NEWSNEWS

Gặp 'thầy giáo cũ' trong bài văn điểm 10

Người thầy giáo trongbài văn đạt điểm 10 như “không cóthật” - thầy Nguyễn Văn Tâm,ặpthầygiáocũtrongbàivănđiểgiải vô địch tây ban nha nay đã nghỉ hưu, trước là giáo viên dạy Toán (TrườngTHCS Chợ Chu) - đang sống bình dị tại thị trấn Chợ Chu, Định Hoá, Thái Nguyên.

Bài văn tả thầy giáo cũđạt điểm 10
Thiền sư Thích Nhất Hạnh: "Thầy hạnh phúc thì trò hạnh phúc"
“Đã đi dạy thì phải xứng đáng là người đi dạy”

Hai “bí mật” được tiết lộ

- Bài văn đó, bố vợ tôi đọc được trên báo mới bảo với tôi. Sau khi đọc bàivăn, tôi rất xúc động. Nhiều anh em bạn bè cũng nói rằng đọc đoạn đầu đã biếtngay là nói về tôi rồi, vì tả đúng quá, từ tính cách đến thói quen. Một ngày saukhi bài văn lên báo, Thảo có điện thoại cho tôi, hai thầy trò cùng nói chuyện.

{ keywords}
Không chỉ hiền lành, giản dị như lời văn của cô học trò Thủy mà thầy Tâm còn rất hiếu khách


Bài văn thực sự là món quà lớn nhất trong đời dạy học của tôi.

Thầy có còn nhớ cảm giác khi ăn miếng bánh Trung thu năm đó, để học trò vuilòng, dù không ăn được thịt mỡ?

- Cơ thể tôi phản ứng về mỡ rất mạnh. Khi ăn miếng thịt mỡ, lúc nhai có thểkhông sao nhưng khi nuốt xuống sẽ bị đẩy ra ngay mà mình không kìm được. Cònmiếng bánh đó, thú thực tôi chỉ ăn cái vỏ. “Tranh thủ” lúc tối, tôi gạt nhân đimà các em không nhìn thấy.

Bài văn đưa ra một người thầy giản dị, với cuộc sống có phần vất vả. Thầycó bao giờ nghĩ rằng, nếu cuộc sống của thầy khá giả hơn, thì sự tận tâm vớinghề, với trò có thay đổi, hay ngược lại? Sẽ thế nào nếu như câu đùa mà một họctrò đã đặt ra “sao thầy không là hiệu trưởng” trở thành sự thật?

- Tôi có đức tính đã làm nghề là rất yêu nghề. Thời bao cấp trước đây, khókhăn quá tôi có làm thêm nghề may. Khi làm nghề may, tôi cũng rất yêu cái máykhâu và có tay nghề tương đối khá. Sau này, khi đồng lương đáp ứng tương đối nhucầu cuộc sống, tôi bỏ không làm thợ may nữa mà chú tâm dạy học.

Còn nói về chuyện làm hiệu trưởng, thì các em thấy mình cũng dạy được, lạigià rồi mà vẫn làm giáo viên nên có thắc mắc. Nhưng thực tế, tôi đã làm hiệutrưởng một năm khi còn ở trường cấp 2 Tân Dương.

Tuy nhiên, giữa dạy học và quản lý, tôi có xu hướng thích dạy học hơn, đi sâuvề chuyên môn, tình cảm thầy trò. Ngay từ khi lãnh đạo phòng giáo dục có ý địnhđưa tôi lên làm làm hiệu trưởng, tôi đã từ chối, xin để cho giảng dạy. Nhưnglãnh đạo bảo cứ làm đi, và tôi làm một năm. Sau đó, tôi xin thôi và chuyển sangtrường cấp 2 Bảo Cường, tiếp tục làm giáo viên.

Tôi không cảm thấy khó khăn gì trong việc “từ chức” này hết. Mọi người tronggia đình cũng cảm thấy bình thường, thuận theo nguyện vọng của tôi.

Bị mắng “ngu”, “dốt”, trò sẽ cay suốt đời

Hình ảnh các lứa học trò trong con mắt thầy như thế nào? Đã bao giờ thầy cảmthấy bất lực trước một học sinh?

- Tôi dạy cấp 2 ngay từ khi mới ra trường cho tới lúc về hưu. Học sinh lớp 6bây giờ có những nhận thức nhất định, không giống như học sinh ngày xưa rụt rè elệ. Các em bạo dạn hơn. Nhưng tuổi lớp 6 hay phô, mình phải nhẹ nhàng. Nhiềuthầy cô giáo bực vì lúc nào cũng bị học sinh phô. Các em cứ mách liên tục, nàobạn nói chuyện, nào bạn nhìn bài... Rồi giơ tay phát biểu, không biết cũng giơtay.

{ keywords}
Thầy luôn sống hài hòa với tất cả mọi người, với học trò thầy chưa bao giờ buông lời cay nghiệt hay đánh mắng học sinh

Nhiều em giơ nhiều đến mức độ không muốn chỉ định. Nhưng không gọi thì sẽ bảomình... bất công, gọi lại không trả lời được, lên bảng không viết được chữ nào.

Đến lớp 7, lớp 8 các em bớt hẳn, không phô nữa, đặc biệt còn biết “bảo vệ”nhau. Lớp 9 thì khác nữa. Ngay như chuyện giơ tay phát biểu đã rất chín chắn,thực sự biết mới giơ.

Còn bất lực trước học trò thì chưa bao giờ, vì với tôi học trò không quá láo.Các em chỉ nghịch bình thường. Nhiều giáo viên bị trò phản ứng mạnh, nhưng bảnthân tôi chưa bị phản ứng quá đà. Có lẽ, do mình sống ôn hoà.

Vậy đã bao giờ thầy phải đuổi trò, đánh trò hay trừng phạt trò? Thầy chia sẻnhư thế nào về áp lực của giáo viên thời nay khi muốn trừng phạt trò, cho dù chỉlà một cái quật vào tay như những thầy đồ khi xưa?

- Tôi chưa từng làm những việc như chị hỏi, chỉ nhắc nhở học sinh. Hoặc đôikhi không tránh khỏi việc quát trò, nhưng tuyệt đối không sỉ vả, chưa bao giờnói học sinh dốt, ngu. Bởi vì, thực ra không có em nào kém cả, chẳng qua các emlười học, quá lười dẫn đến kém.

Mình cũng đã trải qua thời kỳ học sinh. Có những bạn bè tôi bị thầy cô mắngchửi “ngu”, “dốt” mà nó nhớ đến tận bây giờ, khi đã thành đạt rồi vẫn còn cay.Nói những điều đó là xúc phạm học sinh, học sinh sẽ nhớ lâu, sẽ ghét giáo viên.

Mà đã ghét thầy là ghét luôn cái môn của thầy. Tình cảm là quan trọng, muốnhọc sinh học tốt, phải có được sự quý mến của các em. Vừa nhìn thấy thầy đã chánrồi thì còn học gì nữa.

Say nghề sẽ thấy vui

Điều gì khiến thầy tâm đắc nhất trong nghề dạy học?

- Tôi làm nghề thì cứ thế thôi, cứ say sưa với nghề. Thấy học sinh học khá làvui, là phấn khởi.

Khi dạy học tôi say sưa chuyên môn, khâu nón đứng vị trí gần như số 1 về khâuđẹp, làm thợ may thì đông khách. Làm nghề gì yêu nghề đó, đó làm cái làm ngườita không chán, lúc nào cũng thấy vui.

Thầy nhìn nhận như thế nào về những thế hệ giáo viên sau này?

- Nếu so sánh cũng vô cùng. Bởi điều kiện ngày xưa quá khó khăn. Khi hoàncảnh kinh tế quá khó khăn tập trung chuyên môn không như bây giờ.

Trước đây tôi cũng tâm huyết chứ, nhưng vẫn phải dành ra nửa ngày làm nghềmay. Cũng thích đọc sách, nhưng tối chỉ đọc được một tí. Cả 2 vợ chồng cùng dạyhọc, nhưng đến năm 91 vợ phải nghỉ việc để ra ngoài kiếm sống. Hoàn cảnh tácđộng không chỉ riêng mình mà cả xã hội.

Xã hội phát triển lên, giáo viên bây giờ lại thấy mình khó, nhưng so vớitrước quá đảm bảo. Dạy học là đủ ăn, dù không ăn ngon nhưng đủ ăn, đủ sinh hoạtbình thường.

Nhưng nhìn chung, đã tâm huyết thì giai đoạn nào cũng thế. Tuy nhiên, bây giờthầy cô giáo nào tâm huyết sẽ có điều kiện để phát triển nghề nghiệp, tập trungchuyên môn hơn. Còn thầy cô nào không tâm huyết sẽ giống như những người ngàyxưa không tâm huyết thôi.

“Đôi khi tôi nghĩ thầy sống sao mà giản đơn quá. Thầy chỉ cười. Không, thếđã là quá đủ rồi. Tôi không biết đủ là gì, không biết tại sao thầy có thể hàilòng” - thầy có thể “chính thức” trả lời câu hỏi này cho cô trò nhỏ của mình?

- Tôi nghĩ, bởi vì nhu cầu của tôi không cao. Khi nhu cầu không cao sẽ dễđược thoả mãn.

Nói vui, ngay như chuyện ăn uống nhu cầu của tôi cũng rất đơn giản, tôi cũngchỉ ăn rau là thấy ngon. Thịt mỡ không ăn được, tôm cá chỉ đến miếng thứ hai làngán.

“Cực hình” lớn nhất đối với tôi là đi... ăn đám cưới, liên hoan, vì không córau. Còn nếu hỏi tôi tại sao hoàn cảnh như thế mà đã thấy vui, thì câu trả lờicủa tôi là vì cuộc sống trước đây quá khổ. Khi còn nhỏ đã phải làm rất nhiều thứviệc, từ đi lấy củi, đan nón, phụ việc ho bố mẹ... Hồi đi học sư phạm, đã cónhững lúc bị đói ăn cả quả dứa xanh lè chỉ to hơn cái chén. Vì vậy mà, những khókhăn bây giờ chưa thấm vào đâu.

Người ta nói người có nhu cầu thấp nhất là người giàu nhất. Mình sống đơngiản, biết chấp nhận hoàn cảnh, mình mới vui và phấn khởi được.

- Xin cảm ơn thầy về cuộc trò chuyện!

Ngân Anh(thực hiện)

赞(82)
未经允许不得转载:>NEWS » Gặp 'thầy giáo cũ' trong bài văn điểm 10