-Tổ chức Simons Foundation vừa thông báo danh sách 13 nhà khoa học được nhận tài trợ Simons Investigators năm 2013 trong các lĩnh vực Toán học, Vật lý lý thuyết và Khoa học máy tính lý thuyết.Các nhà khoa học được chọn trao tài trợ đều đến từ các trường đại học lớn và có uy tín, trong đó có 2 nhà khoa học người Việt là GS. Ngô Bảo Châu và GS. Đàm Thanh Sơn, tới từ Trường ĐH Chicago.
 |
GS. Ngô Bảo Châu
|
Trong thông báo trao giải của mình, Simons Foudation cho biết GS. Ngô Bảo Châu được chọn vì những thành tích trong việc chứng minh “Bổ đề cơ bản cho các dạng tự đẳng cấu” do Robert Langlands và Diana Shelstad phỏng đoán. “Việc chứng minh Bổ đề cơ bản đã đưa ra một cách tiếp cận hình học mới trong các vấn đề về phân tích họa âm dựa trên hình học số học. Những ý tưởng trong công trình của ông rất hữu ích cho các lĩnh vực khác như Vật lý toán học và Lý thuyết biểu diễn hình học”.
 |
GS. Đàm Thanh Sơn
|
Trong hạng mục Vật lý, GS. Đàm Thanh Sơn được Simons Foudation đánh giá là một trong số những nhà lý thuyết hiếm có, các công trình khoa học của ông có ảnh hưởng sâu tới một số nhánh phụ trong ngành Vật lý.
“Ông đã viết nhiều tài liệu quan trọng về thuyết sắc động lực học lượng tử, vật lý hạt nhân lý thuyết, vật lý chất rắn và vật lý nguyên tử. Có lẽ thành tựu quan trọng nhất trong những đóng góp của Đàm Thanh Sơn là tính nhị nguyên giữa lỗ đen trong không gian anti-de Sitter và các chất lỏng tương tác mạnh.
Công trình đầu tiên của ông với các cộng sự Policastro và Starinets về tính siêu chảy của plasma uark-gluon đã mở ra những hướng nghiên cứu mới trong lĩnh vực vật lý ion nặng và lý thuyết dây. Công trình tiếp theo của ông cùng với Sachdev, Herzog và một số cộng sự khác đã xác nhận tính nhị nguyên AdS/CFT là một công cụ lý thuyết quan trọng của vật lý chất rắn” – Simons Foudation nhìn nhận.
Được biết, năm nay lĩnh vực Toán học có 4 người được chọn trao giải, Khoa học máy tính 3 người và Vật lý 6 người. Tất cả đều đến từ những ngôi trường danh giá như ĐH Harvard, Viện Công nghệ Massachusetts, ĐH California, ĐH Pennsyvania, ĐH Maryland, ĐH Stanford và ĐH Chicago.
Các nhà khoa học đoạt giải Simons Investigators sẽ nhận được 100.000 USD mỗi năm để phục vụ nghiên cứu, thời gian nhận hỗ trợ là 5 năm và có thể sẽ được tài trợ tiếp trong 5 năm sau đó.
Mục tiêu của chương trình này là hỗ trợ các nhà khoa học xuất sắc trong giai đoạn làm việc hiệu quả nhất của họ, tạo điều kiện để họ tiến hành những nghiên cứu lâu dài về những vấn đề cơ bản.
Để được là một“Investigator”, một nhà khoa học phải đảm bảo các điều kiện sau: nghiên cứu về lĩnh vực Toán học, Vật lý hoặc Khoa học máy tính, là giảng viên chính thức của một trường đại học Mỹ hoặc Canada và chưa từng được trao giải Simons Investigator trước đó.
Ngoài những hỗ trợ về kinh phí nghiên cứu khoa học, các nhà khoa học đoạt giải còn được tham gia các cuộc họp thường niên tại Simons Foundation (chi phí do tổ chức này chi trả) để thảo luận về các hoạt động khoa học.
Simons Foundation là một tổ chức tư nhân có trụ sở tại New York,do hai vợ chồng Jim và Marilyn Simons thành lập vào năm 1994. Sứ mệnh của Simons là thúc đẩy phạm vi nghiên cứu trong lĩnh vực Toán học và Khoa học cơ bản. Qũy này tài trợ cho một loạt chương trình nhằm thúc đẩy sự hiểu biết sâu hơn về thế giới. 2013 là năm thứ hai Simons Foundation trao giải Simons Investigators. Danh sách 13 nhà khoa học được trao giải Simons Investigators 2013: Toán học: Ngô Bảo Châu - ĐH Chicago Maryam Mirzakhani - ĐH Stanford Kannan Soundararajan - ĐH Stanford Daniel Tataru - ĐH California, Berkeley Khoa học máy tính: Rajeev Alur - ĐH Pennsylvania Piotr Indyk - Viện Công nghệ Massachusetts Salil P. Vadhan - ĐH Harvard Vật lý: Victor Galitski - ĐH Maryland Randall Kamien - ĐH Pennsylvania Joel Moore - ĐH California, Berkeley Đàm Thanh Sơn - ĐH Chicago Senthil Todadri - Viện Công nghệ Massachusetts Xi Yin - ĐH Harvard |
" alt=""/>Tài trợ 500.000 USD cho GS Ngô Bảo Châu, Đàm Thanh Sơn
Các tin liên quan Tranh cãi nảy lửa Toán 8 điểm của trò lớp 1
Chương trình nặng nên phải dạy thêm
Chương trình kém vì thiếu 'tổng chủ biên'
Thừa điều không cần, thiếu điều cần
GS Đinh Quang Báo, ban thường trực Đề án đổi mới chương trình giáo dục phổ thôngsau 2015, nhận định: “Chương trình, sách giáo khoa (SGK) hiện nay quá tải là do nặngvề những điều không thật sự cần thiết, thiếu vắng những điều cần cho cuộc sống”.
 |
Học sinh Trường tiểu học Lương Định Của (TP.HCM) trong giờ học tiếng Việt - Ảnh: Đào Ngọc Thạch |
Đánh giá môn toán trong SGK phổ thông hiện hành, PGS Văn Như Cương, Hiệu trưởngTrường THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội), cho rằng nhìn chung SGK hiện nay quá sức đối vớiđại bộ phận học sinh. Môn toán chỉ được học 3 tiết/tuần cho ban cơ bản và 4 tiết/tuầncho ban khoa học tự nhiên là rất ít so với với thế giới. “Thời gian ít như vậy nhưngSGK lại chứa một lượng kiến thức khá lớn. Kiến thức lại nặng tính hàn lâm, thiếu phầnliên hệ thực tế hoặc hoàn toàn xa rời với thực tế cuộc sống, làm cho việc học tập củahọc sinh rất nặng nề, khổ sở”, ông Cương phân tích.
Nhiều kiến thức trong chương trình hoàn toàn không cần thiết đối với bậc phổthông. Ông Cương nêu ví dụ: “Nếu không phải là giáo viên dạy toán thì không cần đếnkiến thức về số phức. Thế mà kiến thức đó vẫn phải dạy, phải học”. Ông Cương nhậnđịnh: “Có thể nói rằng, 1/3 kiến thức môn toán ở bậc THPT là vô bổ đối với học sinhhọc xong bậc học này”.
"1/3 kiến thức môn toán ở bậc THPT là vô bổ đối với học sinh học xong bậc học này" - PGS Văn Như Cương |
Cùng chung nhận định này, ông Nguyễn Quang Phương, giáo viên dạy toán Trường THCSNguyễn Trường Tộ, Q.Ba Đình (Hà Nội), cho rằng nhiều nội dung kiến thức còn nặng. ÔngPhương lấy ví dụ: Ở lớp 9 có hẳn một chương về hình học không gian, trước đây họcsinh bậc THPT mới phải học đến. Khi thực hiện chương trình năm 2002, Bộ GD-ĐT muốnthực hiện phân luồng sau THCS nên đẩy phần kiến thức đó xuống lớp 9 với mong muốn họcsinh tốt nghiệp THCS nếu không học tiếp vẫn được học về nội dung này. Tuy nhiên, phânluồng không thực hiện được nhưng học sinh THCS vẫn phải ì ạch “gánh” phần nội dungnặng so với lứa tuổi.
Về môn ngữ văn, ông Nguyễn Quang Huy, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2, nhìn nhận:“Nhiều nội dung không phù hợp với tâm lý và xu hướng đọc sách của các em hiện nay, dođó không khơi gợi được hứng thú trong học tập”.
Giáo viên còn mệt, huống gì học sinh!
Đối với chương trình tiểu học, bà Nguyễn Thị Hiền, Hiệu trưởng Trường tiểu họcĐoàn Thị Điểm (Hà Nội), đã có những nghiên cứu công phu và đưa ra nhận xét rất cụ thểvề những kiến thức thừa hoặc quá nặng đối với học sinh của từng khối lớp.
Bà Hiền chỉ ra rằng, khối lượng kiến thức cơ bản của học sinh hiện nay lớn và rộnghơn so với trước đây. Một số nội dung của lớp trên đưa xuống lớp dưới nhưng khi cậpnhật những kiến thức này các em còn gặp nhiều khó khăn. Chẳng hạn như cộng trừ trongphạm vi 100 của lớp 2 đưa xuống lớp 1; phép nhân của lớp 3 đưa xuống lớp 2; 4 phéptính phân số của lớp 5 đưa xuống lớp 4…
Với phân môn học vần, học sinh lớp 1 phải luyện đọc những bài có các vần rất khóđọc như: uyt, oeo, oao, uyu, oong… nhưng không dạy ở phần vần mà lại đưa vào phần tậpđọc. Đối với môn toán ở lớp 2, các tiết học bảng cộng, trừ có nhớ liền nhau làm họcsinh khó nhớ và dễ nhầm lẫn. Theo bà Hiền, một số nội dung trong chương trình toánlớp 2 hiện hành rất nặng vì đưa từ chương trình lớp 3 (cũ) xuống. Tương tự, với môntoán lớp 4, bà Hiền chỉ ra hàng loạt những kiến thức quá khó với học sinh, như vẽ haiđường thẳng vuông góc, chia cho số có hai - ba chữ số (trong khi đó không có bài dạycách nhẩm thương).
Ngược lại, có những nội dung lặp đi lặp lại khiến học sinh nhàm chán. Chẳng hạnmôn toán lớp 3 bài về số 10.000 có tới 6 bài tập yêu cầu chung là “viết các số…”.Nhiều giáo viên nhận định phần hình học ở môn toán lớp 5 là quá khó đối với học sinh,đặc biệt là hình học không gian, toán chuyển động 2 động tử. Một giáo viên dạy lớp 5Trường tiểu học Thăng Long, Q.Hoàng Mai (Hà Nội), cho hay: “Nội dung này đưa vào sớmquá khiến dù giáo viên có giảng đi giảng lại thì học sinh lớp 5 cũng không thể nắmđược bản chất”.
Ở môn địa lý lớp 4, khi học về Thủ đô Hà Nội, học sinh phải học số liệu về số dân,về diện tích, lược đồ… quá cũ so với sự thay đổi của thực tế vì số liệu không đượccập nhật hằng năm.
Trước thực tế này, không ít giáo viên tiểu học nhận định lớp 4, lớp 5 ở tiểu họckiến thức mới và khó đưa vào dồn dập, liên tiếp, giáo viên dạy còn thấy “mệt” chứkhông nói đến học sinh.
Theo bà Nguyễn Thị Hiền, SGK hiện nay đang thừa nhiều kiến thức hàn lâm và thiếukỹ năng thực hành. Do vậy, sau năm 2015 cần có nhiều bộ SGK khác nhau (được Bộ phêduyệt), tăng cường kỹ năng thực hành cho học sinh, hỗ trợ giáo viên dạy học sinh cónăng lực phân tích kiến thức, giải quyết vấn đề trong cuộc sống hơn là đưa quá nhiềukiến thức như hiện nay.
Nên bỏ việc đánh giá học sinh tiểu học bằng điểm số Tại buổi làm việc với Ủy ban Giám sát thường vụ Quốc hội vào đầu tháng 4, bà Vũ Thị Mỹ Hạnh, Hiệu trưởng Trường tiểu học Lương Định Của (Q.3, TP.HCM), đề xuất bỏ việc đánh giá kết quả học tập bằng điểm cho HS tiểu học. Bà Hạnh phân tích: “Dù quá trình đánh giá kết quả học tập của HS tiểu học đã điều chỉnh từ việc mỗi năm lấy điểm 4 bài kiểm tra xuống còn điểm kỳ cuối để nhằm xét lên lớp nhưng vẫn cần có sự thay đổi mang tính ưu việt hơn nữa. Lứa tuổi này chỉ cần tiếp thu những kiến thức cơ bản, nhẹ nhàng”. Về chương trình giáo dục hiện hành, ban giám hiệu trường cho rằng: “Tuy có điều chỉnh, giảm tải nhưng vẫn chưa theo kịp với thực tế, vẫn còn nặng lý thuyết, còn tích hợp nhiều môn, phân phối chương trình không có thời gian cho trải nghiệm thực tế vì 22 tiết/tuần ngồi trong lớp học... Để không đặt nặng vấn đề kiến thức thì cần xóa bỏ việc đánh giá kết quả học tập bằng điểm số bởi còn cho điểm chắc chắn sẽ gây áp lực với HS và cha mẹ. Chỉ cần đánh giá qua các nhận xét về sự tiến bộ từng mặt như học tập, đạo đức, các hoạt động phong trào...”. B.Thanh(ghi) |
(TheoTuệ Nguyễn/Thanh Niên)
" alt=""/>Giáo viên, HS đang 'đánh vật' với chương trình
- Một ngày sau sựra đi đột ngột của T.D.T, cả cô và trò Trường THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) vẫnbàng hoàng không tin người bạn và cậu học trò vốn tính ngoan hiền, năng nổ đã mãi rờixa...Các tin liên quan |
Hà Nội: Nam sinh lớp 10 rơi từ tầng 23 |
Cô Bùi Hồng Hạnh, giáo viên môn Văn cũng là chủ nhiệm lớp 10A1 của T. không giấuđược sự xúc động trước sự ra đi đột ngột của em. Cô nói "chiều qua (14/4), khi đangchấm bài làm Văn của lớp, cô nhận được tin dữ..."
 |
Trường THPT Lương Thế Vinh nơi em T.D.T theo học (Ảnh Văn Chung)
|
Cô Hạnh cho hay: “Trên lớp T. học khá. Em ấy rất nhiệt tình trong các hoạt độngnên đã được nhận vào đội thanh niên tình nguyện của trường”.
Ấn tượng của người giáo viên chủ nhiệm về T. “đó là một học sinh rất biết nghelời. Em cũng sợ thầy cô nếu để mắc lỗi dù là lỗi nhỏ. Em ấy không có tài khoảnfacebook. Là học sinh nghiêm túc trong giờ học nên tôi chọn T. ngồi xuống bàn cuối đểổn định trật tự cho cả lớp”.
Nhận xét về bạn học - Nguyễn Thanh Hiếu (học sinh lớp 10A1) chia sẻ: “Trên lớpchúng em hay trò chuyện về việc học. Bạn ấy cũng ít khi tâm sự về gia đình. T. rấtnăng nổ trong công tác tình nguyện. Em nhớ những lần bạn ấy cùng đội đi phát cháo chongười già hay lên vùng cao làm từ thiện. Ở đâu, T. cũng sống có trách nhiệm và vì mọingười”.
“Cả lớp vẫn còn sốc lắm. Bọn em dù cố gắng nhưng vẫn chưa thể dồn hết vào việchọc sau sự ra đi của T. Em và mọi người đã khóc rất nhiều”– Nguyễn Phan (họcsinh lớp 10A1) xúc động.
Hình ảnh về người bạn ít nói nhưng nhiệt tình và thích thể thao lại trở về trongnỗi nhớ của 37 thành viên còn lại trong lớp học của T.
Buổi học cuối cùng của T. vào chiều thứ Bảy, 13/4. “Em ấy vẫn chơi đùa với cácbạn. Trong suốt khoảng thời gian trước đó, T. hoàn toàn không có dấu hiệu gì bấtthường về tâm lí”– cô Hạnh thông tin.
Phải đến chiều nay (15/4) cô Hạnh mới có tiết dạy nhưng sáng sớm cô đã đến trườngđể động viên tinh thần học sinh vì cũng chuẩn bị vào thời gian kiểm tra cuối năm. “Sựviệc đau lòng xảy ra thật đáng tiếc. Tôi nói với các em hãy cố gắng học thật tốt vàxem đó như món quà ý nghĩa dành tặng T.”
Quản lí nhà trường, cô Văn Thùy Dương cho chúng tôi xem lại những bức ảnh T. chụpchung với đội thanh niên tình nguyện trong các hoạt động của trường.
Trên facebook của mình, cô đã có dòng tâm sự như lá thư gửi tới học trò của mình:“Con trai, D.T ơi! Cô luôn tin rằng khi một cánh cửa đóng lại thì ở đâu đó sẽ có mộtcánh cửa khác mở ra với ta, có phải thế không con?! Cô tin mong và cầu chocánh cửa mở ra với con lần này sẽ đưa con tới bình yên, hạnh phúc và cũng sẽ có nhữngniềm vui như những niềm vui con đã có ở bên cô và các bạn….”
Trước sự ra đi đường đột của T. - Trường THPT Lương Thế Vinh đã dành 1 phút vàođầu các buổi học của hai ngày 15 và 16/4 để tưởng nhớ em.
Sau đó, đại diện nhà trường và học sinh lớp 10A1 sẽ cùng với gia đình tiễn đưa emvề quê nội ở Hà Nam vào sáng 16/4.
" alt=""/>Bàng hoàng sau cái chết của nam sinh lớp 10