Tháng 11 này,ĩPhươngNgasắptrởthànhtiếnsĩÂmnhạâm lich hôm nay ngày bao nhiêu ca sĩ Phương Nga sẽ bảo vệ luận án Tiến sĩ chuyên ngành Âm nhạc học. Sau khi hoàn thành, chị sẽ góp mặt vào số ít những nghệ sĩ đạt được học vị cao trong lĩnh vực âm nhạc và là Tiến sĩ âm nhạc trẻ tuổi nhất. Người hướng dẫn Phương Nga bảo vệ luận án Tiến sĩ là Giáo sư - NSND Trung Kiên. NSND Trung Kiên cũng đồng thời là người thầy dìu dắt từng bước đi của Phương Nga kể từ sau Sao Mai 2001 đến giờ. Nữ ca sĩ nói về người thầy của mình với đầy sự biết ơn: “Thầy là một người kĩ tính, cẩn thận và rất khắt khe với học trò. Nhớ hồi mới thi Sao Mai xong, tôi phải từ chối rất nhiều lời mời đi hát vì không dám bỏ lớp của thầy. Nhưng đổi lại, nếu không nhờ thầy khắt khe, không học hành tử tế thì chắc chắn tôi sẽ không có được sự vững vàng của ngày hôm nay. Tôi biết ơn thầy lắm, có khi mang theo đến hết đời vẫn chưa đủ mất”.
Nữ ca sĩ cũng không quên dành tình cảm biết ơn cho những người thầy khác, đã góp công hình thành nên một Phương Nga trưởng thành của ngày hôm nay. Đó là NSƯT Phan Thu Lan, nguyên Trưởng khoa Thanh nhạc Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam hay cố NSND Lê Dung. “NSND Lê Dung gọi tôi là “hạt giống đỏ”, vì cô nhìn thấy được tiềm năng ở tôi. Dù chỉ theo học NSND Lê Dung 1 năm thôi nhưng tôi được cô chỉ dạy tôi rất kỹ càng, trong đó có hai yêu cầu của cô mà tôi đặc biệt nhớ. Đó là “tròn vành rõ chữ” trong giọng hát, nôm na là hát rõ lời. Và một kỹ thuật cốt yếu trong thanh nhạc là cách kiểm soát hơi thở.” Ngoài ra, chị cũng nhắc đến NSND Quang Thọ, người dù không trực tiếp dạy dỗ chị nhưng lại cho chị học hỏi được rất nhiều. “Quá trình học nhạc của tôi dài hơi và không hề dễ dàng, nhưng tôi may mắn, vì có những người thầy tuyệt vời”, ca sĩ Phương Nga chia sẻ.
Thầm lặng với nghề giáo Khác với người bạn “đồng trang lứa” là ca sĩ Trọng Tấn, lựa chọn rút lui khỏi vị trí giảng viên Học viện Âm nhạc để tập trung cho nghề ca hát, ca sĩ Phương Nga dồn rất nhiều tâm sức cho chuyên môn và giảng dạy. Đến nỗi, có nhiều người còn nói chị “lặn tăm”, không mấy khi xuất hiện hay cho ra sản phẩm mới. Thực tế, Phương Nga vẫn đi hát, nhưng chỉ với những đêm nhạc quan trọng như mới nhất là Sóng đàn Hà Nội. “Đi dạy vất vả hơn đi hát rất nhiều. Để chuẩn bị chu toàn cho một buổi dạy có khi bằng cả tháng chạy show. Và đặc biệt là nghề giáo cần rất nhiều tâm huyết”. Quả thật, mỗi ngày đứng lớp của chị kéo dài từ 8h - 12h trưa và tiếp tục từ 14h - 17h chiều. Và nếu như đi diễn chỉ việc lên sân khấu hát, thì đi dạy chị vừa phải hát, vừa phân tích tác phẩm cả về mặt kỹ thuật lẫn cũng như cảm xúc, và quan trọng là truyền đạt được tinh thần cho học trò. Chị tâm niệm: “Mỗi lần dạy cho học trò cũng là một lần mình học lại, tự trau dồi lại chính mình. Mình càng tâm huyết bao nhiêu, ngoài việc truyền dạy được nhiều cho học trò thì mình lại càng trưởng thành hơn bấy nhiêu.” Một điều thú vị là trong khi bản thân Phương Nga thành danh từ cuộc thi Sao Mai, rất nhiều học trò đã “qua tay” chị dẫn dắt cũng vậy. Có thể kể đến những cái tên như Bích Hồng (giải Ba dòng dân gian năm 2011), Thu Hằng (giải Nhất dân gian năm 2015), Hoàng Ái Linh (giải Triển vọng năm 2015) hay năm nay có Phan Ngọc Ánh (giải Nhì dòng dân gian).... Ca sĩ Phương Nga cũng tự nhận, mình xuất phát điểm với dòng nhạc thính phòng, và cũng giảng dạy chính về thính phòng nhưng lại rất có duyên đào tạo học trò về nhạc dân gian: “Với dòng nhạc dân gian, yếu tố quan trọng nhất với người ca sĩ là nhạc cảm. Hát dòng nhạc nào thì cũng cần có cảm xúc, nhưng đối với dân gian, đó lại là yếu tố then chốt. Các bạn hát được dòng nhạc dân gian thường là đã được tiếp xúc với tiếp xúc với dân ca từ nhỏ, chịu sự ảnh hưởng của gia đình. Tất cả ngấm dần theo thời gian, trau dồi cho một giọng hát mượt mà, tình cảm.”, Nữ ca sĩ cho biết, sau thời gian dài “thầm lặng” để chuyên tâm đào tạo và hoàn thành luận án tiến sĩ, chị sẽ trở lại mạnh mẽ hơn với sân khấu. Dự kiến sang năm sau Phương Nga sẽ tổ chức một liveshow với sự tham gia của ca sĩ Đào Nguyên Vũ chồng chị và một số gương mặt quen thuộc khác như Trọng Tấn, Tùng Dương…
Minh Anh |