Top ghi bàn La Liga 20/21: Luis Suarez riêng một góc trời

Ngoại Hạng Anh 2025-01-19 21:03:14 4268
ànLaLigaLuisSuarezriêngmộtgóctrờbóng đá tối hôm nay   Bóng Tròn - 01/02/2021 07:55  La Liga
本文地址:http://wallet.tour-time.com/news/582b999156.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Barcelona vs Betis, 3h00 ngày 16/1: Đang đà hưng phấn

Hàn Quốc vừa chính thức cáo buộc Bình Nhưỡng đứng đằng sau đợt tấn công nhằm vàohàng loạt ngân hàng, kênh truyền hình của nước này hồi tháng ba.

Tháng trước, hàng chục nghìn máy tính của Hàn Quốc đã bị xâm nhập và tê liệt,hậu quả của một đợt tấn công mạng quy mô lớn. Tại thời điểm đó, Seoul vẫn tỏ rathận trọng trong việc nhận định nguồn gốc của cuộc tấn công, song các mũi nghingờ đều nhanh chóng hướng đến CHDCND Triều Tiên.

{keywords}

Sáng nay, người phát ngôn của cơ quan Giám sát Internet Hàn Quốc cho biết, đãnhận diện được 6 máy tính tại Triều Tiên là nguồn gốc tấn công, trang TheGuardianđưa tin. 6 máy tính này đã sử dụng hơn 1000 địa chỉ IP từ khắp mọi nơitrên thế giới để lây nhiễm virus cho 48.000 máy tính và máy chủ của các ngânhàng, đài truyền hình Hàn Quốc.

Trong khi đó, hãng thông tấn APcho biết vụ tấn công này có nhiều điểm giống vớicác đợt hack trước đây mà Bình Nhưỡng từng tiến hành. Người phát ngôn phía HànQuốc cũng quy trách nhiệm tới một cơ quan Internet trực thuộc quân đội TriềuTiên và cho biết, có vẻ như kế hoạch tấn công đã được lên từ 8 tháng nay.

"Chúng tôi có những bằng chứng cho thấy vụ tấn công này được chuẩn bị cực kỳ cẩnthận", người này cho biết.

Đã có thời điểm, Hàn Quốc nghi ngờ Trung Quốc là nguồn gốc tấn công khi một địachỉ IP được sử dụng trong vụ tấn công được định vị tại Trung Quốc. Tuy nhiên,chỉ một ngày sau, Seoul đã rút lại lời cáo buộc này khi thừa nhận địa chỉ IP nóitrên do chính một ngân hàng bị tấn công đợt đó sử dụng và vô tình trùng với địachỉ IP đăng ký ở Trung Quốc mà thôi.

Căng thẳng giữa hai miền bán đảo Triều Tiên đang ngày càng leo thang khi TriềuTiên đe dọa sử dụng tên lửa cùng vũ khí hạt nhân nhằm vào người hàng xóm Hàn Quốc. Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc cũng cho biết, khả năng Bình Nhưỡng tấn côngtên lửa là "rất cao".

Y Lam(Theo CNET)

Các tin liên quan

Hacker 'khét tiếng' đòi Kim Jong-un từ chức

Hacker 'dội bom' Hàn Quốc có địa chỉ IP từ Trung Quốc

Hàn Quốc bị hacker 'dội bom'

Mỹ - Hàn lên phương án chiến tranh mạng

">

Triều Tiên giật dây chiến dịch tấn công mạng Hàn Quốc?

Sách giả, sách lậu từ lâu là vấn đề nhức nhối của ngành xuất bản. Đây là vấn đề được nêu ra tại nhiều buổi làm việc, các hội thảo chuyên ngành. Tại buổi làm việc của Ban Tuyên giáo TW với đại diện một số đơn vị xuất bản tại TP.HCM vào trung tuần tháng 9, "căn bệnh trầm kha" sách giả, sách lậu một lần nữa được cả người làm sách lẫn người quản lý xuất bản quan tâm.

Đại diện một nhà xuất bản cho biết mỗi năm đều nhiều lần nhận được văn bản yêu cầu hợp tác với cơ quan điều tra, cung cấp chứng cứ cho các vụ án sách giả, sách lậu. Mỗi lần như thế, đơn vị phải tìm và tra soát lại rất nhiều hồ sơ chứng từ. Đơn vị thậm chí nhận được giấy triệu tập ra làm việc với cơ quan chức năng tại Hà Nội để giải quyết một số vụ phát giác sách giả, sách lậu.

Đại diện một đơn vị khác nhận định rằng tuy đã tồn tại hàng chục năm nay, nhưng từ năm 2014, khi mạng xã hội và sàn thương mại điện tử (TMĐT) phát triển thì vấn nạn sách giả, sách lậu càng nở nộ và trở nên khó kiểm soát hơn bao giờ hết.

Nhà xuất bản phải "tự cứu mình"

Trong một số bài viết trước đây của Znews, nhiều đơn vị đã bày tỏ về việc gặp khó khăn khi đề nghị các sàn TMĐT hỗ trợ giải quyết vấn nạn sách giả, sách lậu. Theo các đơn vị này, quy trình kiểm duyệt và xử lý của các sàn TMĐT chưa đủ chặt chẽ và mạnh tay, tạo điều kiện cho sách giả, sách lậu hoành hành. Khi đơn vị xuất bản phát hiện thì quy trình xử lý khiến nại mất thời gian, dẫn đến kết quả không đáng kể khi số lượng cửa hàng sách lậu vẫn còn quá nhiều và liên tục được mở mới.

Nếu như sàn TMĐT khó quản lý, thì vấn nạn sách lậu trên mạng xã hội còn trầm trọng hơn, gần như không chịu một sự kiểm soát nào. Một chiêu trò thường thấy của người bán sách lậu là ăn cắp hình ảnh chụp sách từ các đơn vị xuất bản, phát hành có uy tín và ngang nhiên sử dụng. Trong các hội nhóm chia sẻ về sách, không khó để tìm thấy những chia sẻ của người mua cay đắng bị lừa mua phải sách giả, sách lậu vì người bán "treo đầu dê bán thịt chó".

Tốc độ làm sách giả cũng nhanh đến chóng mặt, khi nhiều đầu sách vừa phát hành được một vài tháng, thậm chí một vài tuần, đã bị làm giả trên thị trường. Nhiều đơn vị xuất bản thời gian qua đã phải "kêu cứu" trên fanpage Facebook về việc sách của đơn vị bị làm giả và rao bán trên nhiều trang. Một số đơn vị chủ động hướng dẫn người dùng phân biệt sách giả, sách thật và ứng dụng công nghệ in ấn, tem chống giả trong phát hành sách.

sach gia anh 1

Tem cào phủ bạc nhận diện sách thật của Nhà xuất bản Trẻ. Ảnh: NXB Trẻ.

Để tăng tính nhận diện cho sách thật, ngoài việc liên tục cập nhật các công nghệ in ấn và thiết kế trong ruột sách, bìa sách... Nhà xuất bản Trẻ còn ứng dụng công nghệ tem chống giả. Từ năm 2015, bìa sau các cuốn sách của Nhà xuất bản Trẻ được dán "tem thông minh", lớp trên phủ bạc, có thể cào ra được.

Những năm gần đây, Nhà xuất bản Trẻ tiếp tục cải tiến thêm tem cào chống giả này. Tem hiện nay có dạng vuông, phủ bạc, khi cào lớp bạc ra thì bên dưới có mã QR. Bạn đọc có thể quét mã để vào trang cơ sở khách hàng, tích điểm tương ứng với giá bìa sách. Mỗi tháng, Nhà xuất bản Trẻ có những phần quà là voucher mua sách dành cho những bạn đọc tích điểm nhiều nhất trong tháng, hoặc những bạn đọc có mã số được chọn ngẫu nhiên may mắn.

Cho đến nay, dấu hiệu "tem cào phủ bạc" là một trong những dấu hiệu nhận diện nhanh, đặc trưng và dễ dàng sách của Nhà xuất bản. Tuy nhiên, đơn vị vẫn còn trăn trở nhiều vè việc phổ biến cách thức phân biệt sách thật - giả đến bạn đọc. Đồng thời, đại diện đơn vị cho rằng cũng cần thêm những biện pháp can thiệp của cơ quan chức năng với các đơn vị làm sách giả, bán sách lậu.

Giải quyết nạn sách giả, sách lậu tràn lan hiện nay cũng là bảo vệ những đơn vị sản xuất, kinh doanh hợp pháp, cho một ngành đặc thù dễ chịu tổn thương là xuất bản, để các đơn vị này có thể tập trung nguồn lực đóng góp cho văn hóa đọc và nền tri thức nước nhà.

Giải quyết vấn đề tận gốc

Chủ tịch Hiệp hội In Việt Nam Nguyễn Văn Dòng chia sẻ rằng công nghệ in ngày nay đã rất hiện đại, phát triển, có thể "nhân bản" một cuốn sách trong thời gian ngắn với độ giống sách mẫu rất cao. "Sách giả thì đương nhiên không thể nào giống sách thật 100% được, nhưng tôi đã bắt gặp những cuốn giống đến 80-90%. Chính tôi cầm trên tay còn thấy rất khó phân biệt", ông nói.

sach gia anh 2

Chủ tịch Hiệp hội In Việt Nam Nguyễn Văn Dòng (phải) và Phó chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam Đỗ Quang Dũng trong buổi làm việc tại Đường sách TP.HCM hôm 11/9. Ảnh: Duy Hiệu.

TP.HCM hiện có 1.360 doanh nghiệp in, chiếm gần 2/3 số doanh nghiệp hoạt động in của cả nước, trong đó, gần 700 cơ sở in được Sở Thông tin và Truyền thông cấp phép, xác nhận đăng ký hoạt động in (khoảng 476 doanh nghiệp in xuất bản phẩm).

Ông Dòng cho biết số lượng thực tế các cơ sở in còn lớn hơn nhiều. Số lượng nhà in hiện nay dư thừa công suất so với yêu cầu của ngành xuất bản nói riêng và các ngành công nghiệp sản xuất nói chung, do đó phần nào tạo điều kiện cho những người dễ "mềm lòng" tiếp tay với sách giả.

Theo ông, các cơ sở tham gia vào việc in ấn sách giả, sách lậu đa phần là các đơn vị nhỏ, không trực thuộc Hiệp hội In. Các doanh nghiệp trực thuộc Hiệp hội In là những doanh nghiệp lớn, do đó việc in sách giả với số bản in giới hạn thì không mang đến doanh thu đáng kể cho họ.

Ông cho rằng vấn nạn sách giả xuất phát từ những người trong ngành muốn trục lợi, nhắm vào những cuốn sách bán chạy trên thị trường. Người thu lợi lớn không phải đơn vị in, mà là đơn vị kinh doanh sách lậu.

Do đó theo ông, để giải quyết tận gốc vấn nạn sách giả, sách lậu, cần nhắm đến những đối tượng chủ mưu, tổ chức khai thác, kinh doanh sách lậu, không nên nhắm vào "phần ngọn" là những nhà in vốn chỉ là công cụ thực hiện kế hoạch của các ý đồ xấu.

Ông cũng chỉ ra rằng tại nhiều nước phát triển, luật sở hữu trí tuệ có chế tài rất mạnh, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm bản quyền. Đối sánh, ông cho rằng chế tài hiện tại của Việt Nam quá nhẹ nhàng, không đủ sức răn đe và phòng ngừa việc in lậu.

Tiếp thu ý kiến từ các đơn vị, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Phan Xuân Thủy nhận định để giải quyết vấn nạn sách giả, sách lậu sẽ cần đến những cập nhật trong các quy định, luật cũng như sự phối hợp của toàn ngành, liên ngành, nhiều bộ, đặc biệt là sự chung sức của Bộ Công an trong việc phát hiện, xử lý những cá nhân, đơn vị làm sách giả, sách lậu.

Thấu hiểu rằng "sách giả, sách lậu là vấn nạn nhức nhối", ảnh hưởng nghiêm trọng đến các đơn vị xuất bản, Phó vụ trưởng Vụ Báo chí - Xuất bản, Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Thị Mỹ Linh cho biết trong những văn bản hướng dẫn, chỉ đạo sắp tới đây của ngành sẽ cân nhắc sửa đổi, bổ sung nhiều điểm để siết chặt quản lý hơn, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người làm sách.

Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Tri Thức - Znews

Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Tri Thức - Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: [email protected]. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.

Trân trọng.

">

'Chống sách giả, cần nhắm vào kẻ chủ mưu'

Nhận định, soi kèo Borneo FC vs Semen Padang, 19h00 ngày 14/1: Tin vào cửa trên

{keywords} 

Giáo sư, nhà nghiên cứu văn hóa Trần Lâm Biền cho biết: Chữ “Chạp” trong chữ Nôm của ông cha ta bắt nguồn từ chữ “Lạp” trong tiếng Hán. Chữ "Lạp" có nghĩa là gì?

A. Hành động đi “Chạp mả”, đi thăm và dọn dẹp, sửa soạn lại mồ mả cho tổ tiên.

B. Chữ “Lạp” trong tiếng Hán cũng có nghĩa là Thịt. Món “Lạp trường” của người Hoa là một món ruột ban đầu dùng để cúng.

C. Cả hai nghĩa trên.

Đáp án: Việc gọi tháng 12 âm lịch là tháng Chạp bắt nguồn từ những nguyên nhân sau đây: Thứ nhất: Giáo sư, nhà nghiên cứu văn hóa Trần Lâm Biền cho biết: Chữ “Chạp” trong chữ Nôm của ông cha ta bắt nguồn từ chữ “Lạp” trong tiếng Hán. Tại Trung Quốc, tháng 12 âm lịch còn được gọi là Lạp Nguyệt. Khi nhắc tới chữ “Lạp” tức là nói tới hành động đi “Chạp mả”, đi thăm và dọn dẹp, sửa soạn lại mồ mả cho tổ tiên. Thời điểm cuối năm cận Tết Nguyên đán, cả người Trung Quốc và người Việt đều đi thăm mộ, dọn dẹp mộ tổ tiên để mời những người quá cố về ăn Tết cùng gia đình. Đây là hành động mang ý nghĩa thể hiện sự hiếu thảo, tưởng nhớ tới người đã mất và uống nước nhớ nguồn. Thứ hai: Chữ “Lạp” trong tiếng Hán cũng có nghĩa là Thịt. Thời gian cuối năm để chuẩn bị cho mùa đông buốt giá người ta phải tích trữ lương thực. thực phẩm để đương đầu với đói rét mà ở đây thịt là nguồn thực phẩm quan trọng. Người Việt chúng ta quen thuộc với chữ “Lạp” trong từ “Lạp xưởng”. Thực chất “Lạp xưởng” bắt nguồn từ món “Lạp trường” của người Hoa – một món ruột ban đầu dùng để cúng.

">

Vì sao tháng 12 âm lịch được gọi là tháng Chạp?

TikTok là nơi xuất hiện trái phép nhiều phim, chương trình có bản quyền. (Ảnh: ABC News).

Những tài khoản kể trên thu hút hàng trăm nghìn lượt theo dõi, bình luận, thích và lượt xem nhưng dường như không kiếm tiền từ clip vì không có bài viết được tài trợ hay quảng cáo trả tiền khác. Video có thể dài tới 10 phút, nhưng đa phần kéo dài từ 2 đến 3 phút.

Ngày càng nhiều người trưởng thành Mỹ tìm đến TikTok để giải trí. Theo hãng nghiên cứu Insider Intelligence, tổng lượng phút sử dụng hằng ngày của TikTok đã vượt qua Instagram. Thuật toán mạnh mẽ của TikTok gợi ý người dùng nên ăn gì, uống gì, mua gì, xem gì. Với khả năng phân phối nội dung rộng rãi, khó có thể bỏ qua TikTok. Dù vậy, các xưởng phim thường không chia sẻ toàn bộ phim hay chương trình lên nền tảng này.

Khi lấp đầy khoảng trống đó, những tài khoản ẩn danh đã tìm cho mình đối tượng khán giả lớn. Jaycee Hughes, kỹ sư âm thanh 30 tuổi tại Chicago, là một trong số đó. Anh đăng ký vài dịch vụ streaming, bao gồm Netflix và Hulu, nhưng lại thích xem trên TikTok vì thuật toán hiển thị nhiều chương trình giải trí, anh không phải tìm kiếm chúng trên các ứng dụng khác.

“Tôi không bật TV thường xuyên như trước vì mọi thứ đều có trong lòng bàn tay”,anh nói thêm.

Theo các luật sư, kiểm soát nội dung bản quyền trên mạng xã hội không hề dễ. Những bài đăng này cũng làm lợi cho studio vì nó mang đến lượng khán giả mới cho nội dung của họ. Peacock nằm trong số các nhà cung cấp dịch vụ streaming đang thử nghiệm xây kênh trên TikTok khi tải toàn bộ các tập phim “Killing It” và “Love Island USA”.

Hiệp hội Điện ảnh (MPA) và Liên minh Sáng tạo và giải trí (ACE) giải quyết vi phạm bản quyền trên quy mô thương mại, toàn cầu nhưng không theo từng bộ phim, theo Jan van Voorn, Giám đốc bảo vệ nội dung toàn cầu tại MPA. “Tôi chắc chắn vi phạm bản quyền sẽ không bao giờ biến mất”,van Voorn – kiêm giám đốc ACE – nhận xét. “Luôn cần hành động để duy trì nó ở mức quản lý được”.

Đạo luật bản quyền thiên niên kỷ kỹ thuật số được thông qua năm 1998 bảo vệ các công ty Internet trước sự trừng phạt nếu người dùng của họ đăng nội dung bản quyền lên nền tảng. Vì vậy, các nhà làm phim, sản xuất chương trình hay tác giả cá nhân phải tự mình theo dõi nền tảng và gửi đơn khiếu nại nếu phát hiện tác phẩm của mình trên này.

“Miễn là nền tảng hành động nhanh chóng để gỡ bỏ nội dung vi phạm ngay khi được báo cáo, nền tảng sẽ được bảo vệ”, Aaron Moss, một luật sư bản quyền tại Los Angeles (Mỹ) cho biết.

TikTok khẳng định cấm nội dung vi phạm quyền tài sản sở hữu trí tuệ và cung cấp cách thức để chủ sở hữu bản quyền báo cáo vi phạm.

Theo Anupam Chander, Giáo sư luật và công nghệ Đại học luật Georgetown, một số công ty giải trí có thể không phàn nàn về những clip trên mạng vì TikTok giúp tăng độ phổ biến của nội dung, thu hút sự quan tâm.

Dù vậy, bản thân người đăng tải lại dùng thủ thuật chia nhỏ clip rồi trộn lẫn với nội dung khác để tránh bị phát hiện. Họ cũng không thường đăng hết phim khiến khán giả chỉ xem được lưng chừng. Ngoài ra, họ còn “mua” người theo dõi để tài khoản có vẻ nổi tiếng, thao túng thuật toán gợi ý của TikTok.

Michaela Bennett, thư ký tòa án 26 tuổi ở London (Anh), chia sẻ cô xem mọi thứ hiện ra trên TikTok, bao gồm các chương trình truyền hình Mỹ và phim khó tìm ở Anh. Cô còn thích đọc bình luận trên clip, thường là kêu gọi chủ kênh mau chóng đăng thêm video và bàn luận về nội dung. “Rất thú vị khi biết mọi người cũng cảm thấy giống như bạn hay có ý kiến khác biệt”, cô nói.

Alex Friedman, nhà đầu tư kiêm cố vấn startup 31 tuổi tại Texas (Mỹ), là thuê bao của Netflix, Hulu, Disney+, Peacock, Paramount+, Discovery+… Tuy nhiên, cô vẫn dùng TikTok vì xem dễ hơn, không phải tìm kiếm.

(Theo WSJ)

Vi phạm bản quyền tại Việt Nam đã bước sang giai đoạn mớiTrao đổi với VietNamNet, đại diện Liên minh Sáng tạo và giải trí thuộc Hiệp hội Điện ảnh Mỹ nhận xét, vi phạm bản quyền tại Việt Nam bước sang giai đoạn mới khi nhiều web lậu do người Việt điều hành.">

Xem phim lậu trên TikTok

友情链接