Gia đình đã trình báo sự việc với cảnh sát. Khi họ tìm đến nhà nghi phạm, cô liên tục phủ nhận mọi hành vi. Thậm chí, cô còn tỏ ra tức giận và cho rằng mình bị oan.
Cảnh sát khám nhà Jariya và tìm thấy bộ quần áo màu hồng cô mặc khi sang nhà bà Thong ăn trộm. Họ không tìm thấy điện thoại và ví tiền của bà Thong tại nhà cô. Nhưng đoạn video là bằng chứng về hành vi phạm tội của cô nên cô đã bị đưa về đồn để phục vụ công tác điều tra.
Gia đình bà Thong kiên quyết sẽ kiện Jariya để cảnh cáo, cũng là khiến cô không thể tiếp tục thực hiện hành vi trộm cắp với những người cao tuổi khác trong khu vực.
Cảnh sát nghi ngờ do bị mất việc, Jariya gặp khó khăn tài chính. Vì vậy, cô đi tới bước đường cùng là trộm cắp của bà hàng xóm mù lòa. Tại Thái Lan, trộm cắp là hành vi sai trái và người phạm tội có thể phải đối diện án tù 3 năm và nộp phạt 1.632 USD (khoảng 41,5 triệu đồng).
Chúng ta thường chia sẻ cuộc sống của mình trên mạng xã hội, nhưng việc đăng về vị trí của bạn có thể rất nguy hiểm. Kẻ trộm có thể đang theo dõi các bài đăng của bạn.
Đó là lý do tại sao bạn nên hạn chế tiết lộ địa điểm khi đăng ảnh hoặc cho người khác biết về chuyến đi du lịch, công tác sắp tới. Ngoài ra, bạn đừng chia sẻ thói quen hàng ngày lên mạng vì kẻ xấu sẽ nắm được lịch trình và tìm thời điểm đột nhập thích hợp vào nhà bạn.
2. Bật đài khi bạn vắng nhà
Hầu hết những tên trộm sẽ gõ cửa hoặc bấm chuông trước khi chúng quyết định đột nhập vào một ngôi nhà. Nếu hoàn toàn không nghe thấy âm thanh nào, chúng sẽ quyết định đột nhập.
Tuy nhiên, nếu kẻ xấu nghe thấy ti vi hoặc tiếng nhạc phát ra từ trong nhà, chúng có thể sẽ bỏ đi vì nghĩ rằng có người ở nhà.
Nếu bạn đang đi nghỉ, bạn có thể mua một phích cắm thông minh và bật hoặc tắt đài từ xa. Buổi sáng và đầu giờ chiều là thời điểm phổ biến nhất mà bọn trộm chọn để đột nhập.
3. Đỗ xe trước cửa nhà
Nếu bạn dự định rời nhà trong một vài ngày hoặc thậm chí vài tuần, chỗ đỗ xe trống sẽ gây chú ý với những tên trộm. Bạn nên cân nhắc nhờ hàng xóm đậu xe trước cửa nhà. Bạn cũng có thể yêu cầu một thành viên trong gia đình ghé qua nhà bạn để kiểm tra định kỳ.
4. Cắt nhỏ các giấy tờ quan trọng mà bạn không cần nữa
Đây là việc để đề phòng trường hợp bị đánh cắp danh tính, mạo danh. Các tài liệu hiển thị thông tin tài chính, chi tiết cá nhân và thậm chí cả thư rác đều có thể bị kẻ trộm nhắm đến. Đó là lý do tại sao bạn nên hủy bất kỳ tài liệu nào không cần nữa. Nếu bạn cần chúng, hãy cất chúng ở một nơi an toàn.
5. Tạo mồi nhử bằng cách đặt một số đồ vật giả ở nơi dễ thấy
Kẻ trộm thường sẽ đột nhập nhanh nhất có thể và lấy bất cứ thứ gì tìm thấy trước khi cảnh sát tóm gọn. Vì không có nhiều thời gian, chúng sẽ đến những nơi cất đồ phổ biến nhất, như bàn cạnh giường ngủ hoặc tủ quần áo.
Bạn hãy lấy một chiếc hộp, bỏ vào đó một số tiền giả, đồ trang sức và những giấy tờ vô nghĩa, để chúng nghĩ rằng chúng đã lấy trộm những thứ có giá trị.
6. Mua một bộ mô phỏng ti vi
Cho dù bạn đang đi nghỉ hay chỉ ra ngoài trong vài giờ, ti vi giả có thể bảo vệ bạn khỏi những kẻ trộm tiềm ẩn. Có rất nhiều mẫu được tích hợp cảm biến và bộ hẹn giờ để bạn có thể lập trình cho chúng hoạt động bất cứ khi nào bạn muốn.
Chúng có khả năng mô phỏng sự thay đổi màu sắc của một chiếc ti vi thực. May mắn thay, chúng tiêu thụ ít điện năng hơn ti vi thông thường, vì vậy bạn không cần phải lo lắng về hóa đơn tiền điện.
7. Đừng đăng ảnh chìa khóa lên mạng xã hội
Đôi khi mọi người đăng ảnh chìa khóa lên mạng xã hội mà không hề nhận ra và điều này có thể khiến họ gặp nguy hiểm. Cụ thể hơn, ai đó theo dõi mọi hành động của bạn và tạo bản sao chìa khóa chỉ từ một bức ảnh.
8. Tạo quan hệ tốt với hàng xóm
Trong các cộng đồng nhỏ, những vụ trộm dường như khá phổ biến. Ngay cả khi bạn đi vắng, hàng xóm sẽ để mắt đến những người khả nghi có thể ẩn nấp bên ngoài nhà bạn. Vì vậy tạo mối quan hệ tốt với hàng xóm có thể giúp bạn bảo vệ tổ ấm khi vắng nhà.
9. Đặt một ly chứa hạt sau cánh cửa
Dù bạn đi vắng hay đang ở trong nhà, bạn có thể đặt một chiếc ly đầy hạt ngay sau cửa trước nhà. Nếu ai đó vào nhà, rất có thể họ sẽ làm đổ hạt ra khắp nơi. Những người này chắc chắn sẽ gom lại, nhưng có thể sẽ bỏ lỡ một số hạt. Vì vậy, nếu bạn biết con số chính xác, bạn sẽ biết rằng ai đó đã xâm phạm không gian cá nhân.
Đây cũng là một giải pháp thay thế tuyệt vời cho chuông báo khi bạn đang ở trong nhà. Nếu nghe thấy tiếng hạt rơi trên sàn, bạn sẽ được thông báo rằng một tên trộm vừa đột nhập vào nhà.
Ngọc Trang(Theo Bright side)
Cùng tham khảo những cách dưới đây khiến bạn bớt tự ti và thêm yêu bản thân.
" alt=""/>Sai lầm tai hại khi khoe nơi ở lên mạng xã hội- Ở tuổi U80, được trao giải “Thành tựu trọn đời” - Giải thưởng Đào Tấn, cảm xúc của bà thế nào?
Khi nhận giấy mời ra Hà Nội, tôi nghi ngờ không biết có phải thật. Tôi hỏi lại ban tổ chức, họ khẳng định tôi được trao Giải thưởng Đào Tấn. Đào Tấn là nhà thơ, nhà từ khúc (người sáng tác một loại hình thơ ca cổ - PV), nhà soạn tuồng xuất sắc của Bình Định, được sân khấu hát bội tôn vinh là Hậu Tổ, nên tôi rất vui khi nhận giải này.
Trước khi ra Hà Nội, nhiều suy nghĩ quẩn quanh trong đầu tôi. Thứ nhất, vì tôi lớn tuổi, lại được vinh danh ở Hà Nội nên không biết khán giả còn nhớ tới mình. Tôi sắp rời xa sân khấu, lại được giải cao quý Thành tựu trọn đời, nên cảm xúc lẫn lộn, tâm hồn cứ lâng lâng, không biết vui hay buồn.
- Hà Nội để lại cho bà những ấn tượng, kỷ niệm ra sao mỗi lần ra thăm?
Tôi ra Hà Nội lần đầu năm 1976. Chúng tôi là đoàn cải lương đầu tiên của TPHCM sau năm 1975 biểu diễn phục vụ Đại hội Đảng lần 4.
Tôi nhớ lần biểu diễn vở Cây sầu riêng trổ bông, khi hát câu "Khichưa xanh lá sầu riêng ta trồng/Bão tố phong ba đã chia ly tình yêu tuổi xuân/Trao nhau khúc hát thủy chung trong lòng/Hãy đợi anh về/Vững lòng em đợi chờ anh", cả khán phòng đồng loạt vỗ tay rần rần, khiến tôi bị khớp muốn quên lời. Câu hát đó như chạm tới trái tim của nhiều người, họ vừa vỗ tay vừa khóc. Những kỷ niệm đó tôi không bao giờ quên.
Không chỉ biểu diễn phục vụ đại hội, đoàn còn đi các tỉnh thành, chuyến đi kéo dài cả tháng, từ dịp Noel đến gần Tết mới trở về TPHCM.
Tôi còn có một kỷ niệm vui về ẩm thực. Ở TPHCM, ăn phở có rau, giá, nhưng ở Hà Nội "không có gì hết trơn". Tôi xuống bếp xin rau, mọi người nói chỉ có mùi. Tôi nhìn quanh thấy ngò, mà nói không có, kỳ vậy (cười). Hóa ra ngoài Bắc gọi ngò là rau mùi. Mỗi lần ra Hà Nội, thấy cọng ngò là tôi lại nói "mùi, mùi, mùi", như trẻ con học nói.
- Cuộc sống hiện tại của bà như thế nào?
Tôi sống an yên, vui vầy bên con cháu. Dù không đi hát thường xuyên, tôi vẫn thi thoảng nhận lời tham gia một số sự kiện thương mại.
Tôi luôn phân định rõ giữa con người sân khấu và vai trò phụ nữ trong gia đình. Rời ánh đèn, tôi lo cho gia đình chu toàn, gần gũi con cái. Cuộc sống gia đình cần phải vun vén và có trách nhiệm chăm sóc, giữ gìn để các thành viên gắn kết.
Dù được nhiều người biết đến, nhưng về nhà, trong giao tiếp với chồng, đối đãi với con cái, tôi cần bao dung và hạ cái tôi để mọi chuyện yên ấm.
Tôi may mắn vì có gia đình luôn bên cạnh an ủi, lo lắng. Đi diễn hay du lịch đều có con trai theo cùng chăm sóc.
Thời gian còn lại, tôi cùng mọi người đi thiện nguyện. Ở tuổi thất thập mà vẫn sống tốt nhờ cát-sê, đó là Tổ nghiệp đãi ngộ, nên tôi cần chia sẻ. Cuộc sống vô thường, giúp được ai nên giúp.
- Điều gì khiến bà dù ở tuổi U80 vẫn nhiều năng lượng, từ giọng hát đến vẻ ngoài? Bà có can thiệp thẩm mỹ không?
Tôi luôn giữ tinh thần lạc quan, đặc biệt rất thích hát, bởi nó khiến tôi vui. Có lẽ, ông Trời định sẵn tôi chỉ có thể là nghệ sĩ. Dù hơn 60 năm theo nghiệp cầm ca, nhiều lúc nhìn mọi người diễn, tôi thấy tiếc và "nổi lòng tham". Nhìn các bạn trẻ ca, tôi chỉ ước được hát vài bài như thế, ước mình trẻ lại. Nhưng nghĩ lại đã quá tuổi, tham hay tiếc đều không được, đành nghe lại các vở tuồng cũ cho vui.
Nghệ sĩ so với người thường đã khác, luôn trẻ trung vì thường xuyên son phấn, giữ hình ảnh đẹp với khán giả. Là người của công chúng nên sáng thức dậy, ra đường phải xinh đẹp.
Trước đây tôi từng sửa mũi, cắt mắt, điều đó bình thường vì là nghệ sĩ, nên chẳng cần giấu. Hiện tại, tôi vẫn dùng mỹ phẩm và dưỡng chất để chăm sóc da.
- Bà có truyền nghề cho nghệ sĩ nào?
Thứ nhất, tôi không có sức khỏe, rất muốn chia sẻ với đàn em những gì mình biết về nghề nhưng không thể ngồi lâu, nên tôi không nhận dạy ai.
Nhiều năm qua, các cuộc thi vọng cổ, chương trình truyền hình mời tôi làm giám khảo nhưng tôi đều từ chối. Ngồi một lúc lại uốn éo "như con sâu đo", bị máy quay chĩa vào rất kỳ. Hơn nữa, tôi hay nghĩ gì nói đấy, sợ không khéo sẽ động chạm, gây tranh cãi, tốn thời gian của mọi người.
Thứ hai, tôi vẫn biểu diễn trên sân khấu, cũng là nghệ sĩ như họ, sao dám chấm ai (cười).
- Hiện bà còn trăn trở, lo lắng điều gì cho bản thân và nghệ thuật cải lương?
Tôi lo lắng vì sức khỏe không tốt do bệnh gai cột sống.
Khi tôi đi miền Tây, thấy mọi người vẫn rất yêu thích cải lương, chỉ mong có nhiều sân khấu để các bạn trẻ bộc lộ tài năng. Nghệ thuật cần diễn liên tục và thay đổi dựa trên cảm xúc khán giả. Diễn càng nhiều càng hay. Khán giả thích một vở tuồng nghĩa là chúng tôi đã diễn ít nhất 30 suất để nhuần nhuyễn như vậy.
Tôi chỉ mong thế hệ kế cận cố gắng giữ sân khấu, để các nghệ sĩ đi trước thấy ấm lòng vì có người tiếp nối.
NSND Lệ Thuỷ thể hiện "Thương lắm Việt Nam":
U80, NSND Lệ Thuỷ bất ngờ được tôn vinhHơn 60 năm cống hiến cho nghệ thuật, NSND Lệ Thuỷ vẫn là “cô đào ngoại hạng” với giọng hát "kim pha thổ" trời cho, xứng đáng với giải "Thành tựu trọn đời" - Giải thưởng Đào Tấn." alt=""/>Điều lo lắng và trăn trở của NSND Lệ Thuỷ ở tuổi U80