Ngoại Hạng Anh

Chuyện hài nhà có con sắp thi cuối cấp, mẹ liên tục nhắc bố câu 'thần chú'

字号+ 作者:NEWS 来源:Thời sự 2025-04-17 18:10:47 我要评论(0)

Không khí nhiều gia đình có con thi cuối cấp hiện tại “nóng” không khác gì nhiệt độ Hà Nội ngoài trờnewcastle – tottenhamnewcastle – tottenham、、

Không khí nhiều gia đình có con thi cuối cấp hiện tại “nóng” không khác gì nhiệt độ Hà Nội ngoài trời mấy hôm nay.

Nhiều bậc cha mẹ tếu táo “thôi cố nhịn nốt chục ngày nữa”,ệnhàinhàcóconsắpthicuốicấpmẹliêntụcnhắcbốcâuthầnchúnewcastle – tottenham khi nói về tâm lý “bất ổn” của đám trẻ con những ngày sát kỳ thi. “Nhiều khi nó gọi dạ, mình bảo vâng đấy” – một phụ huynh hài hước chia sẻ. 

Trong những ngày chạy nước rút này, cứ mỗi tối, chị Nguyễn Hồng Hoa (Hà Đông, Hà Nội) lại ghé vào phòng cậu con trai lớp 9 hỏi nhỏ: “Con có muốn uống trà sữa để ngồi học bài cho mát không con?”.

Năm nay, con trai chị định hướng thi vào 2 trường, trong đó có 1 trường chuyên. Cả hai trường đều có tỷ lệ chọi rất cao, vì thế việc học tập của con vô cùng căng thẳng. 

“Từ đầu năm lớp 9, con đã được giảm toàn bộ công việc nhà, để tập trung vào việc học. Trước đây, sơ hở là con bị bố mắng vì con là anh cả trong nhà. Mình đã phải nói chuyện với ông xã, đề nghị anh không được mắng con nữa”.

Dù vậy, đôi khi ông bố vẫn không kiềm chế được. Mỗi lần chồng mắng con, chị Hoa phải đẩy chồng về phòng ngay lập tức và nhắc nhở anh kiềm chế.

“Nhiều lúc, ông xã về đến nhà thấy con làm việc gì không hài lòng cũng nóng mắt lắm, nhưng mình thấy thái độ của chồng như vậy là phải ghé tai nhắc lại câu thần chú 'con sắp thi cuối cấp đấy'”.

Chị Hoa tâm sự, vừa rồi, cậu con đăng ký nhầm nguyện vọng. Bình thường cả bố và mẹ sẽ mắng cho một trận nhưng thời điểm này, anh chị chỉ nhìn nhau rồi cùng nhịn.

thi cuoi cap 1.jpg
Không khí ở các gia đình có con thi cuối cấp đang rất "nóng". Ảnh minh họa: Sixth Tone

Bà mẹ này chia sẻ, ở lớp con, các gia đình khác cũng đang trong không khí tương tự. “Các bố mẹ đều ‘bảo ban’ nhau là ‘thôi, nhịn con thời điểm này cho chúng nó thi xong đã’”.

Có trường hợp, con biết mình được ưu ái hơn nên cũng “tận dụng” cơ hội triệt để.

Có nhà con muốn đăng ký một trường, bố mẹ lại muốn trường khác. Mẹ nhắc thì con gắt lại "bây giờ mẹ muốn thế nào? Mẹ muốn làm sao?". Thấy con nổi khùng, bà mẹ không dám nói thêm câu gì nữa, chỉ lẳng lặng ra khỏi phòng.

Một nhà khác, con chỉ còn mấy buổi ở lớp học thêm trước khi thi, nhưng con nhất quyết không đi học nữa. Bố mẹ cũng đành chấp nhận quyết định của con.

Cũng có con thi cuối cấp, chị Đỗ Thị Giang (TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) chia sẻ, con trai chị đang miệt mài “cày cuốc” nốt những ngày cuối cùng trước kỳ thi sẽ diễn ra vào cuối tuần này. “Gần như con học đến sát ngày thi luôn”. 

Hiện tại, diễn biến tâm lý của con khiến chị khá lo lắng. Trước đây, con tự tin và gia đình cũng tin ngôi trường con đặt mục tiêu vừa với sức học. Nhưng khoảng 1 tuần trở lại đây, con bắt đầu căng thẳng, nói chuyện với bố mẹ hơi gắt gỏng. 

Thấy con lo lắng về môn Văn, chị Giang chia sẻ và nhờ cô giáo dạy Văn động viên con những ngày cuối. Nhưng không biết cô nói với con những gì, mà ngay lập tức con nhắn tin cho mẹ: “Mẹ đừng có chia sẻ gì với cô giáo con nữa nhé! Không thì mẹ đi học hộ con luôn đi!”.

Thấy con cáu, từ đó đến nay chị không dám nói gì với các thầy cô nữa, xác định “còn mấy ngày cuối để yên cho nó học”.

Cũng vài tháng nay, chị thay đổi hẳn thái độ cư xử với con trong những tình huống không vừa mắt. “Nếu như trước kia lên phòng thấy con ngồi bấm điện thoại, tôi có thể gắt ầm lên ‘sao giờ này còn cầm điện thoại?’, nhưng bây giờ tôi chỉ nói nhẹ nhàng ‘sao giờ này vẫn cầm điện thoại hả con?’. Nhẹ nhàng đến vậy mà anh chàng vẫn cắm cảu với mẹ: 'Mẹ kệ con, lúc nào cần học con tự biết!'".

thi cuoi cap.jpg
Có con thi cuối cấp, nhiều bậc cha mẹ như ngồi trên đống lửa. Ảnh minh họa: Global Times

Cùng chung tâm trạng, những ngày này, chị Nguyễn Trang (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) ra sức tẩm bổ cho cậu con trai chuẩn bị thi vào lớp 10. Đặt mục tiêu vào ngôi trường công lập khá “hot” trong quận, cả gia đình đều rất lo lắng cho sức khỏe, tâm lý của con trước ngày thi.

“Lớp con tôi, có hôm hơn 10 bạn nghỉ ốm. Các con học đến ngày hôm nay đều rất áp lực, căng thẳng. Việc học quá nặng với tầm tuổi các con khi mà cánh cửa vào trường công lập năm nào cũng rất hẹp”.

Con chị Trang và bạn bè của con chị hiện tại vẫn đi học từ 7h sáng, có hôm đến 9h mới về đến nhà. Hầu như bố mẹ rất ít khi được gặp con. 

“Tôi chỉ biết chăm sóc con bằng cách bồi bổ để tăng sức khỏe, sức đề kháng cho cháu”. Mặc dù công việc của chị rất bận rộn nhưng mấy ngày này, những món đắt tiền và chế biến cầu kỳ như gà hầm, yến chưng… chị đều chăm chỉ làm để con ăn thay đổi mỗi ngày. 

Thấu hiểu sự vất vả của con thời điểm này, chị Minh Thư (Thanh Xuân, Hà Nội) đồng ý với đề xuất của con gái: “Khi nào thi xong con khắc dọn phòng”. Khi bị mẹ nhắc nhở, cô bé tuyên bố rất rành rọt: “Nếu phòng con đang chất đống sách vở thế kia nghĩa là con đang học, đang ôn nhé. Chỗ này con để sách Toán, chỗ kia là sách Văn – một sự bừa bộn rất trật tự. Mẹ không phải lo!”.

“Lý lẽ thuyết phục như vậy thì đành phải nghe thôi chứ biết làm sao! Tôi cũng đâm ra phải dễ tính, mềm mỏng hơn, không cao giọng trách móc như trước. Đúng là tâm lý của những đứa trẻ đang vắt mình cho kỳ thi nghẹt thở thật vô cùng mong manh, nên bậc làm cha làm mẹ cũng phải thấu hiểu và điều chỉnh một chút, ưu tiên việc gì là quan trọng nhất lúc này”.

* Tên các nhân vật trong bài đã được thay đổi 

Lời nhắn của người mẹ nghèo khi con trai lọt top Forbes 30 Under 30 châu Á

Lời nhắn của người mẹ nghèo khi con trai lọt top Forbes 30 Under 30 châu Á

Chủ kênh Ẩm thực mẹ làm, Đồng Văn Hùng được tạp chí Forbes bình chọn vào danh sách 30 Under 30 Asia. Hùng là người Việt Nam duy nhất có tên trong lĩnh vực truyền thông, tiếp thị và quảng cáo.

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
Ông vào viện vì ho kéo dài, tự điều trị ở nhà mấy ngày không đỡ. Bệnh nhân được chẩn đoán là viêm phế quản, điều trị thuốc long đờm, kháng sinh... nhưng không đỡ mà còn nặng lên, sốt cao liên tục.

Tôi thăm bệnh và xem hồ sơ, thấy đây có thể là một ca viêm phổi do virus. Phim chụp X-quang cho thấy hình ảnh viêm phổi rải rác. Tôi trao đổi với đồng nghiệp: "Phổi này y như phổi của bệnh nhân Covid". Tuy miệng nói vậy nhưng Covid-19 đã là chuyện quá khứ, nên chúng tôi cho bệnh nhân tầm soát những virus thường gặp như cúm, RSV, sốt xuất huyết trước, thì âm tính. Covid-19 được test cuối cùng, ra kết quả dương tính.

Chúng tôi lập tức triển khai cách ly và điều trị theo đúng kiến thức đối phó với Covid trước đây. Bệnh nhân ngày đầu có đáp ứng, giảm sốt, tỉnh táo hơn, nói chuyện được. Gia đình đã mừng. Nhưng tôi biết tiên lượng bệnh của ông rất nặng, vì theo kinh nghiệm của tôi, chưa ai cao tuổi, nhiều bệnh nền và có phim phổi xấu như thế mà qua được. Sang ngày hôm sau, ông phải thở oxy, rồi nhanh chóng đi vào lơ mơ, oxy trong máu tụt thấp, phải đặt nội khí quản thở máy. Thêm một ngày nữa, dấu hiệu hô hấp xấu hơn, các chỉ số máy thở ngày càng nặng. Gia đình xin cho ông về mất tại nhà.

Tiễn bệnh nhân về tôi bần thần mất cả buổi, phần vì bệnh nhân diễn biến nhanh quá, phần vì ca bệnh này gợi lại cả một thời mà chúng tôi cố quên đi. Ba năm trước cả xã hội lao đao vì dịch bệnh lạ, tôi và nhiều đồng nghiệp đã từ Bắc vào Nam tham gia chống dịch. Ký ức kinh hoàng, chưa bao giờ tôi chứng kiến nhiều người chết như thế, có ngày khoa tôi làm có trên 10 người bệnh ra đi.

Biến cố đi qua góp phần nâng cao nhận thức xã hội và kinh nghiệm của ngành y thêm một bước. Bây giờ chúng ta đối phó với dịch bệnh bài bản hơn, đúng trọng tâm hơn. Tuy nhiên, gần đây, những căn bệnh lâu rồi không gặp liên tiếp quay lại: Bệnh bạch hầu được phát hiện ở Nghệ An, Bắc Giang, Thanh Hóa với số người mắc và có tiếp xúc lên tới hàng trăm ca; ho gà rải rác trong toàn quốc, số ca mắc tăng gấp 8 lần cùng kỳ năm trước; bệnh sởi từ đầu năm đến nay đã có trên 200 trẻ mắc và đang có nguy cơ bùng phát thành dịch lớn theo chu kỳ 4 năm một lần; viêm não Nhật Bản cũng có những ca đầu tiên ở Hà Nội, Đắc Lăk...

Sự bùng phát trở lại của các bệnh truyền nhiễm có thể lý giải bởi một số nguyên nhân sau:

Tỷ lệ tiêm chủng giảm. Ba năm trước tỷ lệ tiêm chủng Covid 19 ở Việt Nam đạt 90%, thuộc nhóm cao nhất thế giới. Nhưng từ khi công bố hết dịch, ít ai đặt vấn đề tiêm nhắc lại, nên khả năng miễn dịch đã suy giảm nhiều. Tỷ lệ tiêm chủng của các bệnh khác cũng tương tự. Việt Nam sau khi ra khỏi nhóm những nước có thu nhập thấp bị cắt những khoản viện trợ về vaccine. Một số vaccine trước đây được tiêm miễn phí thì nay phải trả tiền, dẫn đến một số gia đình không tiêm đầy đủ cho con em. Một số ít khác vẫn anti vaccine, sợ tai biến khi tiêm.

Một nguyên nhân lớn nữa là tâm lý chủ quan. Thời Covid, chỉ cần sốt hay ho nhẹ là người ta đi test ngay, còn bây giờ, chính bác sĩ chúng tôi khi thấy ho sốt kéo dài cũng không nghĩ ngay đến Covid. Âu đây cũng là quy luật tâm lý phổ biến.

Biến đổi khí hậu góp phần tạo điều kiện cho sự phát triển và lây lan của một số bệnh truyền nhiễm. Sự gia tăng giao lưu quốc tế cùng với việc sinh hoạt thiếu vệ sinh, thiếu an toàn... cũng thúc đẩy sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm.

Sử dụng kháng sinh bừa bãi, thiếu hợp lý dẫn đến tình trạng vi khuẩn, virus, ký sinh trùng ngày càng đề kháng với thuốc, khiến cho việc điều trị các bệnh truyền nhiễm trở nên khó khăn và phức tạp hơn.

Sự tái xuất hiện của các bệnh truyền nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe con người, kinh tế và xã hội. Một số bệnh, đặc biệt ở trẻ em, có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp, viêm não, thậm chí tử vong.

Để ngăn chặn sự lây lan và quay trở lại của các bệnh truyền nhiễm, cần có sự chung tay góp sức của mỗi cá nhân và cộng đồng:

Nâng cao tỷ lệ tiêm chủng: Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch theo khuyến cáo của Bộ Y tế là biện pháp hiệu quả nhất để phòng chống các bệnh truyền nhiễm. Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) đã tính chi phí đầu tư vào tiêm chủng tiết kiệm được hàng chục lần chi phí bỏ ra để điều trị bệnh và các chi phí y tế liên quan. Lơ là việc tiêm vaccine cho trẻ có khi dẫn đến những tổn thất không thể bù đắp nổi.

Thực hành lối sống vệ sinh: Khôi phục lại thói quen đeo khẩu trang khi đến nơi đông người, vừa phòng tránh Covid, vừa phòng các bệnh lây qua đường hô hấp khác. Rửa tay thường xuyên, che miệng khi ho hoặc hắt hơi, ăn uống hợp vệ sinh... là những thói quen đơn giản nhưng góp phần quan trọng trong việc phòng chống lây nhiễm.

Ngoài ra, cần nâng cao ý thức cộng đồng, củng cố hệ thống y tế, sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, đặc biệt là kháng sinh.

Sự quay lại của các bệnh xưa cũ là sự nhắc nhở cho giới chức ngành y và người dân về tầm quan trọng của việc phòng chống dịch bệnh.

Quan Thế Dân

" alt="Những dịch bệnh quay lại" width="90" height="59"/>

Những dịch bệnh quay lại

demtien.jpg
Nhà gái mang máy đếm tiền ra đếm trước mặt nhà trai

Cô dâu họ Cao lấy chồng. Trong ngày trọng đại của đời mình, cô khoác lên bộ váy trắng xinh đẹp. Theo phong tục ở vùng Quý Châu và một số vùng khác, ngày cưới, gia đình nhà trai phải mang đủ tiền sính lễ tới nhà gái thì chú rể mới được đón dâu.

Ngày cưới của cô dâu họ Cao, nhà trai ăn mặc bảnh bao, đến nhà gái đón dâu và không quên mang số tiền sính lễ.

Tuy nhiên, khi cầm vào phong bao đỏ chú rể đưa, người dì của cô dâu có chút lăn tăn. Thấy thái độ của người dì, bố mẹ cô dâu lập tức bê máy đếm tiền trong nhà ra đếm.

Âm thanh của máy đếm tiền khiến nhiều người chú ý. Cô dâu không hề xấu hổ về hành động của bố mẹ, còn đứng bên cạnh đưa tiền cho bố bỏ vào máy. Mặc cho nhà trai đứng chờ, nhà gái vẫn cứ làm việc của mình. 

Việc đếm tiền sính lễ của nhà trai không phải chuyện xấu. Thực tế, với mỗi cặp vợ chồng mới cưới, bên nhà gái đều cử người đếm quà, đếm tiền sính lễ nhưng trường hợp dùng máy như vậy là chưa từng có.

Câu chuyện sau khi được chia sẻ lên mạng xã hội khiến nhiều người bất bình. Đa số cho rằng nhà gái làm vậy là không tôn trọng nhà trai. Đây là một cuộc hôn nhân chứ không phải là công việc kinh doanh nên việc dùng máy đếm tiền có phần kém tế nhị. Đó cũng là thái độ thể hiện sự không tôn trọng, không tin tưởng nhà trai.

demtien2.jpg
Cô dâu giúp bố mẹ lấy tiền đếm

Cộng đồng mạng để lại nhiều bình luận trái chiều. 

"Lẽ ra nhà trai nên chuyển phần lớn số tiền qua tài khoản cho nhà gái, chỉ để một chút tiền mặt tượng trưng trong phong bao đỏ. Như vậy thì lúc đến, nhà gái chỉ việc đếm mấy phút là xong, đâu cần phải mang hẳn máy đếm tiền ra", một người bình luận. 

Người khác cho biết: "Nếu nhà gái hành động như vậy, sau này nhà trai không tôn trọng con gái họ thì cũng đừng trách ai".

"Cha mẹ thực sự yêu thương con gái sẽ không làm việc này trong ngày cưới của con. Bố mẹ của cô dâu nên xem lại cách ứng xử của họ. Cách làm này chẳng khác gì đang bán con gái cho người ta", người khác viết.

Câu chuyện hiện vẫn gây tranh cãi trên mạng xã hội. 

Cô dâu 19 tuổi được tặng 13 cây vàng và gần 1 tỷ đồng sính lễ

Cô dâu 19 tuổi được tặng 13 cây vàng và gần 1 tỷ đồng sính lễ

Đám hỏi “siêu khủng” ở Kiên Giang khiến dân mạng phải trầm trồ.

" alt="Nhà trai mang tiền sính lễ đến, bố mẹ cô dâu làm điều lạ lùng" width="90" height="59"/>

Nhà trai mang tiền sính lễ đến, bố mẹ cô dâu làm điều lạ lùng