Chúng ta vẫn mang quan niệm rằng phần cứng của Apple thua kém hoàn toàn Android,ĐâymớilàlýdothựcsựkhiếnApplekhôngbaogiờcôngbốdunglượngRAMtrêdự báo thời tiết ngày hôm nay nhưng cấu hình phần cứng của Apple là một câu chuyện không hề đơn giản. Thực tế, cuộc đua độ phân giải màn hình là do Apple khởi xướng - lý giải vì sao nhiều người biết đến tên gọi "Retina" hơn bất cứ một thiết kế màn hình nào khác. Mặc dù Retina của ngày hôm nay đã tụt hậu đáng kể về độ phân giải nhưng sự chênh lệch giữa chất lượng hiển thị của iPhone và các mẫu smartphone Android khác chủ yếu thuộc về công nghệ tấm màn hơn là về độ phân giải. Xét cho cùng, bạn sẽ không dí sát mắt vào màn hình để "cảm nhận" 4K.
Còn các mẫu chip của Apple dù luôn thua kém Android về số nhân hay xung nhịp nhưng lại có hiệu năng single core (đơn nhân) vượt trội. Khi Google vẫn chưa thể tối ưu cho Android để phát huy tối đa tiềm năng của đa nhân - và khi ứng dụng di động vẫn được ưu tiên cho iOS đầu tiên, lợi thế về xung nhịp cũng như thiết kế GPU độc quyền đã luôn giúp iPhone vượt mặt các mẫu Android đầu bảng về các yếu tố có thể cảm nhận được trong trải nghiệm sử dụng: độ mượt, tốc độ load game, độ ổn định...
Những khía cạnh khác của cuộc chiến cấu hình cũng không có câu trả lời rõ ràng. Các hãng đua nhau khoe chỉ số này, khảo sát nọ để chứng minh camera của mình là tốt nhất, nhưng một lần nữa, camera iPhone vẫn là đủ tốt để fan hâm mộ có thể trầm trồ (và hiển nhiên là không khác biệt đến mức "một trời một vực" khi sánh cùng Google Pixel hay Galaxy S8). Còn bộ nhớ của điện thoại giờ cũng đã không còn thiếu thốn đến mức khó chịu, nhất là khi phần đông người mua sẽ lựa chọn phiên bản có giá thấp nhất.
Nói cách khác, Apple không có mấy lý do để phải sợ hãi nhún nhường trước các đối thủ Android trên khía cạnh phần cứng. Công ty của Steve Jobs hiểu rõ ràng rằng trải nghiệm thực sự của người dùng cuối mới là quan trọng nhất. Cho đến lúc này, phần cứng iPhone vẫn là thừa đủ để đưa ra trải nghiệm hấp dẫn cho iFan.
Bởi vậy nên bất cứ sự kiện iPhone nào cũng có phần dành cho chip, màn hình và camera. Đừng bao giờ nghĩ Apple không biết quảng bá cấu hình.
Nhưng chỉ có duy nhất thông số RAM là không được công bố. Lý do không nằm ở những câu trả lời "có vẻ nguy hiểm" như "thông số không quan trọng", "cuộc đua cấu hình vô nghĩa" v...v... Trái lại, lý do là bởi, thiếu RAM có thể ảnh hưởng một cách rõ rệt tới trải nghiệm iPhone.
Minh chứng điển hình nhất: Galaxy S6 vs iPhone 6. Tại thời điểm chiếc iPhone cỡ lớn đầu tiên ra đời, Apple có lẽ đã dự đoán rất đúng rằng người dùng vì thèm màn hình nên sẽ bỏ qua tất cả. Kết quả là iPhone 6 chỉ có 1GB RAM (và đầy lỗi).
Kết quả là nếu bạn mở quá nhiều tab trên Safari, iPhone 6 và 6 Plus sẽ thường xuyên refresh lại tab cũ mỗi lần bạn chuyển qua chuyển lại. Hiện tượng này xảy ra là do mỗi khi hết RAM, iOS sẽ "ngầm" đóng tiến trình của tab cũ để giải phóng RAM dùng cho các ứng dụng/tab trình duyệt mới. Khi bạn trở lại tab đã bị đóng "ngầm", Safari buộc phải tải lại trang đã mở từ đầu.
Bên cạnh điểm yếu rõ ràng bị thể hiện trên Safari, theo trải nghiệm cá nhân của tôi, mức độ app bị khởi động lại từ đầu thay vì hồi phục từ trạng thái cũ trên iPhone 6 Plus cũng cao hơn hẳn so với chiếc iPhone 7 đang sử dụng. Ví dụ, đang ở trong bài post của một người bạn trong ứng dụng Facebook, tôi thoát ra ngoài chạy một số ứng dụng khác, đến khi mở lại Facebook từ màn hình Home thì ứng dụng load lại từ đầu, đưa tôi ra News Feed.
Như bạn có thể đoán ra, Galaxy S6 edge sẽ không gặp phải vấn đề tương tự.
Thật đáng mừng rằng từ iPhone 6s trở đi, dung lượng RAM từ 2GB trở lên đã giúp cho vấn đề refresh tab/khởi động lại ứng dụng được giảm đi rất nhiều. Tuy vậy, tôi vẫn nghi ngờ rằng một người dùng nào đó đủ "lười" để mở hàng chục tab trên trình duyệt di động vẫn sẽ cảm nhận được tác hại của dung lượng RAM ít ỏi trên iPhone.
Bởi vậy nên Tim Cook chẳng bao giờ nói đến dung lượng RAM của iPhone. Ông hiểu rằng đây là một trong rất ít những điểm yếu về cấu hình có thể gây tác dụng tiêu cực lên trải nghiệm của người mua.
Theo GenK