Chồng tôi là con trai thứ nhưng mọi việc gia đình, từ lớn đến nhỏ, một tay anh quán xuyến, chẳng khác nào con trai trưởng.
Một năm có bao nhiêu đám giỗ, đối nội, đối ngoại anh cũng thay bố mẹ đảm nhiệm. Nhà có việc gì cần đến tài chính, bố mẹ cũng gọi chồng tôi ra trao đổi, bàn bạc để anh lo.
Ngược lại với em trai, anh chồng tôi đến bây giờ 40 tuổi vẫn vô tư ở nhà ăn bám bố mẹ. Từ ngày tôi về đây ở, chưa bao giờ thấy anh cầm chiếc chổi quét nhà, rửa bát đĩa.
Bữa cơm bày biện ra mâm, tôi phải gọi mãi anh mới đủng đỉnh xuống, ăn xong lại leo lên tầng xem phim, ăn quà vặt.
Quần áo mặc xong, vứt lay lắt khắp nhà, tôi phải cặm cụi đi thu dọn. Em dâu nhắc nhở, anh chồng tôi chỉ ậm ừ, có lúc còn mặt mày cau có, tỏ ý khó chịu.
Thấy anh không tiếp thu, tôi nhờ mẹ chồng tác động. Bà chiều con trai, còn quay ra trách con dâu: “Có mấy cái quần cái áo, chị giặt luôn cho xong, tỵ nạnh làm gì”.
Tôi nhắc nhiều lần quá cũng bực, chỉ giặt đồ cho bố mẹ và vợ chồng, con cái. Đồ của anh tôi để nguyên. Anh chồng hậm hực ra mặt, mượn cớ mắng cháu để dằn mặt em dâu.
Trước đây, người quen giới thiệu anh đi làm một vài chỗ. Nơi thì anh chê lương thấp, không bõ công lao động. Nơi anh lại kêu ca công việc nặng nhọc. Công ty phân phối hàng gia dụng, làm nhàn, chế độ đãi ngộ tốt, lương khá, anh đùng đùng bỏ ngang vì cãi nhau tay đôi với đồng nghiệp, trong lúc nóng nảy, anh đánh người ta vỡ đầu.
Chồng tôi phải xách hoa quả, tiền bạc đến thăm, giảng hòa cho mọi việc êm xuôi.
Từ ngày đó, anh thất nghiệp, sống như cây tầm gửi ăn bám gia đình. Nếu chỉ phụ thuộc bố mẹ chồng tôi, tôi cũng không đến mức phải than thở như thế này.
Thế nhưng, anh coi việc vợ chồng tôi nuôi anh là điều hiển nhiên. Mỗi lần ra ngoài tụ tập bạn bè, ăn chơi, mua sắm, anh sẵn sàng xin tiền em dâu.
Lúc chồng tôi làm ăn được, những khoản đó tôi ít để tâm nhưng từ khi xí nghiệp chuyển đổi quy mô hoạt động, ít việc, thu nhập chồng tôi bấp bênh, chỉ đủ anh xăng xe, ăn sáng.
Hai năm trở lại đây, bố mẹ chồng bàn giao hết việc nội trợ, điện nước cho vợ chồng tôi tự tính toán, chi tiêu. Mỗi tháng ông bà đóng góp 10 kg gạo và 1,5 triệu.
Lúc này, mọi thứ dồn hết lên hai vai tôi. Tiền học các con, hiếu hỉ, ốm đau… Gánh nặng kinh tế nuôi 2 đứa con và anh chồng khiến tôi kiệt quệ.
Ngoài căn nhà đang sinh sống, bố mẹ chồng tôi có một căn hộ tập thểt. Ông bà để con trai cả quản lý, cho thuê, lấy tiền tiêu vặt.
Tuy nhiên, từ ngày quản lý, có tiền thuê nhà, anh chồng tôi vẫn tiếp tục ăn bám, không có ý định nộp phí sinh hoạt cho vợ chồng em trai.
Đôi lần, ngồi ăn cơm cả nhà, tôi nhắc khéo, bảo anh phải đóng phí, vì vợ chồng tôi khó khăn, không cáng đáng nổi.
Anh bỏ ngoài tai, coi như chưa nghe thấy gì. Họ hàng khuyên anh lấy vợ, dọn ra ngoài sống, anh tuyên bố, ở vậy cho sướng, khỏi phải lo cho ai lại có cơm ăn, áo mặc thoải mái. Tôi bảo chồng nói với anh cho rõ ràng, chồng tôi lại sợ mất tình cảm anh em.
Tôi phát ốm vì ông anh chồng lười biếng này. Các bạn có cao kiến gì trong rường hợp của tôi hay không? Xin hãy cho tôi lời khuyên!
Bài viết 'Con dâu khó xử vì tối nào mẹ chồng cũng vào nằm ké điều hòa' của chị Xuân (Hải Phòng) được nhiều độc giả quan tâm, hiến kế.
" alt=""/>Tâm sự khốn khổ vì anh chồng 40 tuổi vẫn ăn bámCác trường khác ở huyện này như THPT Bà Điểm, THPT Nguyễn Văn Cừ, THPT Phạm Văn Sáng, THPT Hồ Thị Bi đều có điểm chuẩn trên 20. Nguyên nhân các trường ở huyện Hóc Môn có điểm chuẩn cao theo các chuyên gia là do địa bàn này giáp với Quận 12, Bình Tân, Tân Bình nên được thí sinh ở đây lựa chọn.
Trường Trung học Thực hành, ĐH Sư phạm TP.HCM (Quận 5) có điểm chuẩn lần lượt ở các nguyện vọng 1 – 2 – 3 là 25 – 25,2 – 25,4 điểm.
Những trường có điểm chuẩn lớp 10 cao nhất năm nay ở TP.HCM |
Trong khi đó các Trường THPT Trưng Vương (Quận 1); Trường THPT Bùi Thị Xuân (Quận 1); Trường THPT Lê Quý Đôn (Quận 3); Trường THPT Ngô Quyền (Quận 7) vẫn có điểm chuẩn từ 24 đến < 25.
So với các quận huyện ở TP.HCM thì điểm chuẩn vào lớp 10 công lập các trường ở huyện Cần Giờ thấp nhất. Trong đó Trường THPT Cần Thạnh có điểm chuẩn lần lượt 3 nguyện vọng 1 – 2 – 3 là 15 – 15,5 – 16; Trường THCS- THPT Thạnh An có điểm chuẩn lần lượt 3 nguyện vọng 1 – 2 – 3 là 15 – 15,5 – 16; Trường THPT Bình Khánh có điểm chuẩn lần lượt 3 nguyện vọng 1 – 2 – 3 là 16- 16,5 – 17; Trường THPT An Nghĩa có điểm chuẩn lần lượt 3 nguyện vọng 1 – 2 – 3 là 15,3 – 15,5 – 15,8.
Minh Anh
Ngày 23/8, Sở GD-ĐT TP.HCM đã công bố điểm chuẩn vào lớp 10 các trường THPT công lập năm học 2021-2022. Có trường, học sinh phải đạt 9 điểm mỗi môn mới trúng tuyển.
" alt=""/>Bất ngờ nhiều trường lọt top điểm chuẩn vào lớp 10 cao ở TP.HCMĐấu tranh với các nền tảng mạng xã hội xuyên biên giới là một chủ trương đã được Bộ TT&TT triển khai thực hiện trong suốt nhiều năm qua. Hoạt động này bao gồm việc buộc các nền tảng xuyên biên giới phải tuân thủ luật pháp Việt Nam, gỡ bỏ các thông tin xấu độc, sai lệch, tiêu cực, gây ảnh hưởng xấu tới xã hội.
Trước đó, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (Bộ TT&TT) đã có văn bản nghiêm khắc yêu cầu công ty Netflix gỡ bỏ những nội dung vi phạm pháp luật trong bộ phim tài liệu “MH370: Chiếc máy bay mất tích” (MH370 -The Plane That Disappeared) được cung cấp trên dịch vụ của Netflix tại Việt Nam.
Gần đây nhất, Bộ TT&TT đã phối hợp với Cục Điện ảnh (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phát hiện, xử lý một bộ phim Trung Quốc được trình chiếu trên Netflix thể hiện hình ảnh “đường lưỡi bò” phi pháp, vi phạm quy định của pháp luật Việt Nam, gây ảnh hưởng đến chủ quyền biển đảo và lãnh thổ an ninh quốc gia.
Để giải quyết tận gốc các vi phạm về thông tin trên mạng, thời gian qua, Bộ TT&TT đã tiến hành hoàn thiện các cơ sở hành lang pháp lý có liên quan. Trong đó, Bộ TT&TT đang lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 72/2013/NĐ-CP và Nghị định 27/2018/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.
Trong dự thảo Nghị định thay thế, có rất nhiều quy định mới về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng. Cụ thể, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cung cấp thông tin trên mạng phải thực hiện ngăn chặn, gỡ bỏ các nội dung vi phạm pháp luật ảnh hưởng đến an ninh quốc gia khi có yêu cầu của Bộ TT&TT.
Không chỉ ngăn chặn, gỡ bỏ các nội dung vi phạm pháp luật, các mạng xã hội sẽ phải tạm khóa hoặc khóa vĩnh viễn tài khoản, trang cộng đồng, nhóm cộng đồng, kênh nội dung thường xuyên vi phạm hoặc vi phạm nghiêm trọng ảnh hưởng an ninh quốc gia.
Những cá nhân, tổ chức sử dụng dịch vụ Internet để cung cấp nội dung chống phá Đảng và Nhà nước trên môi trường mạng thậm chí có thể bị ngừng cung cấp dịch vụ Internet.
Trả lời câu hỏi của PV, Phó Cục trưởng Cục Phát thanh Truyền hình & Thông tin điện tử, bà Nguyễn Thị Thanh Huyền cho hay, gần đây chúng ta đã chứng kiến việc một số cá nhân lợi dụng tính năng livestream trên các mạng xã hội xuyên biên giới để tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước, kêu gọi biểu tình hoặc xúc phạm uy tín, danh dự nhân phẩm của tổ chức, cá nhân khác như: Thái Văn Đường, Nguyễn Phương Hằng… Trước thực tế này, Bộ TT&TT đã đề xuất bổ sung biện pháp ngừng cung cấp dịch vụ Internet đối với thuê bao là tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật.
“Đây là biện pháp mạnh, khẩn cấp và cần thiết để tăng cường hiệu quả xử lý, hạn chế tối đa việc cá nhân, tổ chức lợi dụng Internet nhằm cung cấp thông tin chống phá Đảng, Nhà nước trên môi trường mạng”, Phó Cục trưởng Nguyễn Thị Thanh Huyền nhận định.
Nhà mạng lên tiếng việc ngắt Internet người vi phạm pháp luậtĐồng tình, ủng hộ quy định mới về ngắt Internet người vi phạm pháp luật, tuy nhiên, có ý kiến đề xuất cần hướng dẫn cụ thể hóa việc thực hiện quy định này." alt=""/>Xóa nhiều tài khoản TikTok chia sẻ đường lưỡi bò, xuyên tạc tình hình lãnh thổ