Ngoài ra, cần bố trí được mọi vật dụng trong gia đình. Đảm bảo được công năng sử dụng nhưng không để nhà bị chật chội, bí bách. Đây có vẻ là bài toán khó.
Tuy nhiên, kiến trúc sư Trịnh Đình Quyền và các cộng sự đã giải bài toán bằng giải pháp nội thất thông minh. Tận dụng tối đa không gian mỗi tầng cho 1 chức năng. Tầng 1 phòng khách, học đàn; tầng 2 phòng bếp + ăn; tầng 3 và 4 mới là nơi ngủ.
Tầng 1 không đặt vệ sinh và bếp như các công trình khác nên khá rộng rãi. Phần ngoài đặt bộ bàn ghế tiếp khách. Phía trong gầm cầu thang là nơi để đàn piano và tủ kệ trang trí. Với diện tích bé, gam màu sáng sẽ giúp "ăn gian" diện tích.
Cạnh đàn piano là tủ giày nhựa trong suốt, đảm bảo sự sạch sẽ, gọn gàng nhưng vẫn có tính thẩm mỹ cao. |
Tầng 2 sử dụng riêng cho bếp và bàn ăn nên rất thông thoáng, rộng rãi. Nơi sinh hoạt chung của gia đình vào giờ cơm nhờ đó cũng thú vị hơn.
Tủ bếp bằng chất liệu chống ẩm phủ melamine, có tính bền vững theo thời gian. Mặt bàn ăn bằng đá nhân tạo, phù hợp với đá tủ bếp. "Với diện tích bé nhưng gia chủ thích có không gian nấu nướng thoải mái, tụ tập bạn bè nên phương án này rất khả thi", kiến trúc sư Trịnh Đình Quyền nói.
Phòng ngủ số 1 vẫn bố trí được 1 giường, 1 tủ quần áo, kệ ti vi kiêm đựng đồ lặt vặt và tủ lạnh mini.
Phòng ngủ số 2: Kiến trúc sư lắp hệ giường gấp thông minh, khi nào không sử dụng, gia chủ dựng giường thành bức tường, lấy chỗ cho trẻ nhỏ nô đùa. Đặc biệt, tường phòng là hệ vách tiêu âm. Tất cả các phòng trong nhà đều có 2 cửa sổ thoáng.
Tủ quần áp đóng kịch trần, âm tường. Cách bố trí tủ ngay cửa ra vào giúp tiết kiệm diện tích hữu hiệu. |
Phòng vệ sinh hẹp nhưng vẫn sang trọng đến bất ngờ. |
Ngôi nhà cấp 4 được chia làm 2 phần, kết nối với nhau bằng không gian xanh. Gian thờ kết hợp phòng khách có thiết kế 'độc nhất, vô nhị'.
" alt=""/>Thiết kế nhà 16m2, kiến trúc sư khiến gia chủ bất ngờ vì công năng tiện nghiNgôi nhà gỗ được xây mới trên nền nhà sàn hơn 50 năm tuổi. |
Ngôi nhà sàn được xây dựng từ năm 1968 đã có dấu hiệu xuống cấp theo thời gian và khi đến mùa lũ kéo về, các khu dân cư ở Hồng Ngự không còn bị ngập. Từ đó, ngôi nhà sàn trở nên không còn phù hợp với nhịp sống hiện nay.
Ngôi nhà gỗ mới vẫn giữ được nét truyền thống. |
Ý tưởng về một ngôi nhà mới trên mảnh đất cũ đến khá bất ngờ. Kiến trúc sư muốn mang lại một không gian gần gũi với lối sống cũ, cởi mở hơn với thiên nhiên, ấm cúng và truyền thống.
Cởi mở hơn với thiên nhiên. |
Đồng thời, kiến trúc sư muốn khắc phục những vấn đề của ngôi nhà cũ và đặc biệt là mang đến một luồng gió mới so với những căn nhà nhàm chán ở vùng ngoại ô.
Gia chủ vẫn cảm thấy gần gũi với lối sống cũ. |
Khu vực nhà bếp có tầm nhìn thoáng ra phòng khách và khoảng sân. |
Phòng ngủ có một góc thư giãn khá thú vị. |
Một góc nhà vệ sinh. |
Ngôi nhà gỗ này vẫn giữ được kết cấu của một căn nhà ở truyền thống quen thuộc với kết cấu bằng gỗ, mái lợp ngói.
Khoảng sân trước nhà. |
Các không gian sinh hoạt trong nhà được bố trí xung quanh một khoảng sân. Đây là nơi cây cối, bầu trời và con người “chạm” nhau sau bức tường rào nghiêng theo mái dốc.
Góc nhìn từ sofa phòng khách ra khoảng sân trước nhà. |
Bức tường rào nghiêng rất liền lạc với kết cấu mái nhà. |
Căn nhà gỗ trên hòn đảo nhỏ ở Pháp của gia đình chị Bích Chi khiến nhiều người mê mẩn bởi không gian sống trong lành, đẹp bình yên.
" alt=""/>Độc đáo nhà gỗ truyền thống gần gũi với thiên nhiên ở Đồng Tháp