khi Sở Tài chính Đắk Nông xác định thành phố Gia Nghĩa chi sai phụ cấp cho giáo viên), thành phố Gia Nghĩa cũng đã không cho các giáo viên bậc học Mầm non và Tiểu học hưởng phụ cấp ưu đãi như miền núi mà áp dụng mức như ở thành phố, thị xã. Nhiều giáo viên cho rằng, việc áp dụng phụ cấp cho giáo viên như vậy là thiệt thòi cho họ.
UBND tỉnh Đắk Nông ngay sau đó đã có công văn số 5918/UBND-KGVX, ngày 12/10/2021 chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nội vụ, Ban Dân tộc, UBND thành phố Gia Nghĩa kiểm tra, rà soát và báo cáo để thống nhất xử lý đúng quy định. Trường hợp vượt thẩm quyền, báo cáo, đề xuất để UBND tỉnh xin ý kiến các Bộ, ngành trung ương để được hướng dẫn.
Theo TTXVN/Vietnam+
Văn phòng Chính phủ vừa có công văn số 8589/VPCP-KGVX về ý kiến Đại biểu Quốc hội ở việc thực hiện chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập.
" width="175" height="115" alt="Truy thu phụ cấp của 700 giáo viên ở Đắk Nông: Tạm dừng để rà soát" />Truy thu phụ cấp của 700 giáo viên ở Đắk Nông: Tạm dừng để rà soát
2025-01-21 04:25
Lắng nghe thấu cảm là gì?
Cốt lõi của việc “lắng nghe thấu cảm” là sự kết nối, khi bạn chủ định tiếp thu những điều mà đối phương nói (hoặc không nói ra) để tìm cách thấu hiểu thế giới nội tâm của họ.
Như vậy, bạn phải dành toàn bộ sự chú ý cho đối phương để hiểu rõ hơn về họ. Khác với “lắng nghe tích cực” thông thường, lần này bạn phải đặc biệt chú trọng vào việc thấu hiểu trải nghiệm cảm xúc của người nói. Lắng nghe tích cực thường dẫn đến một danh sách các hành động, còn lắng nghe thấu cảm tập trung vào sự kết nối mạnh mẽ hơn về tinh thần, nhu cầu, động lực và nhận thức của người khác. (Danh sách hành động sau đó chỉ là sản phẩm phụ của việc xây dựng mối quan hệ bền chặt, thay vì là mục tiêu hàng đầu).
Như vậy, phương pháp nghe này đòi hỏi bạn phải tư duy vượt khỏi những câu chữ và câu chuyện bề mặt đang được nói tới để tự giải thích vì sao mà người kia nói chuyện đó, tại sao họ nói như thế và cảm nhận của họ khi nói. Từ đó, đồng cảm với họ và tạo ra một không gian mà người khác cảm thấy an toàn khi là chính họ. Đó sẽ là nền tảng cho sự giao tiếp cởi mở và trung thực giữa người nói và người nghe.
6 cách lắng nghe thấu cảm
Để thể hiện sự lắng nghe thấu cảm, hãy thử áp dụng các bước này trong cuộc trò chuyện tiếp theo:
Tập trung vào câu chuyện: Bỏ qua những độc thoại nội tâm của riêng bạn, đặt điện thoại sang một bên và đặt sự chú ý của bạn vào người đối diện. Nếu một ý tưởng, việc cần làm bật ra và cản trở quá trình lắng nghe, hãy cứ tin rằng nếu nó thực sự quan trọng, bạn sẽ nhớ ra và quay lại với nó sau.
Quan sát các tín hiệu: Ngôn ngữ cơ thể - mức độ thoải mái của người đối diện đối với một chủ đề hoặc một cá nhân nào đó. Sự tự tin - mọi người có xu hướng hạ thấp giọng khi nói về những lĩnh vực họ không tự tin hoặc không có quyền hạn và ngược lại. Tiết tấu - nhịp độ nói có thể cho thấy sự thay đổi trong cảm xúc.
Đặt câu hỏi kết nối: Cố gắng tránh xa những câu hỏi dẫn dắt, gợi ý mà kết thúc thường dẫn đến câu trả lời “có” hoặc “không”. Thay vào đó, hãy thử hỏi những câu về “cái gì” hoặc “bằng cách nào” để mở đường cho câu trả lời của đối phương. Ví dụ: thay vì hỏi "Bạn có nghĩ rằng cuộc họp đó thất bại không?"; hãy hỏi "Bạn nghĩ cuộc họp đó diễn ra thế nào?" để giữ tính trung lập và khách quan.
Điều chỉnh cách tiếp cận câu chuyện: Mỗi người đều có một chế độ nghe mặc định dựa trên bản tính có sẵn. Ví dụ: người bẩm sinh thích giải quyết vấn đề sẽ sẵn sàng cung cấp các giải pháp ngay lập tức. Hoặc người hòa giải bẩm sinh thì thích chỉ ra các khía cạnh khác nhau của vấn đề để phân tích một cách khách quan. Nhưng đưa ra lời khuyên khi chưa được khuyến khích hoặc mổ xẻ vấn đề từ mọi góc độ có thể không phải là cái mà người đối thoại cùng thấy cần. Những cách tiếp cận câu chuyện như thế này không phù hợp để “thấu cảm”.
Vì vậy, trước khi đưa ra lập luận hay lời khuyên, hãy thử xem đó có thực sự là cái mà đối phương cần? Hay họ đang muốn một sự đồng cảm - chẳng hạn như khuyến khích, xác nhận hoặc thậm chí đồng tình. Nếu muốn chắc chắn về cách phản ứng, hãy thử hỏi: "Không biết lời khuyên của tôi trong trường hợp này có hữu ích với bạn không?" hoặc "Tôi có ý tưởng để giải quyết vấn đề này, bạn có muốn nghe thử không?". Đơn giản hơn thì: "Bạn có muốn tôi đưa ra quan điểm gì không hay chỉ cần được lắng nghe?".
Xác nhận lại thông tin: Nếu có quá nhiều thông tin hỗn loạn, hãy hỏi lại để tránh thông tin không chính xác hoặc các giả định vô căn cứ trong quá trình nghe - hiểu. Điều này giúp bạn đảm bảo là mình đang hiểu ý người khác, cũng như thể hiện bạn quan tâm đến điều họ nói. Ví dụ: “Theo như tôi hiểu thì… Có đúng vậy không?”.
Chuyển hướng để lôi kéo cả những người khác: Khi khả năng lắng nghe của bạn được nâng cấp, bạn có thể bắt đầu tiếp thu nhiều hơn những gì đang được nói ra. Bạn có thể biết ai đang lạc đề hoặc ai đang bị “ra rìa” trong cuộc hội thoại. “Lắng nghe” theo cách này cho bạn phương tiện để xây dựng cuộc đối thoại bình đẳng và phù hợp cho tất cả mọi người. Hãy thử tìm cách chuyển hướng để mọi người đều có thể tham gia vào câu chuyện: “Ý tưởng này hay đấy. Nhưng có thể áp dụng như thế nào với công việc của bạn A, bạn B… nhỉ?” hoặc “Mọi người thấy sao về ý tưởng này?”.
Khi bạn áp dụng cách lắng nghe thấu cảm vào các cuộc trò chuyện, họp nhóm và họp ý tưởng, bạn sẽ hiểu đồng nghiệp sâu sắc hơn. Khi biết điều gì khiến mọi người chú ý, nhu cầu nào có thể bị lấn át và cảm giác của ai đó vào lúc đó, bạn có thể tham gia một cách phù hợp và có tính hỗ trợ. Ít nhất, nó sẽ giúp bạn đồng cảm, tránh các xung khắc, hiểu nhầm và giao tiếp, cộng tác hiệu quả hơn với đồng đội xung quanh.
(Nguồn: Careerbuilder.vn)
" width="175" height="115" alt="Lắng nghe" />Lắng nghe
2025-01-21 03:36