Thảm kịch đau lòng khi tài xế để con nhỏ ngồi vào lòng hoặc ngồi ghế trước

Khi cho trẻ nhỏ ngồi vào lòng lúc lái ô tô,ảmkịchđaulòngkhitàixếđểconnhỏngồivàolònghoặcngồighếtrướbảng xếp hạng ngoại anh nhiều người không hề ý thức được rằng họ đang đặt con, cháu mình vào tình huống nguy hiểm chết người. 

Rủi ro có thể đến từ việc trẻ nhỏ nghịch vô lăng khiến xe bị mất lái. Nguy hiểm hơn, nếu xảy ra tai nạn thì trẻ nhỏ ngồi phía trước sẽ chịu lực tác động lớn hơn nhiều so với tài xế. 

Bài học đau xót là trường hợp mới đây, một cháu bé 14 tháng tuổi ở Nghệ An ngồi trước vô lăng xe ô tô, không may người lái đạp nhầm chân ga khiến chiếc xe mất lái đâm vào tường, khiến cháu bé bị tai nạn vỡ tim, dập phổi nguy kịch.

Hãy xem clip ghi lại bài thử nghiệm va chạm dưới đây của trung tâm an toàn đường bộ NSW (Australia) để thấy mức độ nguy hiểm của việc cho trẻ nhỏ ngồi lòng khi lái ô tô.

Vì sao không nên cho trẻ ngồi trong lòng khi lái xe? (Video: NSW).

Bài thử nghiệm va chạm cho thấy lực tác động của túi khí khi bung ra mạnh tới mức khiến hình nộm trẻ nhỏ ngồi trong lòng tài xế bị hất văng lên trần xe. Tai nạn này có thể khiến trẻ bị gãy cổ và chấn thương sọ não. Trong khi đó, hình nộm người lớn ngồi trên ghế lái chỉ có nguy cơ bị thương ở mặt.

Không chỉ là ghế lái và việc cho trẻ ngồi trong lòng khi lái xe, tất cả các chỉ dẫn, khuyến cáo về an toàn đều nhắc đến việc không để trẻ em dưới 12 tuổi ngồi ở hàng ghế trước, nhằm tránh nguy cơ chấn thương. Lý do là hiện nay, hầu hết các xe đời mới đều được trang bị ít nhất là hai túi khí phía trước.

Khi xảy ra va chạm với xe, túi khí có thể bung với tốc độ 160-320 km/h, tương đương 10-25 phần nghìn giây, nhanh hơn một cái chớp mắt, với lực bung cực mạnh.

Đó cũng chính là lý do các hãng xe cũng khuyến cáo không nên trang trí hoặc lắp thêm đồ vật trên hệ thống túi khí của lái xe và hành khách phía trước.

Thảm kịch đau lòng khi tài xế để con nhỏ ngồi vào lòng hoặc ngồi ghế trước - 1

Việc lắp vô-lăng đồ chơi trên táp-lô tiềm ẩn nguy cơ an toàn cho trẻ nhỏ (Ảnh: Tiki).

Không ít bậc phụ huynh vì chiều con nhỏ nên đã mua vô-lăng đồ chơi bằng nhựa về gắn lên táp-lô bên ghế phụ phía trước để trẻ nhỏ có cảm giác đang được lái ô tô thật trên đường như người lớn. Tuy nhiên, việc làm này tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn.

Khi sử dụng vô-lăng đồ chơi gắn trên táp-lô, trẻ càng nhỏ sẽ càng ở vị trí sát túi khí; thậm chí có trẻ không ngồi trên ghế mà đứng, rất nguy hiểm. Chỉ cần xe phanh gấp, trẻ có thể đập mặt vào vô-lăng đồ chơi này, dẫn tới chấn thương.

Clip dưới đây sẽ cho thấy những nguy cơ khó lường mà trẻ có thể gặp phải khi đi ô tô:

Vì sao nên dùng ghế trẻ em trên ô tô? (Video: IIHS).

Các nghiên cứu đã chỉ rằng vị trí ngồi an toàn nhất cho trẻ dưới 12 tuổi là ghế giữa phía sau, nếu có dây an toàn đầy đủ. Trong trường hợp vị trí ghế giữa phía sau không có dây an toàn, nên cho trẻ ngồi ở bên phải với xe tay lái thuận và bên trái với xe tay lái nghịch.

Riêng với trẻ dưới 2 tuổi cần được đặt ngồi trong ghế quay mặt về phía sau của xe.

Theo Dân trí

Cách phát hiện và xử lý đinh cắm trong bánh xe ô tô ?

Cách phát hiện và xử lý đinh cắm trong bánh xe ô tô ?

Sẽ không an toàn khi bạn lái xe với một chiếc đinh trong lốp xe. Sau đây là cách phát hiện và mẹo xử lý nhanh gọn.   

Kinh doanh
上一篇:Nhận định, soi kèo MU vs Brighton, 21h00 ngày 19/1: Trở lại mặt đất
下一篇:Nhận định, soi kèo Gokulam Kerala vs Namdhari, 20h30 ngày 17/1: Đứt mạch toàn thắng