Trao đổi ngoại giao với Trung Quốc từ những ngày đầu của chính quyền ông Biden đã khiến nhiều đồng minh khó chịu, song giới chức Mỹ tin rằng mối liên hệ trực tiếp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là cách tốt nhất để ngăn chặn quan hệ giữa hai nước bị xoáy sâu vào mâu thuẫn, theo hãng tin Reuters. |
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp ông Joe Biden, khi đó là Phó Tổng thống Mỹ, bên trong Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh hồi tháng 12/2013. Ảnh: Reuters |
Reuters dẫn nguồn từ hai quan chức thạo tin tiết lộ, do đại dịch Covid-19, Washington định tổ chức một cuộc gọi video giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ - Trung trong tháng 11, dù các kế hoạch vẫn đang trong giai đoạn bàn thảo.
Họ cho biết thêm, một chương trình nghị sự có thể sẽ không được thiết lập cho đến sau khi Mỹ tham vấn với các đồng minh, bao gồm tham vấn tại hội nghị G20 ở Rome (Italia) vào tuần tới và một hội nghị của Liên Hợp Quốc về khí hậu tại Glasgow (Scotland) sau đó. Tổng thống Biden sẽ tham gia cả hai diễn đàn, còn Chủ tịch Tập Cận Bình dự kiến không tới dự.
Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến là sự kiện rất quan trọng, vì Mỹ-Trung đang mâu thuẫn về rất nhiều vấn đề, từ nguồn gốc của đại dịch Covid-19 đến kho vũ khí hạt nhân ngày càng mở rộng của Trung Quốc. Cho đến nay, đội ngũ của Tổng thống Biden vẫn không kỳ vọng nhiều sẽ đạt được kết quả cụ thể. Họ cũng chưa tiết lộ nội dung chương trình nghị sự của cuộc họp.
"Chúng tôi vẫn đang lên kế hoạch chi tiết cho cuộc họp song phương trực tuyến, và chưa có gì để xem trước vào lúc này", một quan chức Nhà Trắng cấp cao trao đổi với hãng tin Reuters.
Trong khi đó, các nguồn thạo tin giấu tên nói rằng tự thân cuộc họp sẽ là một kết quả quan trọng, với hy vọng nó có thể mang đến sự ổn định cho những gì Washington khẳng định là một cuộc cạnh tranh chiến lược lâu dài.
Trong tháng này, hai bên đã họp ở Thụy Sĩ và nhất trí tổ chức hội nghị trực tuyến vào cuối năm. Khi đó, một quan chức Mỹ cho biết, mục tiêu tiếp xúc trực tiếp ở cấp lãnh đạo là đặt các mối quan hệ vào "đường hướng mang tính xây dựng" hơn nữa.
Susan Thornton, một cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ phụ trách châu Á hiện làm việc tại Viện Brookings, nhận định hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Trung sẽ giúp chỉnh sửa khoảng trống liên lạc và đặt nền móng cho các mối quan hệ vốn vẫn đang trong "vòng xoáy đi xuống". "Đó không hẳn là một kết quả, nhưng nó ngăn mọi thứ trở nên tồi tệ hơn", bà bình luận.
Trong suốt cuộc chiến thương mại dưới thời chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump, phía Trung Quốc đã tìm kiếm ưu thế bằng cách cho rằng chính Mỹ mới là phía muốn đàm phán. Giờ đây, chính quyền ông Biden đang cố gắng chứng tỏ Mỹ là cường quốc có trách nhiệm.
Khác với cách tiếp cận độc lập của ông Trump đối với chính sách Trung Quốc, ông Biden đưa ra chiến lược huy động các đồng minh cũng như các đối tác ở châu Âu và châu Á để tăng đòn bẩy đối với Bắc Kinh.
David O'Sullivan, cựu Đại sứ EU ở Washington, nhận định với Reuters rằng các đồng minh châu Âu của Mỹ "rất lo ngại" quan hệ Mỹ - Trung không được quản lý phù hợp, họ có thể bị kéo vào một cuộc xung đột. "Đó là thông điệp mà mọi người đang gửi tới chính quyền này. Tôi nghĩ họ hiểu điều đó, và đây có thể là một trong những lý do khiến họ tiếp cận (Trung Quốc)".
Thanh Hảo
Trung Quốc cam kết mở cửa thêm, Mỹ nói 'vẫn chưa thấy thay đổi'
Trung Quốc đang trải qua một cuộc chiến thương mại với Mỹ xoay quanh những cáo buộc rằng Bắc Kinh không chơi công bằng.
" alt=""/>Điều Washington muốn từ hội nghị thượng đỉnh trực tuyến Mỹ
Từ khi lên nhậm chức vào cuối năm 2017, bà Ardern đã nhiều lần phủ sóng truyền thông phương Tây bằng những hình ảnh mà người ta không thường thấy ở một nguyên thủ quốc gia. |
Hình ảnh bà Ardern được chiếu lên tòa nhà cao nhất thế giới. |
Jacinda Ardern là ai?
Là người đứng đầu đảng Lao Động New Zealand, bà Ardern chính thức trở thành thủ tướng thứ 40 của quốc gia này vào tháng 10/2017, sau khi đảng đối lập đồng ý lập liên minh và đưa bà lên vị trí cầm quyền cao nhất. Bà Ardern trở thành nữ nguyên thủ quốc gia trẻ nhất thế giới, nhậm chức khi mới chỉ 37 tuổi.
Quan điểm chính trị & chính sách
Bà Ardern tự miêu tả mình là một người theo chủ nghĩa xã hội dân chủ, có quan điểm chính trị cấp tiến ôn hòa, và một người đấu tranh cho nữ quyền. Về chính sách nhập cư, bà kêu gọi giảm tỉ lệ cho phép nhập cư vì lí do cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được với mức tăng dân số. Tuy nhiên, bà lại mong muốn tăng số lượng người tị nạn New Zealand nhận vào mỗi năm.
Về những vấn đề xã hội, bà Ardern là người ủng hộ hôn nhân đồng tính, và muốn hợp pháp hóa quyền phá thai. Bà phản đối kết án hình sự những người sử dụng cần sa và hứa sẽ tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về việc hợp pháp hóa cần sa trong nhiệm kì đầu tiên làm thủ tướng. Đầu năm 2018, bà Ardern trở thành thủ tướng New Zealand đầu tiên tham gia vào một cuộc diễu hành của người đồng tính và chuyển giới.
|
Bà Ardern đi diễu hành cùng người đồng tính và chuyển giới. |
Ngoài ra, bà Ardern ủng hộ chính sách phi hạt nhân của New Zealand và rất tích cực trong các hành động chống biến đổi khí hậu.
Gia đình nhỏ đáng ngưỡng mộ
Tháng 6/2018, Jacinda Ardern trở thành nguyên thủ quốc gia thứ hai trên thế giới, và đầu tiên của New Zealand, sinh con trong lúc đương chức. Con gái bà, Neve, được sinh ra tại bệnh viện thành phố Auckland vào 21/6/2018.
Tháng 9/2018, bà Ardern lại một lại một lần nữa trở thành tâm điểm của truyền thông thế giới khi trở thành lãnh đạo đầu tiên đưa cô con gái ba tháng tuổi đến một phiên họp của Đại hội đồng LHQ.
Những hình ảnh của bé gái Neve trong vòng tay bố khi bà Ardern phát biểu trước hội đồng LHQ đã gây bão trên mạng xã hội, không chỉ vì sự đáng yêu của chúng, mà còn như một biểu tượng cho sự đấu tranh vì quyền phụ nữ. Bà Ardern có lẽ cũng đã muốn gửi đi một thông điệp rằng phụ nữ hoàn toàn có thể có được thành công trong sự nghiệp mà vẫn xây dựng được một gia đình hạnh phúc.
|
Bạn trai và con gái bà Ardern trong phiên họp của Hội đồng LHQ |
“Tôi có khả năng đưa con đi làm, không có nhiều nơi cho phép bạn làm điều đó”, bà Ardern đã nói trong một buổi tọa đàm của UNICEF. “Những gì chúng ta có thể làm là tạo điều kiện tối đa cho phụ nữ bằng cách cho họ những môi trường làm việc linh hoạt nhất.”
Ngoài ra, người bạn đời của bà Ardern, người dẫn chương trình Clarke Gayford cũng đã nghỉ làm để ở nhà làm nội trợ và chăm sóc bé Neve toàn thời gian. Đáng chú ý, bà Ardern và ông Gayford chưa hề kết hôn, một lần nữa cho thấy nét “không truyền thống” trong con người và lối sống của bà Ardern. Nhưng không cần phải tuân theo những giá trị bảo thủ truyền thống, gia đình nhỏ của bà Ardern cũng khiến hàng triệu người phải ngưỡng mộ khi hình ảnh của họ được phát đi trên toàn thế giới.
"Đầu lạnh, Tim nóng" trước thảm họa
Ngày 15/3 vừa qua, 50 người đã thiệt mạng trong vụ thảm sát ở hai nhà thờ Hồi giáo ở thành phố Christchurch, phía nam New Zealand. Trong tuyên bố phát sóng trên kênh truyền hình quốc gia, bà Ardern nhận được những lời tán dương khi ngay lập tức gọi đây là một “cuộc tấn công khủng bố”, mặc dù nghi phạm là một người da trắng.
Đây là một điều khá hi hữu khi trước đó, sau rất nhiều các cuộc thảm sát quy mô lớn có động cơ từ chủ nghĩa dân tộc cực hữu, truyền thông và ngay cả lãnh đạo của nhiều quốc gia đã không dám dán nhãn “khủng bố” lên những kẻ gây án là người da trắng, thay vào đó sẽ dùng những từ như “tâm thần”, “rối loạn nhân cách” hay “kẻ gây án độc lập” để miêu tả hung phạm.
|
Bà Ardern trong cuộc họp báo sau vụ xả súng ở Christchurch. |
Những ngày sau vụ thảm sát tàn khốc, hình ảnh của bà Ardern liên tục phủ sóng truyền thông thế giới. Hình ảnh bà trong chiếc khăn trùm đầu, ôm chặt an ủi gia đình các nạn nhân với đôi mắt nhắm nghiền, hay khuôn mặt trầm tư đầy đau xót khi lắng nghe trong buổi họp của cộng đồng người Hồi Giáo ở Christchurch, đã được lan truyền với tốc độ chóng mặt. Một người lãnh đạo với trái tim nhân ái và biết cách thể hiện tình cảm với người dân thay vì những hình ảnh cứng rắn, gai góc, là một thứ người ta không còn thấy nhiều ở các nguyên thủ quốc gia. Ban biên tập của tờ New York Times đã đăng bài viết với tựa đề: “Nước Mỹ xứng đáng có một lãnh đạo tốt như Jacinda Ardern.”
Thậm chí, trong những ngày qua, đã có những bàn tán về việc đưa bà Ardern vào danh sách đề nghị trao giải Nobel Hòa Bình và rất nhiều lời kiến nghị được mở ra để thu thập chữ kí giúp đưa bà vào danh sách cao quý này.
|
Những cái ôm đầy xúc động của bà Ardern với gia đình nạn nhân vụ xả súng. |
Rơm rớm nước mắt trước gia đình nạn nhân, nhưng khi trở lại công việc, bà Ardern đã không ngần ngại thể hiện sự cứng rắn của mình. Ngày 19/3, một lần nữa cái tên Jacinda Ardern có mặt trên các headline khi bà thề sẽ không bao giờ gọi tên kẻ khủng bố trong vụ thảm sát. Trong bài phát biểu trước quốc hội, bà nói: “Anh ta có thể đã muốn có tiếng tăm, nhưng ở New Zealand chúng ta sẽ không cho anh ta thứ gì hết, ngay cả tên của anh ta.“Anh ta là một tên khủng bố. Một tội phạm. Một kẻ cực đoạn. Nhưng khi tôi phát biểu, anh ta sẽ luôn vô danh”, bà Ardern nói với giọng đầy đanh thép. Thay vào đó, bà đã gọi tên và tôn vinh những người vô tội thiệt mạng trong vụ thảm sát.
|
Bà Ardern phát biểu trước Quốc Hội sau vụ xả súng. |
“Cái đầu lạnh” của bà Ardern còn được khẳng định mạnh mẽ hơn khi chỉ 24 giờ sau vụ xả súng, bà cam kết sẽ thay đổi luật vũ khí ở New Zealand.Và bà đã làm được điều này chỉ 72 giờ sau vụ thảm sát mà theo bà là đã “mãi mãi thay đổi lịch sử đất nước”. Nội các của bà Ardern đã đồng ý thông qua luật cấm tất cả các loại súng trường tấn công và súng trường bán tự động kiểu quân sự, có hiệu lực bắt đầu từ giữa tháng 4. Một lần nữa, cả thế giới đã phải ngả mũ thán phục New Zealand và bà Ardern vì những hành động quyết liệt, thể hiện sự quan tâm chân thành đến các nạn nhân và an toàn của người dân nói chung. Ngay lập tức, đã có hàng loạt những so sánh được đưa ra với Mỹ, đất nước mà các cuộc xả súng đẫm máu diễn ra thường xuyên nhưng chỉ được đáp lại bằng những lời “chia buồn và cầu nguyện” từ các nhà chức trách.
Lời kết
Chỉ mới mười tháng trước, Jacinda Ardern còn bị gọi là “một đứa con gái ngu xuẩn” bởi một thành viên của Quốc Hội. Kể từ khi lên nhậm chức, đã có rất nhiều nghi ngờ và chỉ trích hướng đến bà, khi trở thành nữ nguyên thủ quốc gia trẻ nhất thế giới. Ngay cả việc tách đoàn tùy tùng đi riêng khi đưa chồng con đến LHQ để giành thời gian bên con nhiều hơn, bà cũng bị chỉ trích với lí do tiêu tốn ngân sách quốc gia.
Việc bà Jacinda sinh con khi đương chức cũng tăng thêm những nghi ngờ về khả năng lãnh đạo của bà.Nhiều nhà phân tích đã chỉ ra rằng điều này xuất phát từ những suy nghĩ phân biệt giới tính vẫn ngầm hiện hữu trong chính trị thế giới nói chung và ở New Zealand nói riêng. Khi phụ nữ đảm nhận các chức vụ cao, vẫn luôn có những nghi ngờ với căn cứ không thỏa đáng về khả năng cầm quyền của họ.
|
Bà Ardern lắng nghe trong buổi gặp mặt của cộng đồng người Hồi Giáo ở Christchurch. |
Tuy nhiên, những gì bà Jacinda Ardern đã và đang làm được, là ngày càng khẳng định được khả năng lãnh đạo của mình. Bà làm điều đó bằng một trái tim nóng, từ tình yêu thương và sự quan tâm chân thành đến người dân New Zealand. Bà cũng được lòng người dân khi thể hiện một hình ảnh gần gũi, bình dị với gia đình nhỏ của mình. Mặt khác, khi đối mặt với thử thách trong công việc và những đối thủ lăm lăm hạ bệ mình, bà Ardern lại thể hiện được cái đầu lạnh cần thiết của một chính trị gia và một nhà lãnh đạo. Nhìn vào Jacinda Ardern, người ta có niềm tin rất lớn vào New Zealand, đất nước nhỏ bé vốn bình yên, dù là ngay sau khi nó vừa trải qua một cơn địa chấn.
Linh Nguyễn
" alt=""/>Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern: Một cái đầu lạnh và một trái tim nóng