Ảnh hưởng tiêu cực của cảm giác buồn ngủ đến quá trình lái xe đã được ghi nhận rộng rãi. Gần đây,ầnmềmngăntàixếngủgậtkhiláchelsea – leicester một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, tỷ lệ tai nạn giao thông đã tăng lên đột biến khi nước Mỹ áp dụng chế độ tính giờ mới khiến cho số giờ ngủ trung bình giảm đi 1 tiếng đồng hồ.
Phần mềm có thể phân tích mức độ buồn ngủ của tài xế khi đang lái xe. Nguồn ảnh: EYERIS TECHNOLOGIES INC.
Tuy nhiên, đứng ở góc độ luật pháp thì rất khó để cấm những người đang buồn ngủ lái xe vì không có một tiêu chuẩn nào để đo đạc mức độ buồn ngủ của một người. Các nhà khoa học cho rằng ảnh hưởng tiêu cực của cảm giác buồn ngủ đến hoạt động lái xe cũng tương đương như việc say xỉn.
Hiện nay, các công ty công nghệ đang phát triển một loại phần mềm có khả năng theo dõi gương mặt của tài xế và phát hiện cảm giác buồn ngủ của họ. Thời báo Wall Street Journal dự báo rằng những công nghệ tiên tiến này sẽ sớm được tích hợp vào các xe hơi và xe tải thế hệ mới.
Phần mềm này hoạt động dựa trên dữ liệu thu thập được từ một máy ảnh gắn trên xe. Chiếc máy ảnh này sẽ theo dõi biểu hiện trên khuôn mặt của bạn và so sánh chúng với cơ sở dữ liệu nền.
Các thuật toán được cài đặt sẵn sẽ xác định xem bạn có đang buồn ngủ, mất tập trung hay buồn bã hay không. Nếu có bất kì sự bất thường nào, thiết bị sẽ phát ra tín hiệu báo động giúp cho bạn tập trung trở lại.
Công nghệ này là sản phẩm của Công ty công nghệ và giải pháp phần mềm Affectiva có trụ sở đặt tại Massachusetts (Hoa Kỳ). Phần mềm này sẽ giúp cảnh báo tài xế lái xe về những dấu hiệu đầu tiên của cơn buồn ngủ khoảng 5 phút trước khi chúng thật sự ập đến.
Phần mềm của Affectiva có thể nhận diện 7 loại cảm xúc và 15 dạng biểu hiện gương mặt khác nhau. Lượng cơ sở dữ liệu nền được thu thập từ 4 triệu khuôn mặt của người dùng đến từ hơn 75 quốc gia.
Giám đốc của công ty Affectiva cho rằng các nhà sản xuất xe hơi có thể tích hợp phần mềm này với những thông báo nhắc nhở bằng lời nói hoặc cảnh báo không lời, như âm nhạc hoặc thay đổi nhiệt độ trong xe.
Trong khi đó, ở thung lũng Silicon, Công ty công nghệ Eyeris cũng đang phát triển một phần mềm phân tích khuôn mặt giúp chống lại cơn buồn ngủ. Tuy nhiên, cách thức hoạt động của Eyeris lại có những điểm khác biệt khá lớn so với Affectiva.
Eyeris tập trung vào phân tích mức độ giãn nở của đồng tử mắt và tư thế của đầu. Khi mắt bắt đầu có dấu hiệu lờ đờ và phần đầu cũng như cổ của tài xế bắt đầu gà gật thì phần mềm của Eyeris sẽ phát ra tín hiệu cảnh báo.
Eyeris cũng có thể nhận diện những cảm xúc khác của con người như hạnh phúc, vui mừng hay tức giận vì những cảm xúc quá mức này vẫn có thể khiến cho tài xế bị phân tâm trong khi đang lái xe trên đường.
CEO của Eyeris và Affectiva cho biết các phần mềm này sẽ được hoàn thiện và đưa vào thị trường sớm nhất là trong năm 2017.
Ngay từ năm 1983, các nhà sản xuất xe hơi đã cố gắng hạn chế ảnh hưởng của cơn buồn ngủ đến an toàn giao thông bằng nhiều phương pháp khác nhau. Trong đó, phương pháp nổi tiếng nhất có tên là Sleeper Beeper. Nhà sản xuất xe hơi sẽ căng ngang một sợi dây mỏng trước mặt nguời lái xe.
Nếu tài xế buồn ngủ, phần đầu và cổ của họ sẽ hạ thấp xuống và đụng vào sợi dây này. Từ đó, một hệ thống đặc biệt trong xe sẽ được kích hoạt nhằm đánh thức tài xế bằng âm thanh chói tai và một cái kẹp sắt sẽ thò ra và kẹp vào tai của tài xế.