NEWSNEWS

Ông lớn Singapore bán vốn 2 dự án ở TPHCM, điều gì đang xảy ra?

Ông lớn Singapore bán vốn 2 dự án ở TPHCM,ÔnglớnSingaporebánvốndựánởTPHCMđiềugìđangxảmc vs liver điều gì đang xảy ra?

Khổng ChiêmKhổng Chiêm

(Dân trí) - Theo chuyên gia, Tập đoàn Keppel (Singapore) bán vốn 2 dự án lớn tại TPHCM có thể do đang tái cấu trúc danh mục đầu tư.

Tập đoàn Keppel (Singapore) vừa qua phát đi thông báo liên quan đến việc bán vốn tại 2 dự án lớn ở TPHCM là Saigon Sports City (TP Thủ Đức) và Saigon Centre giai đoạn 3 (quận 1).

Cụ thể, đối với dự án Saigon Sports City, Keppel cho biết công ty con là Jencity đang tiến hành thoái 70% vốn tại công ty chủ đầu tư dự án này. Trong đó, 35% vốn được bán cho Công ty TNHH HTV Đại Phước và 35% còn lại bán cho Công ty cổ phần Bất động sản Vinobly.

Giá trị thương vụ tối đa vào khoảng 7.450 tỷ đồng. Việc hoàn tất thoái vốn phụ thuộc vào việc đáp ứng các điều kiện tiên quyết, bao gồm xin được các phê duyệt pháp lý dự án. Sau giao dịch, Jencity còn nắm 30% vốn tại Saigon Sports City.

Ông lớn Singapore bán vốn 2 dự án ở TPHCM, điều gì đang xảy ra? - 1

Dự án Saigon Centre (góc trái) do Keppel đầu tư, gồm 3 giai đoạn (Ảnh: Nhật Quang).

Đối với dự án Saigon Centre giai đoạn 3, Keppel cho biết công ty con Himawari VNSC3 đã phát hành 46,3 triệu cổ phiếu phổ thông mới cho Toshin Development (một doanh nghiệp đến từ Nhật Bản). Toshin sẽ trả khoảng 46,4 triệu USD (1.142 tỷ đồng) cho thương vụ trên, thanh toán làm 7 đợt. Đợt cuối cùng sẽ được thanh toán sau khi dự án Saigon Centre giai đoạn 3 được cấp giấy phép xây dựng.

Trả lời phóng viên báo Dân trítại sự kiện họp báo, bà Trần Thị Khánh Linh - Phó giám đốc Phòng Đầu tư tại Savills Việt Nam cho rằng việc chuyển nhượng của các chủ đầu tư là động thái bình thường.

Những dự án mà Keppel thoái vốn đều là những dự án đã trì trệ pháp lý trong thời gian dài. Do đó, tập đoàn có thể đang tái cấu trúc danh mục đầu tư, tập trung vào các dự án có pháp lý minh bạch và khả năng phát triển ngay lập tức. Các dự án trì trệ sẽ được chuyển nhượng cho đối tác có năng lực, tầm nhìn dài hạn hơn và lợi thế dài hạn về pháp lý.

Chuyên gia tại Savills cũng cho biết khi vào thị trường Việt Nam, các nhà đầu tư thường có chỉ tiêu rõ ràng về thời gian và tỷ suất sinh lời. Do đó, nếu các dự án không đạt kỳ vọng, họ sẽ thực hiện tái cơ cấu để đảm bảo mục tiêu đầu tư của công ty.

Thương vụ thoái vốn của Keppel, theo giới chuyên gia, không mang tính đại diện cho thị trường và không phản ánh xu hướng. Bởi, hoạt động mua bán, sáp nhập (M&A) trong lĩnh vực bất động sản từ đầu năm đến nay cũng khá trầm lắng, chỉ ghi nhận một số thương vụ nổi bật.

Đáng kể như Nishi Nippon Railroad (Nhật Bản) đã mua lại 25% cổ phần trong Dự án Paragon Đại Phước rộng 45,5 ha từ Tập đoàn Nam Long (Việt Nam) với giá khoảng 26 triệu USD.

Công ty cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt thông qua chủ trương chuyển nhượng toàn bộ 49% cổ phần tại Công ty Cổ phần Đầu tư Bất động sản BIDICI. Ước tính, công ty có thể thu về ít nhất gần 1.500 tỷ đồng từ thương vụ trên.

Hay Tập đoàn Kim Oanh (Việt Nam) hợp tác với 3 doanh nghiệp nước ngoài gồm  NTT Urban Development, Sumitomo Forestry, Kumagai Gumi Co Ltd (Nhật Bản) để phát triển dự án The One World, một khu dân cư rộng 50ha tại Bình Dương.

Phân khúc bất động sản công nghiệp ghi nhận thương vụ Tripod Technology Corporation mua lại một lô đất công nghiệp rộng 18 ha tại Bà Rịa - Vũng Tàu từ Sonadezi Châu Đức.

Một báo cáo của  Công ty Chứng khoán MBS kỳ vọng hoạt động M&A các dự án bất động sản sẽ là một phần quan trọng trong năm nay. Bởi, sức khỏe tài chính của nhiều doanh nghiệp bất động sản hiện vẫn còn yếu và chưa tiếp cận được nguồn vốn, chi phí phát triển dự án sẽ ngày càng gia tăng. Do đó, việc bán dự án cho các chủ đầu tư có tiềm lực tài chính, năng lực phát triển dự án tốt là cần thiết để có thể duy trì hoạt động và phát triển.

Chuyên gia Savills Việt Nam nói, từ đầu năm đến nay vẫn nhận được nhiều yêu cầu tư vấn đầu tư từ các nhà đầu tư nước ngoài. Khẩu vị của họ tập trung vào các bất động sản đã vận hành, tạo dòng tiền ổn định và có pháp lý rõ ràng. Bất động sản nhà ở cũng được khối ngoại tìm kiếm. Tuy nhiên, 2 loại hình đó đều khan hiếm nguồn cung do pháp lý trì trệ kéo dài.

Song, vị này tin rằng vừa qua, nhiều luật liên quan đến bất động sản được thông qua, tạo cơ sở pháp lý vững vàng, rõ ràng hơn. Vì vậy về dài hạn, nhà đầu tư có thể yên tâm hơn vào các vấn đề pháp lý, lo ngại nguồn cung sẽ được giải tỏa.

Trong quý IV năm nay và năm sau, nhà đầu tư có thể tiếp cận dễ dàng hơn với các thương vụ M&A, tuy nhiên thị trường chưa thể bùng nổ vì đang trong quá trình phục hồi.

赞(337)
未经允许不得转载:>NEWS » Ông lớn Singapore bán vốn 2 dự án ở TPHCM, điều gì đang xảy ra?