Công chúa triều Nguyễn lấy chồng như thế nào?
Những cuộc cưới xin của các công chúa nhà Nguyễn đã được Léon Sogny,ôngchúatriềuNguyễnlấychồngnhưthếnàlịch thi đấu bóng đá giải ngoại hạng anh chánh mật thám Trung Kỳ, ghi lại trong một bài báo đăng trên Tập san Hội Đô thành hiếu cố (B.A.V.H) năm 1934, trong đó có nhiều chi tiết mà chúng ta ngày nay thấy lạ lùng, thú vị.
Dò danh sách ‘bắt’ chồng cho công chúa
Sogny viết rằng, theo truyền thống của hoàng gia, khi một cô công chúa đến tuổi cập kê, nhà vua sẽ chỉ dụ cho bộ Lại và bộ Binh lập danh sách các con, cháu và chắt các công thần thuộc nhất và nhị phẩm trong hệ thống quan lại.
Danh sách đó ghi họ tên, tuổi và quê quán các chàng trai trẻ, được dâng lên vua cùng tờ tấu chi tiết. Những người được chọn phải đạt tối thiểu 16 tuổi, không có dị tật, thông minh và dễ coi. Khi nhận được danh sách đó, hoàng thượng ra chỉ dụ chỉ định một vị hoàng thân làm nhiệm vụ chủ hôn, một vị đại thần làm “chiếu liệu” (người ra lệnh).
Cả hai vị này phải là người có gia thất đề huề và có nhiều con cháu. Hai vị đại thần đó phải theo danh sách mà chọn ứng viên làm phò mã, tối thiểu là 5 người, có nhân thân tốt và tuổi cũng phải hòa hợp với người vợ tương lai. Và theo quan sát của viên quan mật thám người Pháp, thì phong tục của người Việt Nam muốn rằng, để thích hợp nhất thì gái hơn hai, hoặc trai hơn một tuổi.
Khi nhà vua chấp nhận ứng viên nào, sẽ điểm một dấu son dưới tên người được chọn, vị chủ hôn sẽ chính thức báo tin cho nhà trai. Bấy giờ người ta sẽ chuẩn bị các nghi thức đầu tiên.
Công chúa và phò mã nhà Nguyễn năm 1907. Ảnh tư liệu của B.A.V.H. |
Chuyện bi hài thời Tự Đức
Dù làm việc ở Việt Nam đầu thế kỷ 20, nhưng Sogny vẫn kể lại câu chuyện thú vị về hôn thú của các công chúa triều Nguyễn trước đó cả nửa thế kỷ rất sống động. Chuyện là sau khi vua Thiệu Trị băng hà (1847), triều đình phải để tang. Vua Tự Đức phải để tang ba năm, và tất nhiên trong thời gian đó, trong triều hoàn toàn không được tổ chức hôn lễ nào.
Sang năm Tự Đức thứ tư (1851), có không dưới 30 công chúa trong số con gái của vua Minh Mạng và Thiệu Trị chưa lấy chồng. Trong số đó, có những công chúa không còn trẻ trung gì và đã quá tuổi đào tơ từ lâu.
Do đó, Sogny đã nghe kể lại các câu chuyện rằng lúc đó, phần lớn các con của các đại thần có khả năng được chọn vào danh sách làm phò mã, đã phải... chạy khỏi kinh thành, vì vị trí người chồng tương lai cho công chúa đó không lấy gì làm hứng thú, vì ngoài vấn đề tuổi tác, thì một số bà công chúa cũng không phải là người sắc nước hương trời.
Vì số con em của các công thần không đủ, người ta đã phải mở rộng đến con các quan tam phẩm, và cách thức làm như sau: Viết tên các công tử vào giấy rồi rút thăm. Cô công chúa rút ra bất kỳ một tờ nào, trúng tên ai thì sẽ lấy người đó. Tất nhiên sẽ có những trường hợp thất vọng.
Tất nhiên các phò mã sẽ được nhận nhiều quyền lợi xứng đáng từ triều đình, như được lĩnh 3.000 quan tiền để mua một nhà ở gọi là phủ hay đệ, 30.000 quan để mua quần áo, đồ trang sức và đồ dùng.
Các vật dụng nhà trai cần sắm là: một bộ triều phục cho phò mã, một cái mũ có 5 con phượng gắn san hô và kim cương, một cái đai nạm vàng, một đôi hoa tai bằng vàng, một cái hộp nhỏ bằng vàng đựng đồ trang điểm, một cái gương có khung cẩn xà cừ và vàng, một cái hộp nạm vàng và xà cừ đựng đồ uống trà, một cái ống nhổ bằng vàng, nhiều tấm gấm thêu và lụa cải hoa, những đôi hài thêu và bít tất…
Sau đó là bàn ghế, tủ, bát đĩa và đồ dùng làm bếp. Ngoài ra, phò mã còn sắm cả một chiếc thuyền bồng và nhiều vật dụng khác.
Người phò mã còn được cấp 50 tên lính để hầu cận, do một viên đội chỉ huy và do triều đình trả lương.
Theo quy định, các cô công chúa chỉ được thấy mặt vị hôn phu vào ngày đám cưới. Nhưng nhiều cô cũng tìm cách để biết trước mặt người được chọn cho mình, như bí mật dò hỏi các bà mệnh phụ hay xin nấp ở trong cung để quan sát người chồng tương lai qua những bức mành hay bình phong, khi họ được triệu vào cung.
Theo Sogny, hôn lễ cuối cùng của công chúa triều Nguyễn là vào năm 1907, đó là công chúa Tân Phong, em của vua Thành Thái, lấy Nguyễn Hữu Khảm, con của cố Kinh lược sứ Bắc Kỳ Nguyễn Hữu Độ.
Ni sư để tóc trái đào cho em nhỏ bị bắt cóc năm xưa, ám hiệu cho bố mẹ
Ni sư Hạnh Liên đã nhanh trí cắt tóc trái đào cho Mỹ Phương để ám hiệu với gia đình rằng: “Con đã có nhà chùa che chở, cha mẹ hãy yên tâm kháng chiến”.
(责任编辑:Công nghệ)
- Nhận định, soi kèo Leverkusen vs Monchengladbach, 0h30 ngày 19/1: Khó có bất ngờ
- Kết quả bóng đá hôm nay 27/9
- Soi kèo góc Fiorentina vs Napoli, 1h45 ngày 18/5
- Soi kèo góc Aston Villa vs Chelsea, 2h00 ngày 28/4:
- Nhận định, soi kèo Al Wehda vs Al
- Nam sinh kiếm hơn chục triệu/tháng khi còn trên ghế giảng đường
- Quốc gia xem tiếng Anh là yếu tố quan trọng nhất trong giáo dục
- Ancelotti cán mốc lịch sử Real Madrid: Giá trị người đặc biệt
- Nhận định, soi kèo Ipswich Town vs Man City, 23h30 ngày 19/1: Khẳng định đẳng cấp
- Vụ lớp 1 phải thi viết bài luận về sách: Học sinh sẽ không bị bắt buộc tham gia
- 'Đại học cần dạy sinh viên sẵn sàng đối mặt với mọi thử thách’
- Các bước chữa lành sau khi rời bỏ môi trường làm việc ‘độc hại’
- Nhận định, soi kèo Moreirense vs Farense, 22h30 ngày 19/01: Chia điểm
- Loạt trường ở Hà Nội chỉ lấy hơn 3 điểm/môn thi vào lớp 10
- Siêu máy tính dự đoán Atalanta vs Napoli, 02h45 ngày 19/01
- Nguyễn Xuân Son nói gì khi được HLV Kim Sang Sik xem giò?
- Trương Minh Cường tổ chức giải boxing chuyên nghiệp
- Danh sách tuyển Việt Nam cơn đau đầu của HLV Kim Sang Sik
- Nhận định, soi kèo Bahrain SC vs Sitra Club, 23h00 ngày 17/1: Khó cho chủ nhà
- HLV Flick nức lòng hàng công Barca, Lewandowski đạt con số khó tin