- Bàn thắng ở phút thứ 87 của Ozil đã mang lại thắng lợi 3-2 điểm đầy khó khăn cho Arsenal trong trận đấu trước Ludogorets Razgrad,ángrựcArsenalthắngsiêukịchtí24h the thao tại lượt đấu thứ 4 vòng bảng Champions League.

- Bàn thắng ở phút thứ 87 của Ozil đã mang lại thắng lợi 3-2 điểm đầy khó khăn cho Arsenal trong trận đấu trước Ludogorets Razgrad,ángrựcArsenalthắngsiêukịchtí24h the thao tại lượt đấu thứ 4 vòng bảng Champions League.
Coi trọng thực chất giáo dục thể chất trường học
Giáo dục thể chất trường học là một phần quan trọng trong tổng thể nền giáo dục Trung Quốc. Đề cương kế hoạch “Trung Quốc khỏe mạnh 2030” ban hành năm 2016 đưa ra yêu cầu học sinh, sinh viên phải thành thạo ít nhất một kỹ năng thể thao.
Mục tiêu cơ bản của giáo dục thể chất học đường Trung Quốc là "nâng cao chất lượng thể chất của đất nước và đào tạo những người xây dựng, kế thừa sự phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ và thể chất để hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa bằng cách nâng cao thể lực của học sinh và thúc đẩy sự phát triển thể chất và tinh thần lành mạnh của họ”.
Giáo dục thể chất trường học Trung Quốc bao gồm một số thành phần chính như: (1) Giáo dục thể chất thông qua các lớp học trên lớp; (2) Hoạt động thể thao ngoại khóa do nhà trường hoặc học sinh tự tổ chức; (3) Tập luyện theo đội và các hình thức thi đấu thể thao khác nhau (như thi đấu trong lớp, thi đấu liên trường, tham gia các cuộc thi cấp quốc gia, khu vực và thế giới).
Các môn thể thao phổ biến trong trường bao gồm nhảy xa, nhảy cao, nhảy dây, gập bụng, bóng rổ, bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, bơi lội, điền kinh hay thể dục nhịp điệu.
Phân bổ tiết học giáo dục thể chất tại trường như sau: Các bậc tiểu học và dưới tiểu học: 3 tiết/tuần, bậc trung học cơ sở: 2-3 tiết/tuần và bậc trung học phổ thông: 2 tiết/tuần.
Ở nhiều khu vực, điểm môn thể dục được tính vào tổng điểm kỳ thi tuyển sinh trung học phổ thông. Ví dụ, Cơ quan Giáo dục thành phố Tây An (tỉnh Thiểm Tây) yêu cầu tất cả học sinh lớp 9 đều phải tham gia kỳ thi thể dục và kiểm tra sức khỏe. Nội dung thi thể chất bao gồm 2 phần với tổng điểm 60: đánh giá định kỳ ở trường và bài thi cuối cùng. Kết quả đánh giá định kỳ chiếm 15 điểm (điểm môn giáo dục thể chất và sức khỏe là 6 điểm và điểm bài thi “Tiêu chuẩn sức khỏe thể chất quốc gia cho học sinh” là 9 điểm) và điểm bài thi cuối cùng là 45 điểm.
Kết quả kiểm tra gồm 4 mức: Điểm A (60-54 điểm là xuất sắc), B (53,9-45 điểm là tốt), C (44,9-30 điểm là đủ tiêu chuẩn) và D (29,9 điểm trở xuống là không đạt). Học sinh sẽ được thông báo điểm bài thi thể chất ngay sau khi thi xong. Nếu tổng điểm dưới 30, học sinh đó không được xét tham gia kỳ thi vào trung học phổ thông.
Tương tự, trong kỳ thi tuyển sinh trung học thành phố Thượng Hải, môn thi giáo dục thể chất có tổng cộng 30 điểm, được tổ chức theo quận thường vào giữa đến cuối tháng 4 hàng năm. Kỳ thi cũng gồm 2 phần với tổng 30 điểm: đánh giá ở trường và bài kiểm tra cuối cùng.
Kể từ lần thứ nhất được tổ chức vào năm 1982 tại thủ đô Bắc Kinh, Đại hội Thể thao Đại học toàn quốc Trung Quốc trở thành sự kiện định kỳ 4 năm/lần.
Các trường đại học, cao đẳng Trung Quốc cũng tổ chức các Đại hội thể thao cấp đại học định kỳ hàng năm để làm phong phú thêm đời sống ngoại khóa, kiểm tra thể lực của sinh viên, đồng thời "đãi cát tìm vàng” để thi đấu ở các cấp cao hơn.
Giáo viên thể dục quan trọng không kém giáo viên các môn văn hóa
Từ thành công của Thế vận hội 2024, Giáo sư Vi Quân đã đúc kết những bài học kinh nghiệm của giáo dục thể thao học đường Trung Quốc:
Thứ nhất, phải nâng cao vị thế của các môn giáo dục thể chất trong nền giáo dục phổ thông. Cơ quan quản lý giáo dục và nhà trường cần nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của giáo dục thể chất và đưa thể thao vào kế hoạch phát triển chung của trường để đảm bảo giáo dục thể chất có vị trí quan trọng như các môn khác. Tăng cường tích hợp giáo dục thể chất với các môn học khác thông qua hoạt động giảng dạy liên môn.
Thứ hai, các trường học nên dạy học sinh phù hợp với điều kiện của địa phương cũng như dựa trên độ tuổi và sở thích của các em. Đổi mới, xây dựng hệ thống giáo trình giáo dục thể chất đa dạng, có thể chia thành các môn giáo dục thể chất cơ bản, chuyên ngành và theo sở thích. Giáo viên cũng nên tìm kiếm các phương pháp giảng dạy đổi mới, trước tiên phải hiểu nhu cầu của học sinh, khám phá và thực hành các phương pháp giảng dạy đa dạng để kích thích sự hứng thú của các em.
Thứ ba, giáo viên thể dục quan trọng không kém giáo viên các môn văn hóa. Giáo viên thể dục giỏi là chìa khóa ươm mầm tài năng và nâng cao chất lượng dạy học thể dục. Các trường học cần tăng cường tuyển dụng, đãi ngộ, đào tạo và nâng cao trình độ giáo viên thể dục. Cơ sở vật chất và trang thiết bị thể thao tốt là cơ sở để thực hiện các hoạt động thể thao. Cần đặc biệt quan tâm đến những trường còn thiếu cơ sở vật chất và có biện pháp nâng cao trang thiết bị thể thao trong trường học.
Thứ tư, trường học cần tăng cường hợp tác với gia đình và xã hội để cùng nhau tạo dựng môi trường giáo dục thể chất tốt. Nhà trường có thể khuyến khích, hướng dẫn phụ huynh và các lực lượng xã hội tham gia hiệu quả vào công tác giáo dục thể chất ở trường, đồng thời có biện pháp tăng cường sự quan tâm của toàn xã hội đối với giáo dục thể chất học đường.
Cô Nguyễn Thị Nhiếp - Hiệu trưởng Trường THPT Yên Hòa (Hà Nội), thành viên tổ tư vấn của Ủy ban quốc gia Đổi mới GD-ĐT
Hoạt động đổi mới giáo dục, giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh cần phải gắn với thi cử ở tất cả các khối lớp.
Thực tế, các môn học - dạy chữ đều có tổ chức kiểm tra, thi cử để vào đời, nhưng có môn cần như “dạy người" luôn phải "thi" suốt đời lại chưa được chú trọng.
Có thể khẳng định, giáo dục con người thành công sẽ tạo được kết quả trước cả kỳ thi tốt nghiệp THPT diễn ra. Còn giáo dục bất thành công là khi học trò đỗ với tấm bằng tốt nghiệp THPT nhưng vẫn ngơ ngác, bơ vơ và nông cạn trước nhiều cảnh huống. Ấy là vì các em bị thiếu hụt, không có những kỹ năng sống tốt cuộc sống của mỗi con người.
Ta thường nói, “học chữ song song với học làm người” hoặc “dạy người thông qua dạy chữ” chứ chưa tiếp cận theo hướng đạo đức là nền tảng của mọi môn học, không phải là môn học tách biệt. Học làm người mà chỉ đợi “cài theo”, “cõng cùng” các nội dung kiến thức thì dù quý nhưng chưa đủ.
Do vậy, cần phải có sự chỉ đạo và bắt đầu ngay ở tất cả các nhà trường. Giáo dục lối sống thực ra không thể làm là có ngay kết quả, mà cần quá trình và cần sự tham gia của nhiều lực lượng. Quan niệm chỉ học đạo đức, lối sống khi chương trình sẵn sàng, chờ đồng bộ… là sai lầm bởi qua mỗi một lứa học sinh là ta mất đi một thế hệ con người Việt Nam bị khuyết thiếu về đạo đức lối sống.
Bên cạnh đó, giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh phải bắt đầu từ những người thầy. Mặc dù tôi chưa là một hiệu trưởng tốt nhưng tôi luôn nỗ lực và cố gắng trở thành hiệu trưởng tốt trong mắt học trò, đồng nghiệp và phụ huynh học sinh.
Trải qua hai ngôi trường nhưng nhiều mô hình giáo dục khác nhau, điều tôi trăn trở là đa số các thầy cô, từ sâu thắm lòng mình đều mong muốn được làm việc, được cống hiến để trở thành những thầy cô giáo tốt. Tuy nhiên, tôi lại chưa tạo được động lực và cơ chế tốt để các thầy cô được khẳng định năng lực của mình và cống hiến.
Nhiều nhà trường, đa số thầy cô vẫn đang nỗ lực để làm tốt công tác giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh, nhưng thường là tự phát, chưa có kế hoạch, tổng kết, rút kinh nghiệm. Vì thiếu tính cụ thể, bài bản nên thường rơi vào tình trạng “mạnh ai nấy làm”, “không làm không sao”, “có thi đâu mà lo”. Vậy nên điều đầu tiên giờ đây là cần “thông suốt” nhận thức trong giáo viên.
Sẽ không thể có hiệu quả khi ta dạy đạo đức bằng cách giảng giải bởi đạo đức được hình thành qua rèn giũa và trải nghiệm, đặc biệt là khi nhìn thấy thầy cô làm.
Nhìn lại các khẩu hiệu trong mỗi nhà trường ta thường gặp như “5 điều Bác Hồ dạy”, “Tiên học lễ, hậu học văn”, “Thi đua dạy tốt – học tốt”, “Tất cả vì học sinh thân yêu”, “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”…. thiết nghĩ đến 5 phẩm chất của chương trình giáo dục phổ thông mới là “yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm”. Soi ngẫm lại, thành thật với chính mình, chúng ta thấy còn nhiều thầy cô giáo chưa thực hiện tốt các khẩu hiệu trên.
5 điều Bác Hồ dạy, lời đầu tiên là “Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào”. Thế nhưng khi nghe tiếng nhạc Quốc ca, thầy cô vẫn ngang nhiên đi trên sân trường thì thật khó để dạy học sinh rằng yêu Tổ quốc từ những hành động nhỏ nhất, đó là khi nghe nhạc Quốc ca ta dừng lại nghiêm trang nhìn lên lá cờ Tổ quốc và hát bằng cả trái tim mình.
Khẩu hiệu “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”, nhiều thầy cô mẫu mực từng giờ lên lớp, từng lời ăn miếng nói, mày mò tự học, hết sáng tạo này đến sáng tạo khác để có những bài giảng hay, hấp dẫn. Nhưng còn không ít thầy cô ngại tự học, hay chê bai và bàn lùi với đổi mới.
Có những thầy cô ngồi quán cafe hay đi chơi đâu đó, ngay lập tức mạng xã hội biết vì thầy cô chụp ảnh bằng những công cụ với hiệu ứng rất đẹp và hiện đại nhưng lại không biết ứng dụng CNTT để soạn bài.
Nghe chuyên gia, đồng nghiệp chia sẻ kinh nghiệm hay, dù lòng rất nể và thấy hấp dẫn nhưng lại không làm theo vì sợ bị đồng nghiệp khác chê cười "làm học giống"; thậm chí không muốn làm mà chỉ muốn xin sản phẩm của chuyên gia hay đồng nghiệp đi trước chia sẻ để thực hiện ngay.
Được phân công làm việc nhóm thì chỉ làm việc của cá nhân mình theo phép tính cộng mà không biết rằng làm việc nhóm còn là sự cộng hưởng, hỗ trợ nhau, sự lan tỏa ở mọi khâu.
Chúng ta sẽ không thể có học trò có đạo đức lối sống tốt nếu thầy cô chưa là tấm gương tốt từ kiến thức chuyên môn đến lối sống hằng ngày. Việc nêu gương đạo đức, lối sống chính là việc thầy cần trau dồi mỗi phút giây và trò cần học mỗi ngày nên thầy cô không thể trì hoãn.
Thúy Nga (Ghi)
-Chiều 26/7, các thành viên của Hội đồng quốc gia về nguồn nhân lực và UB Đổi mới giáo dục quốc gia của Chính phủ đã cùng thảo luận về vấn đề bức thiết: Giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh phổ thông.
">Thi chuyên lớp 6, thi vào lớp 10, rồi thi tốt nghiệp. Có bạn đậu, nhưng cũng có nhiều ngàn bạn trượt.
Mùa này mình sẽ lại nhận những email, những tin nhắn đẫm nước mắt. Có những trường hợp còn đau hơn nước mắt, khi cô cậu học trò nhỏ đó không khóc được, và tìm tới cái chết. Mùa này, học sinh tự tử nhiều nhất trong năm.
Thi cử ở Việt Nam là nỗi ám ảnh kinh hoàng. Không biết có bố mẹ nào, lớn rồi mà vẫn còn ngủ mơ bị đi thi không?
Mình cũng hay mơ đi thi, rồi hoặc là bị trễ giờ, hoặc là bị sai quy chế phòng thi, hoặc quên cái gì đó, nhầm cái gì đó… Có lần mơ làm bài xong, chuông hết giờ thì tờ giấy thi bỗng trắng trơn, chữ biến đâu mất sạch…
Mình đã khóc tức tưởi trên gối. Rồi giật mình tỉnh dậy, muốn sụp lạy vì đã 40 tuổi, không còn phải đi thi nữa.
Mình nhớ, ngày xưa, trước kỳ thi bố mẹ thường dậy sớm nấu xôi đỗ xanh, phải là đỗ xanh hoặc đỗ đỏ, chứ không xài đỗ đen. Suốt hàng tháng trời, hàng năm trời, ông bà chú bác đi qua, ai cũng chúc “thi tốt”, “thi đậu”,…
Ba mẹ bây giờ cũng vẫn thế, thao thức, đi nhẹ, nói khẽ. Thầy cô thì lo lắng chuẩn bị, tập huấn, tập dượt.
Những công trình xây dựng quanh trường học cũng phải tạm dừng. Thậm chí cảnh sát chốt các ngã ba, ngã tư để tránh kẹt xe… Tất cả những chăm sóc bất thường đó, gói bên trong là sự kỳ vọng.
Những thí sinh luôn cảm nhận được sự kỳ vọng đó. Và nó nặng, nặng lắm!
Các kỳ thi ở trong trường chỉ là một mảng rất nhỏ. Ngoài kia, mỗi ngày là vài bài thi...
Nhiều bạn sợ thi tới mức không bao giờ coi tuổi học trò là tuổi đẹp nhất cuộc đời. Bắt đầu từ ngày hôm nay, cho tới hết tháng 9, nhiều học trò sẽ biết tin thi đậu trường chuyên, đại học… Và luôn luôn nhiều hơn số đó, là các bé thi trượt.
Chúc mừng các mẹ có con thi đậu! Và cũng chúc mừng các mẹ có con thi trượt!
Cái gì đã diễn ra, có nghĩa là nó đã xong! Đừng cắn đắn nhau nữa!
Phần Lan, nền giáo dục top đầu thế giới, còn có hẳn 1 ngày để tôn vinh người thua cuộc, thất bại, kém may mắn. Đó là ngày 13/10 hàng năm - Day of Failure.
Bộ Giáo dục Anh từ nhiều năm trước đã yêu cầu không gọi là "thi trượt", mà phải gọi là "thành công bị trì hoãn". Một thay đổi nhỏ mà vô cùng nhân văn.
Vì các con sinh ra trên đời này là để sống. Không phải chỉ để thi!
Các kỳ thi ở trong trường chỉ là một mảng rất nhỏ. Ngoài kia, mỗi ngày là vài bài thi. Những bài thi với chính bản thân mình, đó mới là những bài thi khó khăn nhất, khốc liệt nhất.
Mình đã gặp những bạn từng học chuyên, từng du học, từng rất thành công ở tuổi học sinh, thi đâu đậu đó, là niềm hãnh diện cho cả trường, cả dòng họ. Và rồi, họ phóng lên phía trước quá nhanh với vận tốc quá lớn. Tất cả những gì đi quá nhanh đều chứa nhiều rủi ro.
Mình cũng vừa đọc được tin, các trường Ivy League và một số đại học đại cương hàng đầu của Mỹ giờ đây đang phải xây dựng những chương trình chỉ để hỗ trợ những sinh viên giỏi nhất trường vượt qua những thất bại đầu đời
Với họ, thất bại là một kinh nghiệm không quen thuộc, có thể làm họ tê liệt và gục ngã.
Vì vậy, nếu kỳ thi này con trượt, thì xin chúc mừng! Con đã học được kinh nghiệm thất bại, và sẽ học được cách đứng lên.
Thế giới luôn cân bằng, cuộc đời luôn có vay có trả, có nhân có quả. Thất bại sớm thì được làm lại sớm. 80 tuổi nhìn lại sẽ thấy, so với cả cuộc đời thì việc "thành công bị trì hoãn" 1, 2 năm chẳng đáng là bao.
Như mình, nếu ngày xưa không thất bại trong việc nuôi con mập mạp, nếu ko thất bại trong hôn nhân, nếu mình làm gì thành công đó, thì bây giờ đâu thể trở thành một người mẹ luôn học hỏi, chịu khó lắng nghe và phần nào thấu hiểu những nỗi đau của bạn!
Mark Zuckerberg đã có một bài phát biểu rất hay ở ĐH Harvard:
“Facebook không phải là thứ đầu tiên tôi xây dựng.
JK Rowling cũng bị từ chối 12 lần trước khi viết và xuất bản được Harry Porter.
Beyonce cũng phải làm cả trăm bài hát mới có Halo
Thành công vĩ đại nhất đến từ sự tự do thất bại”.
Các cha mẹ ạ, hãy cho con mình quyền tự do thất bại!
Trần Thu Hà
Ý kiến của độc giả C.A trong bài viết "Tuổi 15 tủi hổ vì trượt lớp 10: 'Tương lai nào cho con tôi?'" vừa đăng tải trên báo điện tử VietNamNet nhanh chóng trở thành chủ đề gây tranh cãi với nhiều độc giả.
">