当前位置:首页 > Thời sự > Ký ức Tết xưa qua hồi tưởng của GS Huỳnh Hữu Tuệ

Ký ức Tết xưa qua hồi tưởng của GS Huỳnh Hữu Tuệ

2025-01-18 16:48:24 [Thể thao] 来源:NEWS

GS Huỳnh Hữu Tuệ là Việt kiều Canada. Ông bắt đầu du học tại ĐH Laval từ những năm đầu 1960 và được biết đến như một trí thức có nhiều đóng góp với sự nghiệp khoa học,ýứcTếtxưaquahồitưởngcủaGSHuỳnhHữuTuệb24h giáo dục nước nhà. Gặp VietNamNet những ngày cuối tháng 1 trước khi rời Hà Nội trở lại Canada ăn Tết với người vợ bản xứ, GS Tuệ đã có nhiều hồi tưởng đẹp về những cái Tết mà ông đã trải qua.

{ keywords}
Ký ức Tết xưa qua hồi tưởng của GS Huỳnh Hữu Tuệ

Không khí ngày Tết ở Huế thường bắt đầu từ rất sớm. Vào khoảng mùng một tháng Chạp, những người phụ nữ Huế đã bắt đầu rục rịch chuẩn bị thực phẩm cho ngày Tết.

Công việc này cũng được mẹ và chị gái ông chuẩn bị rất chu đáo. Ngoài những thực phẩm quen thuộc như miến, mộc nhĩ, dưa cải phơi khô,… một món ăn không thể thiếu với người dân xứ Huế là thịt bò dầm nước mắm. Thứ bắp bò mềm mềm được ngâm cùng nước mắm dậy thơm mùi quế tiêu vẫn gây cho ông cảm giác nhớ nhung.

“Nhưng không khí Tết chỉ thực sự rõ nét vào hai ngày lễ Tảo mộ và cúng cụ tổ”.

Vào ngày này, hàng trăm người trong họ tộc cùng quây quần bên nhau chuẩn bị những mâm cỗ. Gia đình ông thường tổ chức lễ cắt thịt heo trước khi cúng cộ. Ông Tuệ nhỏ tuổi nhất luôn được cho một chiếc bong bóng lớn rửa sạch, thổi lên để chơi.

Trong lúc người lớn tất bật chuẩn bị cho mâm cỗ cúng, trẻ con chạy nhảy, nô đùa chộn rộn xung quanh.

“Tôi rất nhớ thứ tình cảm khăng khít, gắn bó ấy. Dù có đi đâu nhưng vào những ngày này, các thế hệ từ đời này qua đời khác vẫn tụ họp lại với nhau, đối xử với nhau rất tình cảm.

Tôi nhớ cả những người anh em của ông nội tôi vào các ngày giỗ chạp vẫn ở lại hàn huyên với nhau suốt cả đêm. Chưa bao giờ, văn hóa nông thôn Việt Nam lại sâu sắc đến thế.

Tôi nghĩ rằng, mối dây tình cảm xuất phát từ đạo lý chuyển từ thế hệ này sang thế hệ khác không chỉ thể hiện qua lời nói, lời dạy mà qua cả những hành động”, GS Tuệ kể lại.

Trong trí nhớ của GS Tuệ, cảm giác háo hức mong chờ ngày Tết còn là khi ông được mẹ may cho một bộ quần áo mới, được đóng mũ, đóng giày.

“Đó là sự háo hức của một đứa trẻ khi có cái gì đó mới để khoe”.

Đến sáng ngày mồng một Tết, bố mẹ ông đóng bộ đẹp đẽ, ngồi bề trên để con cháu đến chúc Tết trịnh trọng. Ông Tuệ mặc sơ mi trắng, quần tây, chân đi xăng đan cùng 5 anh chị em khác lần lượt tới chúc tụng bố mẹ.

Đáp lại lời chúc của các con, bố mẹ cũng dặn dò anh em ông Tuệ năm mới phải ngoan ngoãn, cố gắng học hành tiến bộ, giỏi giang.

{ keywords}

"Tôi rất nhớ thứ tình cảm khăng khít, gắn bó từ thế hệ này sang thế hệ khác"

“Việc lo lễ cúng của gia đình trong ngày đầu năm mới luôn là ông cụ tôi lo liệu. Chưa bao giờ tôi thấy bà cụ sửa soạn bàn thờ. Từ đơm hoa đến đơm quả đều do một tay ông cụ làm hết.

Vào những ngày lễ Tết, ông cụ tôi cũng không cho đốt vàng mã. Ông bảo rằng, nếu không có tiền thì không làm cỗ cũng được. Chỉ cần hoa quả, hương đèn, trà sạch và tinh thần sáng trong”.

Cũng vào ngày đầu năm mới, một người sẽ đến xông đất cho gia đình (thường gọi là phong tục đạp đất). Người đầu tiên đến xông nhà đều được chọn lựa kỹ lưỡng bởi quan niệm “người xông nhà sẽ ảnh hưởng đến may mắn cả năm”. Do đó người được chọn thường là những người có phúc, có đức.

GS. Tuệ nhớ người thường được bố mẹ mình chọn mời đến xông đất cho gia đình là một người bạn rất thân của ông cụ - thầy Phan Văn Dật, giảng viên giảng dạy môn Hán Nôm tại Viện Đại học Huế.

“Thầy tôi cũng được nhiều người mời đến xông đất. Mặc dù không học cao nhưng ông vẫn được xem là nhà tinh thông có kiến thức rộng. Những ai khó chuyện gì, dù là nghiên cứu Hán học hay Tây học, ông đều có thể cắt nghĩa rành rọt. Rất nhiều người làm nghiên cứu về Lịch sử, Văn học, Hán Nôm đều tìm đến ông và gọi bằng “thầy Hiến””.

Khi những thủ tục của buổi sáng ngày mồng một đã xong xuôi, đến chiều, ông thường theo ông cụ ra chùa cầu may mắn.

Ngày Tết, lũ trẻ con thường được bố mẹ cho một vài đồng bạc lẻ. Anh em ông Tuệ rủ nhau đi chơi bài tới. Đó là một trò chơi sinh động. Người ta dựng chòi để người chơi ngồi vào bên trong, vè về quân bài sẽ đánh để người khác nhận ra. Mỗi quân bài tới sẽ có một bài vè nói lên ý nghĩa của nó. Thú vị nhất của trò chơi là người chơi sẽ đối đáp thông qua các quân bài. Nhiều quân bài có cái tên rất “kỳ cục” như nòng nọc, voi, gà,…

{ keywords}

"Thầy tôi cũng được nhiều người mời đến xông đất. Mặc dù không học cao nhưng ông vẫn được xem là nhà tinh thông có kiến thức rộng".

Ông Tuệ cũng thường chọn những bài toán khó nhất để khai bút đầu năm. Ông cho rằng, niềm vui sướng khi giải được một bài toán khó sẽ giúp cả năm suôn sẻ.

Ngày mùng một thường không có cỗ bàn mà chỉ có đèn hương, hoa quả. Nhưng sang ngày mùng hai Tết – vốn là ngày Tết nhà - con cái cháu chắt sẽ tụ tập, quây quần ăn Tết.

“Nhà tôi khi ấy tương đối khả giả. Chuyện đói ăn chưa bao giờ xảy ra. Ở thời đói “cào đất không có gì ăn”, bà cụ nhà tôi vẫn nấu cơm trong chiếc nồi rất lớn. Bà để một phần cơm ra ngoài cửa, thêm một chút rau, một chút nước chấm, một vài lát thịt cho những người nghèo khổ đi ngang qua.

Suốt cả năm bà đều đặn làm việc ấy chứ không riêng gì mấy ngày Tết. Tôi nhớ khi bà cụ mất, có những người xa lạ vì nhớ ơn này mà đến thắp hương và không ngừng khóc. Người phụ nữ Việt Nam của thế kỷ XIX, dù không được học hành chữ nghĩa đủ đầy nhưng luôn khiến anh em tôi cảm phục”.

“Còn ông cụ nhà tôi về lễ nghĩa rất khó tính. Ông luôn dạy chúng tôi phải trọng nghĩa thầy trò.

Tôi có hai người thầy đặc biệt là một cô giáo dạy vỡ lòng và một thầy giáo dạy lớp Nhất. Cả hai cũng là bạn rất thân của ông bà cụ. Ngày Tết, mẹ tôi chuẩn bị món quà tết thầy cô thường là một chiếc bánh tét và một cây bánh pháo. Bố dẫn tôi đến nhà thầy cô, bắt đứng trước thầy cô mà quỳ xuống lạy. Ông cho đó là cách thể hiện sự tôn kính với các thầy”.

{ keywords}

 "Bố dẫn tôi đến nhà thầy cô, bắt đứng trước thầy cô mà quỳ xuống lạy".

Hết năm 1961, giáo sư Huỳnh Hữu Tuệ là một trong số những sinh viên xuất sắc nhận được học bổng du học tại Canada. Sau thời gian học đại học Laval, nhờ có kết quả học tập tốt, giáo sư Huỳnh Hữu Tuệ đã được giữ lại trường làm nghiên cứu sinh, đồng thời làm giảng viên của trường.

Hơn 40 năm xa quê, ông cùng những du học sinh Việt Nam vẫn ăn Tết cổ truyền ở đất bạn. Nhưng nỗi nhớ nhà, nhớ hương vị Tết quê hương cứ ngằn ngặt trong lòng chàng trai trẻ.

Đến năm 2005, GS Tuệ được bổ nhiệm làm Chủ nhiệm bộ môn Xử lý thông tin, một bộ môn mới của khoa Điện tử Viễn thông, Trường ĐH Công nghệ, ĐH Quốc gia Hà Nội. Cũng từ đó, hầu như năm nào ông cũng ăn tết Tại quê nhà.

Với một người từng hơn 40 năm sống tại nền văn hóa phương Tây, những câu chuyện về mối quan hệ gia đình, làng xóm vẫn là bài học đạo lý khiến ông ghi nhớ.

GS. Tuệ kể rằng, dù qua bao nhiêu năm, kể cả khi bố mẹ đã mất, các anh chị em ông vẫn tụ họp đầy đủ vào mỗi dịp mùng 2 Tết. “Nếp nhà” ấy vẫn được các thành viên trong gia đình giữ gìn và tiếp nối từ thế hệ này qua thế hệ khác.

Thúy Nga - Hạ Anh

Thầy giáo lúc lỉu giò bò, làm chân ship đồ ngày Tết

Thầy giáo lúc lỉu giò bò, làm chân ship đồ ngày Tết

-Những ngày sát Tết, thầy Nguyễn Ngọc Ánh (Trường ĐH Duy Tân) vẫn đang rất tất bật với công việc phụ vợ bán hàng online và kiêm luôn chân chạy giao hàng.

(责任编辑:Thể thao)

相关内容
推荐文章
热点阅读
随机内容