当前位置:当前位置:首页 > Thể thao > Bất công xét tuyển học bạ 正文

Bất công xét tuyển học bạ

[Thể thao] 时间:2025-01-21 09:00:41 来源:NEWS 作者:Bóng đá 点击:38次

Sau bài viết "Điểm học bạ cao để làm gì?ấtcôngxéttuyểnhọcbạchi pu", tôi nhận được khá nhiều những ý kiến đa chiều, rất thú vị. Vậy, điểm học bạ cao, một lần nữa, để làm gì?

Tôi không hề phủ nhận tầm quan trọng của việc phấn đấu đạt số điểm cao trong học bạ, vì trong vòng xét tuyển của rất nhiều công ty hay trường đại học, điểm số cao là một trong những điều kiện tiên quyết trong bộ hồ sơ ứng tuyển, và cũng là một tiêu chí rất tích cực để các em hướng sự tập trung học tập của mình vào một mục tiêu cụ thể trước mắt.

Tuy vậy, chúng ta nên xem xét có nên hay không việc xét tuyển đại học đơn thuần chỉ dựa vào điểm số trong học bạ? Theo tôi, điểm số chỉ nên mang khoảng 60-70% yếu tố xét tuyển các em, tùy ngành nghề. Phần còn lại nên chia đều cho việc phỏng vấn trực tiếp từ hội đồng xét tuyển, hay đến từ bài luận của các em. Việc này hoàn toàn phụ thuộc vào ngành học các em chọn, số lượng hồ sơ ứng tuyển vào trường, vị trí địa lý, và những yếu tố khách quan khác.

Ví dụ như em A có năng khiếu khác với định hướng từ gia đình. Ba mẹ mong muốn em trở thành kiến trúc sư, nhưng em lại có ước mơ trở thành một nhà kinh tế học. Trong trường hợp này, qua việc xét tuyển dựa vào bài luận hay phỏng vấn trực tiếp em A, nhà trường có thể hiểu thêm về em trước khi đưa ra quyết định nhận em vào học.

Trường hợp khác, em B có năng khiếu và sự ủng hộ từ gia đình về cùng lãnh vực em ưa thích nhưng gặp phải một vài trở ngại cá nhân. Em có mơ ước trở thành bác sĩ trong tương lai, em được thầy cô đánh giá rất cao về những nỗ lực trên lớp. Em còn dành thời gian cuối tuần làm những công việc thiện nguyện. Tuy vậy, điểm học bạ em chỉ ở mức giỏi, chưa phải xuất sắc vì em bị chứng rối loạn lo âu (anxiety disorder) trước mỗi kỳ thi khiến em chưa đạt được điểm số đúng với sức học của mình.

Sẽ là thiếu công bằng nếu chỉ đơn thuần dựa vào điểm số cao để xét tuyển và gạt đi ước mơ trở thành y sĩ của em B, vì tôi tin rằng điều mà xã hội cần là một lương y giỏi cả về chuyên môn và luôn sẵn sàng dấn thân vì cộng đồng, chứ không đơn thuần chỉ là một người làm bài thi tốt (a good test taker).

>> 'Nhìn bảng điểm, học sinh Việt toàn nhân tài'

Bên cạnh đó, việc các em trải qua một kỳ "phỏng vấn" sẽ cho các em cơ hội được nghiên cứu thêm về trường, ngành học mà mình đã chọn. Đây cũng là cơ hội cho các em được chuẩn bị thêm ít nhiều kỹ năng nghiên cứu và giao tiếp trong chủ đề, khá tiệm cận với việc phỏng vấn tuyển dụng sau này. Điều này, tôi tin rằng bất kể ở môi trường hay đất nước nào cũng là điều cần thiết và thực tiễn.

Điểm học bạ đúng là yếu tố cần, nhưng chưa bao giờ là đủ. Việc định hướng để cho các em biết được sức học thật sự của mình và chọn trường ra sao để có thể theo đuổi mơ ước của mình cũng nên được cân nhắc lại. Hai học sinh với số điểm học bạ ngang nhau, nhưng đến từ hai trường có chất lượng chênh lệch nhau, khả năng cao sẽ có kết quả thi xét tuyển khác nhau.

Em có sức học thực tế kém hơn nên được thầy cô, phụ huynh định hướng chọn trường đại học ít cạnh tranh hơn, tỷ lệ chọi thấp hơn những trường top đầu của thành phố. Mục tiêu cuối cùng ở đây là các em được nhận vào ngôi trường đúng với khả năng của mình, đồng thời vẫn có thể theo đuổi ngành học mà mình mơ ước.

Các trường đại học có thể giảm tải số lượng hồ sơ xin nhập học, và vấn nạn "lạm phát điểm học bạ" ở những trường cấp ba phần nào được cải thiện trong tương lai gần. Theo tôi, đây là giải pháp mà tất cả chúng ta, những người quan tâm đến giáo dục, đều có thể cùng nhau đạt được (mối quan hệ win - win).

Theo kết quả đối sánh điểm thi tốt nghiệp THPT với điểm trung bình học bạ các môn tương ứng năm 2021 do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố, nhiều môn có chênh lệch giữa điểm thi và học bạ lớn. Như Lịch sử chênh gần 2,7 điểm (điểm thi trung bình cả nước là 4,971 nhưng học bạ lên tới 7,659), Sinh học chênh 2,07, Tiếng Anh 1,247. Điều cho thấy việc dạy học và kiểm tra, đánh giá trong trường phổ thông chưa tương đồng với thi tốt nghiệp. Nhiều giáo viên, học sinh dùng cụm từ "đẹp như mơ" để mô tả về điểm học bạ, khẳng định điểm nhiều môn "cao hơn" năng lực.

(责任编辑:Thể thao)

相关内容
精彩推荐
热门点击
友情链接