| ||
| ||
| ||
| ||
| ||
| ||||
'Cô gái vàng trong làng lột xác' khiến dân mạng trầm trồ
Màn "dậy thì thành công" của một cô gái 19 tuổi mới đây thu hút sự chú ý của dân mạng.
| ||
| ||
| ||
| ||
| ||
| ||||
Màn "dậy thì thành công" của một cô gái 19 tuổi mới đây thu hút sự chú ý của dân mạng.
Trong quá trình chuyển đổi số, việc chuyển đổi cách thức vận hành sẽ phát sinh số tiền đầu tư lớn. Với các doanh nghiệp Nhà nước, do có sự kiểm soát chặt chẽ về đầu tư nên các dự án không thể linh hoạt, nhanh chóng đáp ứng được thời cơ mà phải tuân thủ đúng quy định, khuôn khổ để đảm bảo không làm sai. Đây chính là thách thức của các doanh nghiệp Nhà nước trong quá trình chuyển đổi số.
Chuyển đổi số phải có sự hình dung tổng thể. Tuy nhiên các doanh nghiệp Nhà nước đang bị ràng buộc trong các chỉ tiêu vừa tổng thể, vừa cụ thể, thậm chí kể cả những chỉ tiêu theo Nghị quyết. Do kết quả luôn phải đáp ứng theo những tiêu chí này nên đây cũng trở thành một loại rào cản.
Với quy mô lớn, mô hình phức tạp và định hướng phát triển theo sự chỉ đạo, việc hoạch định để giải các điểm nghẽn, xây dựng mô hình kiến trúc và tìm lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp Nhà nước thực sự là một vấn đề.
Viện trưởng Viện Chiến lược Chuyển đổi số cho rằng, cần phải cởi được các nút thắt và điểm nghẽn về mặt thể chế để tạo không gian chuyển đổi số cho doanh nghiệp Nhà nước.
“Muốn động thì tĩnh. Nếu những cái “tĩnh” như hành lang pháp lý, con người, thể chế được vận dụng một cách hiệu quả thì các doanh nghiệp Nhà nước có thể vận động rất nhanh”, ông Nguyễn Trường Giang khẳng định.
Giải bài toán chuyển đổi số doanh nghiệp Nhà nước
Theo ông Bùi Trung Thành, Giám đốc tư vấn chuyển đổi số khu vực miền Bắc Base Enterprise, 92% doanh nghiệp Việt có nhu cầu chuyển đổi số, nhưng 90% lại chưa hiểu về chuyển đổi số và 78% các doanh nghiệp không biết bắt đầu từ đâu.
Trong quá trình tư vấn chuyển đổi số cho các doanh nghiệp Nhà nước, Base nhận thấy nhiều doanh nghiệp chưa có hệ thống quy trình mà chỉ đơn thuần làm việc theo thói quen. Doanh nghiệp Nhà nước thường hay sử dụng văn bản, giấy tờ, không chỉ lãng phí tài nguyên, điều này còn làm cản trở tốc độ vận hành doanh nghiệp.
Một số doanh nghiệp đã cải tổ nhưng họ đơn thuần chỉ dùng các nhóm chat, nhóm Zalo để phục vụ cho quá trình quản trị doanh nghiệp. Đây thực chất chính là những “nỗi đau” và bài toán cần giải trong quá trình chuyển đổi số các doanh nghiệp Nhà nước.
Trao đổi với PV VietNamNet, ông Nguyễn Đức Kiên, Phó Tổng giám đốc Công ty CNTT VNPT cho biết, qua khảo sát của VCCI, đa phần khó khăn của các doanh nghiệp khi tiến hành chuyển đổi số là về mặt chi phí tiếp cận công nghệ. Đối với các doanh nghiệp, tập đoàn lớn có tính chất đặc thù, việc chuyển đổi số cả hệ thống sản xuất có rào cản rất lớn về mặt kinh phí.
Theo Phó Tổng giám đốc Công ty CNTT VNPT, nhiều doanh nghiệp Nhà nước có tiền, sẵn sàng chuyển đổi số nhưng lại gặp phải một vấn đề khác là chưa biết bắt đầu từ đâu và chưa biết đi cùng ai. Với những tập đoàn, tổng công ty có hoạt động sản xuất đặc thù, ví dụ như sản xuất xi măng, để chuyển đổi số, họ phải gặp những đơn vị chuyên biệt trong lĩnh vực đó.
Trong câu chuyện chuyển đổi số doanh nghiệp Nhà nước, còn một vấn đề nữa là thay đổi thói quen. Nhận thức về chuyển đổi số hiện đã hình thành, tuy nhiên khó thay đổi hơn là thói quen của con người. Với những quy trình, công cụ mới, sau một thời gian vận hành, nhiều người lao động cảm thấy khó quá và có xu hướng “lách”, bỏ đi.
Chia sẻ về kinh nghiệm chuyển đổi số của chính doanh nghiệp mình, đại diện VNPT cho hay, do được tiếp cận khá sớm với CNTT, trong giai đoạn đầu, VNPT có rất nhiều hệ thống CNTT. Việc kết nối các hệ thống đó lại với nhau ở 63 tỉnh thành là một trở ngại lớn.
“Hệ thống CNTT nào cũng sẽ có những lỗi phát sinh, rồi cả việc thay đổi thói quen, công cụ lao động,... Đó là những gì chúng tôi đã trải qua. Bất kể doanh nghiệp nào có sự tương đồng với chúng tôi cũng sẽ phải trải qua câu chuyện này”, ông Kiên chia sẻ.
Ông Đoàn Hữu Hậu, Giám đốc Tư vấn Chuyển đổi số FPT Digital cho rằng, để giải bài toán chuyển đổi số doanh nghiệp Nhà nước, điều quan trọng nhất là phải chuyển đổi về tư duy, định hướng của doanh nghiệp. Cụ thể là phải đổi từ tư duy có gì bán nấy sang phục vụ theo nhu cầu của khách hàng.
Theo ông Hậu, những người đứng đầu các doanh nghiệp Nhà nước phải trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển đổi, thúc đẩy việc thay đổi quy trình hoạt động sang phương thức mới nhằm tăng năng suất.
Đồng thời, lãnh đạo của nhóm doanh nghiệp này cần sẵn sàng cởi mở để học thêm các ý tưởng mới, công nghệ mới, tinh giản các bước thực hiện và áp dụng công nghệ, từ đó dùng công nghệ để phát triển các sản phẩm dịch vụ mới. Còn một điều quan trọng khác, đó là các doanh nghiệp phải lắng nghe phản hồi để qua đó cải thiện trải nghiệm khách hàng.
Thị trường máy tính Việt Nam phục hồi nhờ chuyển đổi sốBất chấp những khó khăn gặp phải trong thời gian gần đây, thị trường máy tính để bàn (PC) Việt Nam được dự đoán chuẩn bị bước vào giai đoạn hồi phục." alt=""/>Chuyển đổi số doanh nghiệp Nhà nước: Không phải chuyện dễ dàngSự hiện diện của DPA tại Việt Nam là nhằm mục đích kết nối các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực chuyển đổi số với các nhà hoạch định chính sách, doanh nghiệp và tổ chức để củng cố hệ sinh thái số của Việt Nam. Đồng thời, hỗ trợ sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số năng động, sáng tạo và linh hoạt có thể mở rộng khắp khu vực.
Tại sự kiện ra mắt, các thành viên DPA cùng đại diện các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp tại Việt Nam đã thảo luận về 2 chủ đề “Mở khóa khả năng mở rộng toàn cầu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ”, và “Hỗ trợ chính sách cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, startup trong lĩnh vực chuyển đổi số và sáng tạo từ góc độ sáng tạo mở tại Việt Nam”.
Ông Benjamin Wong, Nhà sáng lập và Giám đốc điều hành của Kinobi, một thành viên DPA nhận định, Việt Nam ngày càng quan tâm đến vai trò của các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực chuyển đổi số và các công ty khởi nghiệp đối với việc thúc đẩy phát triển nền kinh tế số. Liên minh muốn nắm bắt cơ hội để hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế số Việt Nam.
Đáng chú ý, trong bản khuyến nghị chính sách chia sẻ tại sự kiện, DPA đề xuất phương pháp tiếp cận hợp tác và tư vấn giữa chính phủ và các bên tham gia trong lĩnh vực chuyển đổi số, đồng thời tăng cường các yếu tố hỗ trợ kinh doanh chính như đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật số, phát triển chính sách dựa trên rủi ro và tiếp cận các nhà cung cấp dịch vụ chuyển đổi số đa quốc gia để hỗ trợ mở rộng doanh nghiệp nhỏ và vừa số trong khu vực.
DPA cũng khuyến nghị các nhà hoạch định chính sách phát triển các khuôn khổ chuẩn hóa có tính đến khả năng tiếp cận các công nghệ mới và sáng tạo như trí tuệ nhân tạo, cho phép doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia mua sắm của chính phủ, thông qua mô hình thị trường kỹ thuật số và thúc đẩy các nguyên tắc công bằng trong mua sắm phần mềm.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam cần nắm bắt chiến lược sốTrong khi Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số, các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang dần nhận ra sự cần thiết của việc thực hiện chiến lược số hiệu quả nhằm duy trì tính cạnh tranh." alt=""/>Liên minh Thịnh vượng số cho châu Á ra mắt tại Việt NamĐể hình thành nên một hệ sinh thái nền tảng số Việt Nam đáp ứng cơ bản yêu cầu chuyển đổi số, được sử dụng sâu rộng để tạo hạ tầng mềm phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số quốc gia và trong từng ngành, lĩnh vực, địa bàn, từ tháng 2/2022, Bộ TT&TT đã ban hành Chương trình thúc đẩy phát triển và sử dụng các nền tảng số quốc gia phục vụ chuyển đổi số, phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số.
Tại Chương trình này, Bộ TT&TT công bố lần thứ nhất danh mục 35 nền tảng quốc gia phục vụ chuyển đổi số, Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số. Trong đó, có 20 nền tảng do cơ quan nhà nước chủ quản, doanh nghiệp Việt Nam phát triển, làm chủ công nghệ lõi, sử dụng thống nhất trên toàn quốc, phục vụ hoạt động quản lý nhà nước hoặc cung cấp dịch vụ công phục vụ xã hội; và 15 nền tảng số quốc gia do doanh nghiệp làm chủ quản, làm chủ công nghệ lõi, cung cấp dịch vụ phục vụ nhu cầu của cơ quan, doanh nghiệp và xã hội.
Tuy vậy, trong báo cáo đánh giá tình hình chuyển đổi số 6 tháng đầu năm 2023, với vai trò là cơ quan thường trực Ủy ban chuyển đổi số quốc gia, Bộ TT&TT cho biết, một trong những tồn tại thời gian qua chính việc chậm trễ trong triển khai và phổ biến các nền tảng số quốc gia. Đến nay, số lượng nền tảng số quốc gia được triển khai rộng rãi chưa nhiều.
Trên cơ sở thực tiễn phát triển các nền tảng số thời gian qua, Bộ TT&TT mới đây đã có đề xuất bổ sung các nền tảng cảng biển số, thuế điện tử, bảo hiểm xã hội số và cửa khẩu số vào danh mục các nền tảng số quốc gia cần ưu tiên thúc đẩy.
Bộ TT&TT cũng đề xuất rõ các bộ, cơ quan ngang bộ sẽ chủ trì việc thúc đẩy phát triển và sử dụng 4 nền tảng số sẽ được xem xét bổ sung vào danh mục nền tảng số quốc gia. Cụ thể, các cơ quan chủ quan được đề xuất chủ trì nền tảng cảng biển số là Bộ Giao thông vận tải và Bộ Quốc phòng; nền tảng bảo hiểm xã hội số là Bảo hiểm xã hội Việt Nam; 2 nền tảng thuế điện tử và cửa khẩu số là Bộ Tài chính.
Nhiệm vụ thúc đẩy phát triển các nền tảng thuế điện tử, cảng số và bảo hiểm xã hội điện tử trước đó đã được phân công cho các bộ, ngành: Tài chính, Quốc phòng, Giao thông vận tải, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, tại kế hoạch hoạt động của Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số năm 2023.
Riêng với nền tảng cửa khẩu số, Bộ TT&TT cho biết, qua quản lý, theo dõi, nền tảng này đã được nhiều địa phương có cửa khẩu quan tâm, nghiên cứu áp dụng để phát triển kinh tế số cửa khẩu, tạo động lực phát triển kinh tế số và nâng cao năng lực cạnh tranh của địa phương và của cả quốc gia.
Cũng theo lý giải của Bộ TT&TT, lý do để Bộ đề xuất Bộ Tài chính là cơ quan chủ quản triển khai và thúc đẩy nền tảng cửa khẩu số là bởi nền tảng này cung cấp công cụ quản lý tổng thể và toàn diện hoạt động tại khu vực cửa khẩu. Trong đó, nghiệp vụ cốt lõi được chú trọng trong quá trình phát triển và triển khai là điều phối, quản lý toàn bộ hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh tại các cửa khẩu, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động thông quan hàng hóa qua cửa khẩu.
Chiến lược phát triển hải quan đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tháng 5/2022 đã đưa ra các mục tiêu đến 2030 là: “100% cảng, cửa khẩu quốc tế trọng điểm được triển khai hệ thống quản lý giám sát hàng hóa tự động, trang bị hệ thống soi chiếu hàng hóa, hành lý, hệ thống giám sát camera và các thiết bị hỗ trợ trong công tác kiểm tra, giám sát hải quan”, “100% các cửa khẩu đường bộ triển khai hệ thống tiếp nhận và xử lý thông tin khai trước về hàng hóa xuất nhập khẩu trước khi phương tiện vận chuyển hàng hóa qua biên giới”.
Đồng thời, Chiến lược cũng quy định “việc kiểm tra thực tế, giám sát hàng hóa, theo dõi quản lý hoạt động nhập khẩu hàng hóa cơ bản được giao cho Chi cục Hải quan cửa khẩu hoặc Chi cục Hải quan quản lý địa bàn nơi doanh nghiệp có cơ sở sản xuất thực hiện”.
Theo Bộ TT&TT, nền tảng số là hệ thống thông tin có một số đặc điểm: Tập hợp phần cứng, phần mềm và cơ sở dữ liệu được thiết lập với chức năng, tính năng chính để phục vụ giao dịch điện tử, bảo đảm tính xác thực, tin cậy trong các giao dịch điện tử; tạo môi trường điện tử cho phép các bên thực hiện giao dịch hoặc cung cấp, sử dụng sản phẩm, dịch vụ hoặc sử dụng để phát triển sản phẩm, dịch vụ; giải quyết các bài toán cụ thể của chuyển đổi số, tạo lập và lưu trữ dữ liệu người dùng, càng có nhiều người sử dụng thì dữ liệu càng nhiều, chi phí càng rẻ, giá trị tạo ra càng lớn; có thể sử dụng ngay, đơn giản, thuận tiện, linh hoạt theo yêu cầu, dễ dàng phổ biến trên diện rộng, các bên tham gia không cần tự đầu tư, quản lý, vận hành, duy trì. |