Giải trí

Cuộc vật lộn của tư duy đổi mới khi đưa Internet vào Việt Nam

字号+ 作者:NEWS 来源:Thể thao 2025-04-15 12:39:17 我要评论(0)

Nếu như các dịch vụ viễn thông,ộcvậtlộncủatưduyđổimớikhiđưaInternetvàoViệxem giá vàng ngày hôm nay dxem giá vàng ngày hôm nayxem giá vàng ngày hôm nay、、

Nếu như các dịch vụ viễn thông,ộcvậtlộncủatưduyđổimớikhiđưaInternetvàoViệxem giá vàng ngày hôm nay di động của Việt Nam mở ra chậm hơn thế giới từ 15-30 năm, Internet vào Việt Nam chậm hơn so với  khởi đầu của thế giới chỉ chừng vài năm. Tiền đề cho việc mở Internet đã được khởi động sớm, nhưng để có được thành tựu như ngày hôm nay là cả chặng đường dài ‘vật lộn’ về tư duy đổi mới. Những bài học về quá trình mở cửa này là kinh nghiệm quý báu trong bối cảnh Việt Nam đang thúc đẩy chuyển đổi số mạnh mẽ, thử nghiệm thương mại 5G và tiến tới làm chủ công nghệ.

Cuộc vật lộn của tư duy đổi mới khi đưa Internet vào Việt Nam
Theo các chuyên gia, nếu như các dịch vụ viễn thông, di động của Việt Nam mở ra chậm hơn thế giới từ 15-30 năm thì Internet vào Việt Nam chậm hơn so với khởi đầu của thế giới chỉ chừng vài năm (Ảnh: Anh Dũng)

Khởi động từ năm 1991 và email đặc biệt năm 1994 

Ông Trần Bá Thái, Giám đốc Công ty NetNam - Viện Công nghệ Thông tin (CNTT) thuộc Viện Khoa học Việt Nam vẫn còn nhớ năm 1991, Viện không được tham dự cuộc họp quốc tế đầu tiên về Internet tại châu Âu. Nhưng cùng năm đó, cuộc họp lần 2 ở Kobe (Nhật), Viện may mắn được tham dự. Thời kỳ đó Internet mới chỉ dừng lại ở trong giới khoa học và một số trường đại học của Mỹ, châu Âu. Cũng trong năm đó, Viện đã được thử nghiệm Internet với một trường đại học của Đức trong khuôn khổ dự án của UNDP.

“Chúng tôi làm công việc đầu tiên để xây dựng hạ tầng Internet như xây dựng account tại mạng của trường đại học này và thử nghiệm các công nghệ cơ bản. Việc thử nghiệm chủ yếu để nghiên cứu nền tảng công nghệ, tạo account email và chuyển tệp cho nhau. Sau đó hết kinh phí nên dừng lại”, ông Trần Bá Thái cho hay.

Đến tháng 4/1994, ông Thái được GS Đặng Hữu, Bộ trưởng Bộ KHCN giao cho thiết lập email để phục vụ cho chuyến viếng thăm của Thủ tướng Úc. Ở thời điểm đó, Internet vẫn là chuyện "tranh tối, tránh sáng" nên để có tiên miền Việt Nam (.VN), ông Trần Văn Đắc Vụ trưởng Vụ Khoa học đã phải ký công văn của Bộ KHCN - Môi trường nhưng không đóng dấu rồi fax sang APNIC để đăng ký cho một chủ thể duy nhất.

Khi có địa chỉ tên miền rồi, Viện mới tạo lập email server đầu tiên, account (tài khoản) của nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt có tên miền Việt Nam. Đây là cặp nguyên thủ quốc gia thứ 2 trên thế giới sử dụng Internet vào công việc. Cặp đầu tiên là Tổng thống Bill Clinton và Tổng thống Thụy Điển Carl Bilt. Thời kỳ đó, Viện chưa có kinh nghiệm lắm về địa chỉ tên miền nên lấy địa chỉ là vvkiet@badinh.ac.vn.

Chuyện thuyết phục mở Internet   

Một trong những người đứng đầu Chính phủ chủ trì nhiều cuộc họp bàn về mở Internet đã bày tỏ quan điểm ủng hộ, sớm đưa vào Việt Nam là nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh. Chuyện thuyết phục trong nội bộ trước khi quyết định mở Internet cũng đầy khó khăn, bởi có nhiều luồng thông tin khác nhau. Thời đó, mở Internet ở nước ta có khó khăn về trình độ công nghệ, nhưng điều khó nhất là làm sao giải trình rõ và thuyết phục được các cơ quan có trách nhiệm về những lợi ích to lớn cho sự phát triển và khả năng quản lý được hoạt động của Internet.

Đã có nhiều lo lắng về những mặt tiêu cực, như sợ lộ bí mật hay sẽ có nhiều kẻ lợi dụng Internet nói xấu, xuyên tạc chế độ... Ngay cả khi Chính phủ đã quyết định cho mở rồi thì các bước đi cũng rất thận trọng, vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Thậm chí, Quy chế tạm thời về quản lý, thiết lập, sử dụng mạng Internet ở Việt Nam kèm theo Nghị định ngày 21/3/1997 còn quy định “Các mạng thông tin máy tính và các cơ sở dữ liệu của các cơ quan Đảng, Chính phủ, An ninh Quốc phòng không được đấu nối với mạng Internet”.

Rất mừng, các nhà khoa học của Việt Nam, nhiều cơ quan thông tin đại chúng đã  nhận thấy sức mạnh của Internet nên tích cực ủng hộ và thúc đẩy để mở. Nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh cho rằng, về mặt kỹ thuật, chúng ta có thể mở Internet sớm hơn. “Một số người mong muốn ra sớm hơn, nhưng tôi cho rằng cần phải chuẩn bị kỹ cả về điều kiện kỹ thuật, hạ tầng, mạng lưới, nguồn nhân lực, các cơ chế chính sách quản lý và quan trọng nhất là sự chuẩn bị về mặt tư tưởng”.

Cuộc vật lộn của tư duy đổi mới khi đưa Internet vào Việt Nam
FPT là một trong bốn doanh nghiệp đầu tiên được cấp phép cung cấp dịch vụ Internet tại Việt Nam. Ảnh tư liệu.

GS Đặng Hữu là một trong những người cần có nhu cầu thông tin và phải sử dụng Internet. Ông đã tìm cách thuyết phục Đảng và Chính phủ cho mở. “Chúng tôi có đưa ra khái niệm “Kinh tế tri thức”, nếu không có Internet không thể có kinh tế tri thức được”, GS Hữu hồi tưởng.

Nhận thức được sức mạnh của Internet không phải chỉ có những người làm công tác quản lý và nghiên cứu. Ngay từ năm 1996 khi chưa cho mở Internet, chủ doanh nghiệp Hoàng Anh Gia lai đã thuê 2 kỹ sư để mua 2 máy tính, hàng ngày truy cập tìm kiếm thông tin và thị trường cho mặt hàng gỗ của mình.

Nguyên Tổng Cục trưởng Tổng cục Bưu điện Mai Liêm Trực cho rằng “Nếu như các dịch vụ viễn thông của Việt Nam mở ra chậm hơn thế giới khoảng 40-50 năm, dịch vụ điện thoại di động chậm hơn của thế giới khoảng 15-20 năm, Internet vào Việt Nam chậm hơn so với  khởi đầu của thế giới chỉ chừng 7-8 năm. Còn so với một số quốc gia trong khu vực, chỉ chậm vài ba năm”.

Đến tư duy “quản” theo kịp với “mở”

Sau khi Viện CNTT thử hệ thống email đầu tiên, đến năm 1995, Công ty điện toán và truyền số liệu VDC đã triển khai hệ thống truyền số liệu. Ông Vũ Hoàng Liên, Giám đốc công ty cho biết, năm 1996 VDC đã bắt đầu triển khai dự án cung cấp Internet đầu tiên với số tiền đầu tư là 7 tỷ đồng. Đầu năm 1997, triển khai cung cấp dịch vụ cho Uỷ ban người Việt Nam ở nước ngoài. Tạp chí Quê hương là tờ báo đầu tiên của Việt Nam được kết nối mạng Internet toàn cầu . 

Cuộc vật lộn của tư duy đổi mới khi đưa Internet vào Việt Nam
Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến thăm hệ thống server đầu tiên của VDC trong giai đoạn thuyết phục lãnh đạo Đảng, Nhà nước cho phép mở Internet vào Việt Nam. (Ảnh tư liệu)

“Chúng tôi biết rằng, Nghị định 21 không ổn để cho Internet phát triển. Ngay từ đầu Tổng cục Bưu điện đã thấy cần phải thay đổi Nghị định này. Nhưng thuyết phục để chuyển sang tư duy quản phải theo kịp với mở rất khó khăn. Chuyển từ Nghị định 21 sang Nghị định 55 được ví như cuộc Cách mạng lần 2 thì hơi to tát. Nhưng đây thực sự là sự trăn trở và sự chuyển đổi tư duy về cơ quản quản lý nhà nước trong đổi mới. Quản lý phải theo kịp với phát  triển là đúng với các ngành chứ không riêng gì Internet. Trong quá trình đổi mới, có những cái vì quản lý yếu kém nên đã hạn chế sự phát triển của đất nước”, ông Trực cho hay.Ông Mai Liêm Trực nhớ lại, khi mở Internet năm 1997, không chỉ có Nghị định 21 mà đã có văn bản riêng của cấp rất cao chỉ đạo "quản đến đâu mở đến đấy".

Cuộc vật lộn của tư duy đổi mới khi đưa Internet vào Việt Nam
Theo nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện Mai Liêm Trực, chuyển từ Nghị định 21 sang Nghị định 55 là sự trăn trở và sự chuyển đổi tư duy về cơ quản quản lý nhà nước trong đổi mới.

Ông Vũ Hoàng Liên, Chủ tịch Hiệp hội Internet (VIA) chia sẻ, kể từ khi được phép mở, Internet đã đóng góp hiệu quả vào các hoạt động kinh tế - xã hội của đất nước. Internet từ chỗ là thứ xa xỉ đã dần trở thành công cụ thiết thực, thiết yếu, gần như không thể thiếu trong mọi hoạt động của nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp và đời sống của đông đảo người dân Việt Nam.

Nhấn mạnh vai trò đặc biệt quan trọng của cơ chế, Chủ tịch VIA cho rằng, trong quá trình phát triển của lĩnh vực Internet, cơ quan quản lý đã có sự nhìn nhận để đưa ra những quy định phù hợp hơn cho các chặng đường, các giai đoạn.

Cụ thể, khi Internet mới mở cửa, Tổng cục Bưu điện ban hành Nghị định 21 quy định quản lý tạm thời với quan điểm “pháp lý đi trước, phát triển đi sau” (quản đến đâu thì phát triển đến đó). Bốn năm sau, quản lý của nhà nước đã có bước tiến mới, với việc Nghị định 55 ra đời, xác định: “pháp lý đi sau, phát triển đi trước” (phát triển đến đâu quản lý đến đó, quản lý phải theo kịp sự phát triển).

“Phải thừa nhận rằng Nghị định 55 là một bước tiến, bước cải thiện của tư duy quản lý, và đương nhiên nó có tác động thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội, trong đó có Internet”, vị Chủ tịch VIA nói.

Vân Anh  - Thái Khang

Thử thách tư duy đi cùng thế giới trong cuộc đua 5G

Thử thách tư duy đi cùng thế giới trong cuộc đua 5G

3 nhà mạng lớn bắt đầu triển khai 5G để đưa Việt Nam vào những quốc gia có 5G thương mại sớm nhất thế giới. Như vậy, viễn thông đã tiếp nối bài học về đi thẳng lên hiện đại, đi ngang thế giới và làm chủ công nghệ.  

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
Van Nistelrooy khó trụ lại Man Utd - 1

Theo nhận định của Telegraph, sự xuất hiện của Van Nistelrooy mang tới bất lợi cho Amorim (Ảnh: Getty).

Tờ báo này cho rằng lý do là bởi HLV Amorim đã mang theo đội ngũ hùng hậu tới Old Trafford và không cần sự trợ giúp nào từ một huyền thoại của Man Utd. Đồng hành với Amorim là ba trợ lý Carlos Fernandes, Adelio Candido và Emanuel Ferro, HLV thủ môn Jorge Vital và HLV thể lực Paulo Barreira.

Đây là đội ngũ đã cùng HLV Amorim chinh chiến trong nhiều năm qua và quá hiểu nhau. Do đó, tân HLV của Man Utd không cần thêm một trợ lý mới để xáo trộn đội ngũ của mình, đặc biệt là một huyền thoại Man Utd như Van Nistelrooy.

Van Gol là nhân vật có tiếng nói, có cá tính và tầm ảnh hưởng nhất định trong phòng thay đồ. Không chỉ có vậy, ông còn có tham vọng dẫn dắt Man Utd. Việc giữ lại một người như vậy không có lợi cho Amorim. Giả sử họ cùng tư tưởng đi chăng nữa thì điều Man Utd cần là một ban huấn luyện thông suốt, chứ không phải đội ngũ đông đúc phức tạp.

Van Nistelrooy khó trụ lại Man Utd - 2

Khả năng cao Van Gol sẽ rời Man Utd sau khi HLV Amorim xuất hiện (Ảnh: Getty).

Thực tế, Ten Hag cũng chịu tình hình phức tạp khi có Van Nistelrooy trên băng ghế huấn luyện Man Utd. Sự nổi tiếng của Van Gol đã không ít lần khiến Ten Hag chịu áp lực vì những thông tin trên mặt báo. Ngay cả khi Man Utd chơi tốt, báo giới vẫn thêu dệt nên câu chuyện Van Nistelrooy sẵn sàng thay thế ông.

Amorim có thể chịu tình cảnh tương tự, nhất là khi Van Nistelrooy thành công trong vai trò tạm quyền. Điều này có thể ảnh hưởng không tốt tới nội bộ của Man Utd.

Tóm lại, việc chấp nhận để một người vừa có tiếng nói, tầm ảnh hưởng vừa có tham vọng ở lại Man Utd là yếu tố bất lợi với Amorim. Chính vì vậy, khả năng Van Gol phải rời Man Utd sau khi HLV người Bồ Đào Nha tiếp quản CLB là rất cao.

Trước mắt, vào lúc 23h30 ngày 3/11, Van Nistelrooy sẽ dẫn dắt Man Utd đối đầu với Chelsea ở vòng 10 giải Ngoại hạng Anh.

" alt="Van Nistelrooy khó trụ lại Man Utd" width="90" height="59"/>

Van Nistelrooy khó trụ lại Man Utd

Bruno Fernandes nhận trách nhiệm về phong độ yếu kém tại Man Utd - 1

Fernandes không ghi bàn tại Premier League từ tháng 4 năm nay (Ảnh: Getty).

Việc Fernandes không ghi bàn đã khiến hàng công của Man Utd trở nên kém hiệu quả. Đội bóng chỉ ghi được 5 bàn thắng sau 7 trận tại Premier League, thành tích thấp thứ hai tại giải đấu, góp phần vào chuỗi trận thua nhiều hơn thắng từ đầu mùa.

"Tôi có tiêu chuẩn riêng của mình và không giấu giếm điều đó. Tôi vẫn chưa ghi bàn cho câu lạc bộ. Hy vọng rằng sau khi trở lại, tôi có thể ghi bàn giúp câu lạc bộ trở lại con đường chiến thắng và đạt phong độ tốt", Fernandes nói thêm.

Thành tích của Fernandes tại Man Utd rất ấn tượng kể từ khi gia nhập vào năm 2020, với 79 bàn thắng và 70 pha kiến tạo trong 244 lần ra sân. Tuy nhiên, anh vẫn chưa có dấu ấn nào trong mùa giải hiện tại, khi "Quỷ đỏ" hiện đang đứng thứ 14 trên bảng xếp hạng Premier League với chỉ 8 điểm sau 7 trận.

Man Utd sẽ tìm cách cải thiện vận may khi tiếp đón Brentford vào ngày 19/10. Huấn luyện viên Erik ten Hag đã trở lại Carrington để chuẩn bị cho trận đấu sau khi dành thời gian ở Hà Lan trong kỳ nghỉ quốc tế.

Sự trở lại của Ten Hag không phải là tin tức đáng chú ý nhưng sự không chắc chắn đã bao trùm lên vị trí của ông kể từ trận hòa với Aston Villa và trận thua trước Tottenham. Có nhiều suy đoán về việc ai có thể thay thế Ten Hag và khi nào điều đó xảy ra.

Ten Hag không nhận được sự ủng hộ công khai từ câu lạc bộ. Tỷ phú Sir Jim Ratcliffe, người có quyền điều hành mảng thể thao tại Man Utd, cho biết tương lai của huấn luyện viên "không phải là quyết định của tôi".

" alt="Bruno Fernandes nhận trách nhiệm về phong độ yếu kém tại Man Utd" width="90" height="59"/>

Bruno Fernandes nhận trách nhiệm về phong độ yếu kém tại Man Utd

Hơn 200 tay vợt tham dự giải đấu do Liên đoàn quần vợt Việt Nam tổ chức