Nhiều sản phẩm của Sunhouse có xuất xứ Trung Quốc, thương hiệu Hàn Quốc…, Công ty CP Tập đoàn Sunhouse khẳng định, bản chất Sunhouse là thương hiệu Việt Nam có nguồn gốc và liên doanh với Hàn Quốc. Ảnh: Minh ThưĐêm qua, Công ty Sunhouse gửi thông tin cho biết, Công ty Cổ phần Tập đoàn Sunhouse tiền thân là Công ty TNHH Phú Thắng, được thành lập ngày 22/5/2000.
Năm 2005, Công ty TNHH Phú Thắng liên doanh với Công ty TNHH Sunhouse Hàn Quốc (được thành lập từ năm 1993). Từ đó, thành lập Công ty TNHH Sunhouse (Việt Nam) và xây dựng nhà máy liên doanh sản xuất đồ gia dụng, ứng dụng công nghệ Anodized lạnh tiên tiến tại khu vực ASEAN.
“Được sự đồng thuận từ Công ty TNHH Sunhouse Hàn Quốc, Công ty Cổ phần Tập đoàn Sunhouse đăng ký và bảo hộ thương hiệu Sunhouse tại Việt Nam. Vậy, bản chất Sunhouse là thương hiệu Việt Nam có nguồn gốc và liên doanh với Hàn Quốc”, Công ty này khẳng định.
Liên quan đến vấn đề “Sunhouse thương hiệu hàng đầu Việt Nam” nhưng đa số sản phẩm ghi xuất xứ từ Trung Quốc, một số xuất xứ Việt Nam, Thái Lan…, Công ty Sunhouse cho rằng, một thương hiệu có thể lựa chọn nhiều hình thức kinh doanh khác nhau: tự sản xuất, OEM (nhà sản xuất thiết bị gốc – PV), ODM (nhà thiết kế sản phẩm gốc – PV) tại nhiều nước khác nhau.
Cụ thể, nhà máy sản xuất Sunhouse tại Việt Nam sản xuất các mặt hàng gia dụng nồi inox, chảo, nồi áp suất, nồi cơm điện… sẽ ghi xuất xứ Việt Nam.
Các mặt hàng Sunhouse đặt OEM tại các nước khác như Trung Quốc sẽ ghi xuất xứ Trung Quốc.
Các mặt hàng nhập khẩu từ Hàn Quốc sẽ ghi xuất xứ từ Hàn Quốc, từ Thái Lan sẽ ghi xuất xứ từ Thái Lan…
“Trên tem phụ của sản phẩm, Sunhouse luôn ghi rõ xuất xứ từ đâu, được sản xuất bởi nhà cung cấp nào, cùng địa chỉ rõ ràng của nhà cung cấp đó, thể hiện sự minh bạch về nguồn gốc xuất xứ sản phẩm”, Công ty Sunhouse cho hay.
 |
Nhãn tem phụ trên sản phẩm máy làm mát không khí và bắt muỗi của Sunhouse được bày bán trên thị trường. Ảnh: Minh Thư |
Công ty Sunhouse Việt Nam cho biết, hiện Công ty có 2 chuyên gia Hàn Quốc (đó là ông Kim Young Jong và ông Yoo Myung Joon) tham gia vào xây dựng quy trình phát triển sản phẩm, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm và kiểm soát chất lượng… nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm đang sản xuất tại Việt Nam cũng như sản phẩm từ các nhà máy đối tác (OEM) đạt tiêu chuẩn chất lượng do Sunhouse ban hành.
Liên quan đến việc dãn nhãn “Hàng Việt Nam chất lượng cao” trên các sản phẩm, thông tin từ Sunhouse Việt Nam cho biết, sau khi được nhận giải thưởng Hàng Việt Nam chất lượng cao cho nhóm hàng kim khí gia dụng, nhà máy sản xuất Sunhouse tại Việt Nam nghĩ rằng có thể sử dụng logo “Hàng Việt Nam chất lượng cao” trên tất cả các sản phẩm do Sunhouse sản xuất tại Việt Nam gồm: nồi, chảo, nồi cơm điện.
“Hiện nay chúng tôi đã gửi công văn tới Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao để kiểm tra lại thông tin và chờ hướng dẫn của Hiệp hội.
Nếu sản phẩm nồi cơm điện không thuộc nhóm kim khí gia dụng chúng tôi sẽ tiến hành tháo gỡ logo “Hàng Việt Nam chất lượng cao và sẽ hoàn lại tiền nếu khách hàng nào mua phải sản phẩm bị nhầm lẫn đó mà thấy bất tiện”, Công ty Sunhouse nói.
Trước đó, PV Infonet đã khảo sát thị trường và ghi nhận trên nhiều sản phẩm gia dụng, nhà bếp được bày bán trên thị trường của Công ty Cổ phần tập đoàn Sunhouse đều giới thiệu là “thương hiệu hàng đầu Việt Nam” hay “thương hiệu hàng đầu đến từ Hàn Quốc”, và đa phần ghi xuất xứ từ Trung Quốc…
Tuy nhiên, trên hầu hết sản phẩm dù có ghi rõ xuất xứ từ Trung Quốc nhưng kèm thêm dòng chữ “Sản phẩm được kiểm soát chất lượng bởi chuyên gia Sunhouse Hàn Quốc” hoặc “Sunhouse thương hiệu gia dụng, nhà bếp hàng đầu Việt Nam” hoặc “Sunhouse thương hiệu hàng đầu đến từ Hàn Quốc”, một số sản phẩm lại dán nhãn Hàng Việt Nam chất lượng cao.
Cách ghi nhãn quá ôm đồm của thương hiệu này khiến người tiêu dùng thấy khó hiểu không biết thực chất đây là sản phẩm của quốc gia nào.
" alt="Sunhouse nói gì về hàng xuất xứ TQ, thương hiệu Hàn Quốc lại là hàng VN chất lượng cao?"/>
Sunhouse nói gì về hàng xuất xứ TQ, thương hiệu Hàn Quốc lại là hàng VN chất lượng cao?

Tại thị trường này, Honor 10 được bán ra với hai màu là đen Midnight Black và xanh Phantom Blue với giá 9.990.000 đồng. Chương trình đặt hàng trước sẽ bắt đầu từ 16 giờ ngày 23/05/2018 đến hết ngày 01/06/2018. Khi tham gia chương trình đặt hàng trước, khách hàng sẽ nhận bộ quà tặng trị giá hơn 3.990.000 đồng. Kể từ ngày 02/06/2018, Honor 10 sẽ được bán chính thức trên tất cả các kênh online và offline của Honor tại Việt Nam.
Trước đó, Honor 10 cũng đã được ra mắt tại thị trường London, Anh vào ngày 15/05/2018 và được mở bán tại các thị trường Châu Âu như: Anh, Pháp, Đức, Ý và Tây Ban Nha. Và cùng ngày 23/05/2018, Honor 10 cũng đã được ra mắt tại Bangkok, Thái Lan và mở bán chính thức tại thị trường Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Honor 10 có mặt lưng bóng với lớp phủ có thể tạo ra nhiều màu sắc khác nhau tuỳ theo góc ánh sáng. Mặt lưng này gồm 15 lớp kính, tạo 36 màu sắc khác nhau theo góc nhìn. Hai màu sắc chủ đạo bán ra gồm xanh (phantom blue) và đen (midnight black). Cảm biến vân tay phía trước máy có thể đọc được vân tay ngay cả khi tay bị ướt.
Smartphone AI 2.0 hỗ trợ trí tuệ nhân tạo cả về phần mềm lẫn phần cứng. Có thể nhận các khung cảnh khác nhau nhờ AI. AI hỗ trợ khi mua sắm, cafe, hiểu các hoạt động hàng ngày.
" alt="Honor công bố giá bán Honor 10 tại Việt Nam, mặt lưng kính, camera AI, chỉ 9,99 triệu đồng"/>
Honor công bố giá bán Honor 10 tại Việt Nam, mặt lưng kính, camera AI, chỉ 9,99 triệu đồng
Mở rộng hợp tác đa phươngNgày 1/7/2019 trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Nhật Bản, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng và đại diện Chính phủ hai nước, VNPT đã ký thỏa thuận hợp tác với nhiều đối tác lớn của Nhật Bản.
Cụ thể, Tập đoàn VNPT cùng hai đối tác là Công ty AEONMALL Việt Nam và Công ty TNHH Nissho Electronics Việt Nam ký kết Biên bản ghi nhớ về hợp tác để cung cấp hạ tầng, dịch vụ, giải pháp viễn thông và CNTT cho các hệ thống các siêu thị của AEOMALL trên khắp Việt Nam.
Với biên bản ghi nhớ này, các bên thống nhất, Tập đoàn VNPT và Công ty Nissho Electronics Việt Nam sẽ phối hợp cùng nhau để cung cấp cơ sở hạ tầng viễn thông, dịch vụ CNTT và các giải pháp khác để cung cấp các dịch vụ số tại các trung tâm mua sắm của AEONMALL Việt Nam. Các bên cũng sẽ chia sẻ tài nguyên với nhau, thảo luận và cùng hợp tác để phát triển các dự án liên quan đến các giải pháp trong lĩnh vực thương mại.
Tập đoàn VNPT có thế mạnh về hạ tầng công nghệ, trong khi Nissho Electronics Việt Nam có lợi thế về khả năng tiếp cận và tư vấn giải pháp và công nghệ mới, còn AEONMALL Việt Nam là nơi tập trung sự gắn kết của người dân. Việc hợp tác đa phương này sẽ giúp phát huy tối đa thế mạnh từng bên, tạo ra sức mạnh cộng hưởng, thúc đẩy việc đưa các ứng dụng CNTT vào cuộc sống, góp phần nâng cao trải nghiệm mua sắm cho người dân Việt Nam.
Cũng trong khuôn khổ chuyến làm việc tại Tokyo, VNPT cũng ký với Tập đoàn BRG, Tập đoàn Sumitomo và Ngân hàng SeABank để cùng nhau hợp tác phát triển lĩnh vực tài chính số (Fintech) và ứng dụng công nghệ cao trong đô thị thông minh tại Việt Nam.
Sự tham gia của 4 doanh nghiệp có tên tuổi đến từ hai quốc gia trong cùng một thỏa thuận hợp tác sẽ đảm bảo tốt nhất cho sự thành công của những dự án Fintech và Thành phố thông minh của Việt Nam bởi các bên tham gia đều có tiềm lực mạnh và những lợi thế lớn để cùng phát triển những dự án tầm cỡ.
 |
Đại diện Tập đoàn BRG, Tập đoàn VNPT, Tập đoàn Sumitomo và Ngân hàng SeABank đã ký thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực Fintech và ứng dụng công nghệ cao trong đô thị thông minh tại Việt Nam |
Nếu như trước đây, các thỏa thuận hợp tác của VNPT với đối tác chủ yếu là ký giữa hai bên, thì lần này VNPT đã triển khai nhiều thỏa thuận hợp tác đa phương, ký với nhiều đối tác trong cùng một thỏa thuận, nhằm tối đa hóa lợi thế của nhiều bên, mang lại tiện ích tốt nhất cho người dùng Việt Nam.
Người dân sẽ được tiếp cận nhiều dịch vụ tiên tiến
Với sự tham gia của những tập đoàn hàng đầu Nhật trong các lĩnh vực khác nhau, các thỏa thuận hợp tác đa phương lần này của VNPT sẽ mang lại cho người dùng tại Việt Nam nhiều trải nghiệm dịch vụ hoàn toàn mới.
Việc triển khai các giải pháp thanh toán số tại tại các trung tâm mua sắm của AEONMALL Việt Nam sẽ giúp người dân khi mua sắm tại đây có thể thanh toán thông qua các giải pháp thanh toán trực tuyến một cách nhanh gọn, an toàn. Đó là thành toán qua ví điện tử (VNPT Pay) hay thanh toán thông qua mã QR VNPT.
Chưa dừng lại ở đó, việc áp dụng áp dụng các công nghệ 4.0 trong việc phân tích dữ liệu lớn và phân tích hành vi khách hàng sẽ giúp "cá nhân hoá" trải nghiệm cho mỗi khách hàng khi đến với AEONMALL Việt Nam. Mỗi khách hàng sẽ được phục vụ, cung cấp thông tin theo một cách riêng, dựa trên thói quen tiêu dùng của người đó. Các công nghệ này sẽ được triển khai nhanh chóng dựa nền tảng sức mạnh của hai tập đoàn công nghệ hàng đầu Việt Nam và Nhật Bản.
Trong khi đó sự hợp tác giữa Tập đoàn BRG và Tập đoàn Sumitomo và Tập đoàn VNPT trong xây dựng thành phố thông minh với số vốn đầu tư dự kiến 4,2 tỷ USD thuộc quy hoạch tuyến đường Nhật Tân- Nội Bài cũng sẽ mang lại trải nghiệm hoàn toàn mới cho người dân nơi đây.
Với nền tảng và kinh nghiệm sâu về công nghệ và quản lý vận hành, sẽ giúp những đô thị thông minh tại Việt Nam sớm được triển khai, đem đến những nguồn động lực mới cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Ông Phạm Đức Long, Tổng Giám đốc Tập đoàn VNPT nhận định về mối hợp tác với Tập đoàn BRG và Tập đoàn Sumitomo trong việc phát triển thành phố thông minh: “Chúng tôi sẽ triển khai các sản phẩm và giải pháp thành phố thông minh của VNPT cùng với việc triển khai đồng bộ hạ tầng Viễn thông - Công nghệ thông tin để dự án trở thành hình mẫu về triển khai thành phố thông minh tại Việt Nam.”
Thỏa thuận hợp tác của VNPT với các đối tác Nhật Bản có thể coi là một dấu mốc quan trọng cho sự phát triển của VNPT nói riêng và các bên tham gia nói chung. Các doanh nghiệp đều có tiềm lực và sức mạnh riêng đã cùng nhau cộng hưởng sức mạnh để tối đa hóa lợi thế của từng bên, hướng đến sự phát triển bền vững và cùng tiến xa hơn trên con đường phát triển của doanh nghiệp.
Thúy Ngà
" alt="Tập đoàn VNPT mở rộng hợp tác đa phương với các đối tác lớn của Nhật Bản"/>
Tập đoàn VNPT mở rộng hợp tác đa phương với các đối tác lớn của Nhật Bản