Soi kèo phạt góc Adelaide vs Newcastle Jets, 16h15 ngày 27/12

Ngoại Hạng Anh 2025-01-19 20:54:07 9913
èophạtgócAdelaidevsNewcastleJetshngàđội hình inter milan gặp ac milan   Chiểu Sương - 27/12/2022 01:06  Kèo phạt góc
本文地址:http://wallet.tour-time.com/news/564b999088.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Soi kèo góc West Ham vs Fulham, 2h30 ngày 15/1

Toàn cảnh cuộc họp sáng 30/12 tại Trụ sở Đoàn Đại biểu Quốc hội TP.HCM. 

Về huy động các nguồn lực xã hội, theo số liệu của Ban vận động, tiếp nhận và phân phối Quỹ Phòng, chống dịch Covid-19, TP.HCM đã thu, tiếp nhận của hơn 10.800 đơn vị ủng hộ với tổng số tiền hơn 5.908 tỷ đồng. Trong đó, hơn 1.237 tỷ đồng tiền mặt và chuyển khoản; hàng hóa, nhu yếu phẩm được ủng hộ trị giá tương đương hơn 339 tỷ đồng.

Các phương tiện, vật tư, trang thiết bị y tế mà TP.HCM nhận ủng hộ trị giá hơn 3.190 tỷ đồng, bao gồm hệ thống ECMO, máy thở chức năng cao, đồ bảo hộ, kit test Covid-19… TPHCM cũng được ủng hộ hơn 318 tỷ đồng kinh phí mua vắc xin, hơn 2,7 triệu túi an sinh.

Về nguồn nhân lực tham gia chống dịch, có hơn 43.700 người từ các đơn vị y tế công lập, y tế tư nhân và giảng viên, sinh viên các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn. Năm 2021, thành phố nhận hỗ trợ từ 163 đơn vị thuộc Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, sở y tế các tỉnh thành và các trường cao đẳng, đại học các tỉnh thành. Tổng nhân lực này hơn 27.500 người.

Theo Sở Y tế TP.HCM, việc mua sắm thuốc, vật tư, hóa chất, trang bị y tế trong thời gian dịch bệnh cũng gặp nhiều khó khăn, như hàng hóa khan hiếm, nhà cung cấp cung ứng nhỏ giọt, bất cập về giá cả, công tác nhập khẩu…

Khó khăn trong việc thực hiện các văn bản quy định về mua sắm, dẫn đến việc chậm, muộn hoặc có những trang thiết bị không thể mua được.

Bệnh nhân Covid-19 nặng tại TP.HCM giai đoạn cao điểm dịch. 

Ngoài ra, nhiều lực lượng thực tế tham gia phòng chống dịch nhưng chưa được quy định chế độ phụ cấp, bồi dưỡng, như tuần tra kiểm soát trong thời gian thực hiện cách ly xã hội; tham gia công việc đảm bảo an sinh cho người dân; kiểm tra giám sát công tác phòng dịch; tài chính, hậu cần, phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19…

Trước thực tế trên, Sở Y tế TP.HCM kiến nghị Quốc hội cho phép gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc, vắc xin đến hết ngày 31/12/2024; kiến nghị sửa đổi Luật khám bệnh, chữa bệnh, cho phù hợp.

Cơ quan này cũng kiến nghị Chính phủ hỗ trợ ngân sách cho ngành y tế trong việc dự trữ một số thuốc hiếm trong công tác cấp cứu người bệnh; xem xét cơ chế đặc thù trong việc bố trí biên chế, cải thiện lương, thu nhập cho nhân viên y tế. Đồng thời, sớm ban hành các nghị định, nghị quyết hướng dẫn giải quyết các khó khăn trong giai đoạn hiện nay nhằm hạn chế rủi ro, sai sót và tránh tâm lý hoang mang, lo lắng của những người thực hiện; chỉ đạo Bộ Y tế và Bảo hiểm xã hội nghiên cứu, ban hành giá dịch vụ khám chữa bệnh đầy đủ các yếu tố chi phí.

Biến thể phụ 'lây lan mạnh nhất' của Omicron chưa xuất hiện ở TP.HCM

Biến thể phụ 'lây lan mạnh nhất' của Omicron chưa xuất hiện ở TP.HCM

Hai hệ thống giám sát của TP.HCM đều ghi nhận sự xuất hiện của biến thể phụ XBB nhưng không phải là XBB.1.5. Đây là biến thể phụ được WHO đánh giá là "lây lan mạnh nhất" của Omicron.">

TP.HCM huy động được hơn 12.000 tỷ đồng chống dịch Covid

Rất nhiều người đã đưa ra bình luận khen ngợi vẻ đẹp của Kim như “Tôi nghĩ cô là Heidi Klum (siêu mẫu người Đức)”, “Tóc cô đẹp thật, hơn cả những người 29 tuổi”. 

Bức ảnh được so sánh với siêu mẫu Heidi Klum của Kim

Hiện tại, Kim làm công việc kinh doanh, huấn luyện viên sức khỏe. Cô thường chia sẻ các kinh nghiệm cá nhân của mình để giúp mọi người thay đổi cuộc sống. 

“Thành công không đo lường trong một lĩnh vực duy nhất. Tôi tin rằng bạn có thể có và mong muốn có được thành công trong mọi lĩnh vực của cuộc sống: một mối quan hệ/hôn nhân nồng nàn, một bậc cha mẹ tốt, sức khỏe hoàn hảo và sự giàu có. Tất cả cần có nỗ lực cá nhân của bạn và thời gian”, Kim nói.  

Khi có ý kiến cho rằng: “Di truyền đóng vai trò quan trọng và rõ ràng cô được thừa hưởng bộ gen tuyệt vời”, Kim đã trả lời: "Cảm ơn nhưng tôi sẽ không đạt được điều đó nếu không có lối sống lành mạnh". 

Vóc dáng đẹp nên Kim không ngại chia sẻ hình ảnh chụp bikini

Người mẹ 3 con cũng không ngần ngại tiết lộ bí quyết giữ vóc dáng của mình. Một clip quay cô trong phòng gym với lời khuyên nên tập luyện 3-5 lần một tuần, đặc biệt bộ môn tạ sẽ rất hữu ích trong việc tạo phom đẹp. 

Ngoài ra, Kim cho rằng, cô luôn khỏe mạnh nhờ chương trình đặc biệt mang tên “thiết lập lại đường ruột”. Cô khởi động kế hoạch khi 47 tuổi - khi đang ở giai đoạn đầu của thời kỳ mãn kinh. Cô khẳng định, những bước nhỏ hằng ngày có thể giúp bạn tiến gần hơn tới sức khỏe bền bỉ. 

Đường ruột chịu trách nhiệm tới 80% khả năng miễn dịch. Khi đường ruột bất ổn, bạn sẽ bị đầy hơi, căng thẳng gia tăng, da nổi mụn, ngủ không ngon, đau đầu liên tục, sương mù não, tăng cân, mất cân bằng nội tiết tố… 

Chương trình của Kim giúp đường ruột có thể hoạt động tối ưu thông qua 4 tuần ăn toàn bộ thực phẩm lành mạnh.  

An Yên(Theo NYPost, Kimmacgregor)

Thực đơn giảm cân trong 7 ngày

Thực đơn giảm cân trong 7 ngày

Có nhiều cách để giảm cân nhưng bạn hãy chọn cho mình một phương pháp chậm nhưng chắc và kiên trì áp dụng.">

Bí quyết sở hữu thân hình đẹp như siêu mẫu của bà mẹ 53 tuổi

Nhận định, soi kèo Damac vs Al

Dự báo BĐS năm 2021 sẽ tăng thêm 10%

Đây là nhận định được ông Nguyễn Văn Đính, Phó Tổng thư ký Hiệp hội bất động sản Việt Nam đưa ra tại Tọa đàm "Toàn cảnh bất động sản 2021: Nhận diện xung lực mới" vừa diễn ra ngày 5/1.

Nhìn lại năm 2020, ông Đính cho biết, dịch bệnh Covid-19 ảnh hướng đến thị trường BĐS khiến thị trường suy giảm, làm yếu lực cầu. Đầu năm 2020 thị trường đóng băng, hạ tầng du lịch BĐS gần như bất động. Năm 2020, mặc dù Chính phủ đã có nhiều biện pháp tháo gỡ trong đó ban hành Nghị định 24 và 146. Chỉ định ban hành các quy định pháp lý cho căn hộ du lịch (condotel) nhưng chỉ tháo gỡ được  một phần. Vướng mắc về pháp luật đã cản trở nguồn cung, tạo khó khăn kép cho thị trường.

{keywords}
Tọa đàm "Toàn cảnh bất động sản 2021: Nhận diện xung lực mới" đặt ra nhiều vấn đề của thị trường BĐS 2012

6 tháng cuối năm mặc dù có hai đợt dịch bùng phát nhưng thị trường BĐS vẫn thể hiện sự phát triển mạnh khi nguồn cung mới đạt 60.000 sản phẩm, tương đương 67,5% so với 2019 đây là con số ấn tượng so với năm 2019. Lực cầu tuy giảm nhưng lực cầu đầu tư F0 lại gia tăng.

“Do đó, thị trường đã ghi nhận những con số ấn tượng, tỷ lệ hấp thụ tại TP.HCM đạt trên 80%, giá BĐS tại hàng loạt địa phương tăng có nơi tăng mạnh, BĐS du lịch mặc dù bị ảnh hưởng nhưng vẫn phát triển” – ông Đính nói.

Dự báo về thị trường BĐS trong năm 2021, vị Phó Tổng thư ký Hiệp hội bất động sản Việt Nam cho rằng đây là năm đầu tiên các cấp chính quyền địa phương nhận nhiệm vụ mới sẽ là lực đẩy thúc đẩy thị trường, nguồn cung sẽ được bơm vào thị trường BĐS.

“Năm 2021 khó có nguy cơ xảy ra khủng hoảng ảo hay bong bóng mà sẽ phát triển bền vững. Những dự án đồng bộ về hạ tầng có cơ hội khai thác kinh doanh tốt sẽ trở thành lực hút, đầu tư BĐS sẽ lan rộng ra những khu vực vùng núi, giá BĐS năm 2021 dự báo tăng 10% năm 2020. Cùng với đó, lãi suất ngân hàng có thể giữ mức 2020 sẽ dẫn đến kích thích đầu tư mạnh hơn” – ông Đính nhận định.

Trong khi đó, TS. Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia chỉ ra những xung lực chờ đón thị trường bất động sản năm 2021 và nhiều năm tới.

Theo ông Lực, thứ nhất, thị trường đã điều chỉnh nhanh nhạy theo tình tình dịch bệnh cũng như đưa công nghệ vào bán hàng. Toàn cảnh ngành bất động sản 2021 dự báo khả quan với tăng trưởng kinh tế dự báo tăng 6,5-7%, và bình quân 10 năm tới có thể đạt 7%, nếu Việt Nam làm tốt các đột phá đã xác định cho giai đoạn tới.

Ngoài ra còn có vấn đề về pháp lý, là dịch chuyển chuỗi cung ứng và sản xuất đầu tư nước ngoài, giải ngân đầu tư công nhanh, chuyển đổi số.

Ông Lực cho rằng, với kinh doanh BĐS, chuyển đổi sốt vô cùng tốt và nhanh. Công nghệ tạo ra một hệ sinh thái mới với cơ hội tiếp cận khách hàng dễ dàng hơn.

Xung lực cuối cùng là lãi suất. "Đây là thời điểm lãi suất thấp nhất trong 15 năm qua. Các hộ gia đình, người trẻ sẽ thuận lợi để mua nhà, hay đầu tư", ông nói.

Tuy vậy, thị trường vẫn chứng kiến 3 rủi ro về pháp lý, dịch bệnh chưa kết thúc và đòn bẩy tài chính. "Dù nhà đầu tư Việt Nam đã quen với những vấn đề trên nhưng vẫn cần thận trọng. Bởi ở thời điểm này, thị trường như bước sang một trang mới", ông Lực tổng kết.

Khơi thông điểm nghẽn pháp lý

Vấn đề thể chế pháp luật cũng là điểm nóng bàn luận tại toạ đàm. Trên quan điểm cá nhân, GS.TS Đặng Hùng Võ, Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường cho rằng đây là mối quan tâm chung của cả doanh nghiệp và cơ quan quản lý.

"Thị trường bất động sản Việt Nam bị tác động bởi thể chế trước cả khi Covid-19 tới. Trong 2 năm 2019 và 2020, số dự án tại TP.HCM và Hà Nội giảm đi 10 lần ", ông Võ nói.

Nghị định 148 theo ông Võ vẫn chưa lấp đầy khoảng trống về pháp lý BĐS bởi chưa bao phủ hết những vấn đề của luật nhà ở, luật đất đai. Sự chồng chéo, lệch pha giữa những quy định khiến doanh nghiệp lưỡng lự.

“Rủi ro từ khách quan thì khó chế ngự nhưng rủi ro từ chủ quan (pháp luật) thì đơn giản hơn, tại sao ta vẫn luẩn quẩn, không thoát hẳn ra được”, ông Võ đặt câu hỏi.

{keywords}
Theo GS.TS Đặng Hùng Võ cần thay đổi tư duy, khắc phục rủi ro về pháp lý để thúc đẩy thị trường bất động sản

Theo ông Đặng Hùng Võ, thị trường bất động sản vẫn có sức sống tốt. Đến năm 2021, cơ hội phát triển là lớn nhưng rủi ro cũng cao.

“Cuối năm 2020, cung giảm hơn cầu, giá bất động sản tăng mạnh. Do lệch nhau về cung cầu nên nguy cơ bong bóng thị trường là rất lớn, nhất là khi nhiều nhà đầu cơ bất động sản đang găm hàng chờ tăng giá”, ông Võ nhận định.

Muốn có động lực mới từ 2021 trở đi, câu chuyện sửa luật để bù lấp khoảng trống cần mạnh tay hơn. Ông Võ cho rằng, cơ hội cho năm 2021 là lớn nhưng rủi ro pháp lý vẫn kề cận, dễ làm hỏng thị trường, cơ hội. Theo ông Đặng Hùng Võ đây là những rủi ro chủ quan nên cần thay đổi tư duy, khắc phục rủi ro về pháp lý để thúc đẩy thị trường bất động sản.

Đồng quan điểm, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), cũng cho biết, các điểm nghẽn lớn nhất đối với thị trường BĐS là pháp luật, cơ sở hạ tầng. Ông Châu cũng có chung quan điểm với ông Đặng Hùng Võ về vấn đề chậm trễ của luật cũng như những bất cập trong vấn đề pháp lý cho thị trường bất động sản.

Theo ông Châu, năm 2020 đánh dấu sự chuyển biến mạnh mẽ trong xây dựng cơ chế pháp lý cho lĩnh vực này. Ông Châu cho rằng, Nghị định 148 có quy định đối tượng miễn tiền sử dụng đất, thuê đất cũng là tháo gỡ về thủ tục. Hiện Chính phủ đang sửa đổi Nghị định 100, Đề án phê duyệt nhà thương mại giá thấp 25 triệu/m2 sớm được Chính phủ phê duyệt cũng sẽ tháo gỡ nhiều điểm nghẽn trên thị trường BĐS trong thời gian tới.

Nhận định về năm 2021, ông Lê Hoàng Châu cho biết vấn đề của thị trường vẫn là thừa hàng cao cấp thiếu hàng bình dân. Bên cạnh đó là điểm nghẽn thể chế pháp luật.

“Điểm nghẽn này cần phải được thông và đây là mấu chốt. Chúng tôi cũng coi đây là trọng điểm. Thực tế tháng 6/2020, khi luật Xây dựng sửa đổi được thông qua, luật Đầu tư được sửa đổi thì mọi thứ thông thoáng hơn”, Chủ tịch HoREA nói.

Dòng tiền chảy về đâu?

Bàn về cuộc đua giữa 2 kênh đầu tư được quan tâm thời gian qua là chứng khoán và BĐS, trao đổi tại buổi toạ đàm, TS. Nguyễn Đức Hưởng - Cựu Chủ tịch LienVietPostBank cho rằng, chứng khoán sẽ giảm trong năm 2021, dù vẫn đang tăng trong giai đoạn hiện tại. Nguyên nhân là do các hoạt động giãn nợ vay vốn ngân hàng trong năm 2020 sẽ bắt đầu ảnh hưởng sau một năm.

{keywords}
Các nhà đầu tư, nên bám sát các chính sách vĩ mô của nhà nước, theo sát các chính sách hỗ trợ.

“Trong cuộc đua bất động sản và chứng khoán, chứng khoán đang thắng cuối năm 2020 nhưng sau tháng 1/2021, chứng khoán sẽ giảm và BĐS sẽ tăng nhanh” – ông Hưởng nêu ý kiến.

Cũng theo ông Hưởng, phân khúc như BĐS vùng ven Hà Nội, TPHCM sẽ bật dậy mạnh mẽ sau một thời gian dài trầm lắng. Cùng với đó phân khúc nhà vừa túi tiền, nhà trung bình sẽ tăng giá nhanh. Đặc biệt, BĐS du lịch sẽ bật lên mạnh mẽ trong năm 2021 sau khi Covid-19 được kiểm soát. Cùng với đó BĐS công nghiệp vẫn là một mảng sáng của thị trường.

“Bằng kinh nghiệm của mình, tôi cho rằng giai đoạn này là giai đoạn tốt nhất cho vay mua nhà đất, giá cho vay mua nhà đất đang thấp chưa từng có” – ông Hưởng nói.

Về bất động sản ven đô, ông Nguyễn Thọ Tuyển, Chủ tịch BHS Group cho rằng đã có nhiều thay đổi. Giá nhà lên cao và nguồn cung giảm khiến cơ hội giành cho người mua nhỏ lẻ đã không còn nhiều. Việc người dân chọn di chuyển bằng phương tiện cá nhân thay vì công cộng để giảm ảnh hưởng của dịch bệnh cũng khiến đất vùng ven được quan tâm.

Theo ông Tuyển, hiện nay những "tay to" đầu tư trên thị trường chủ yếu đến từ Hà Nội và TPHCM đang ở trạng thái bảo toàn vốn. Họ đã lãi lớn và rút khỏi những thị trường Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc từ trước khi thị trường lao dốc. Nguồn vốn của họ đang rất nhiều và chờ chực đầu tư tiếp.

"Giá nhà là cuộc kết hôn giữa cung và cầu. Cầu lên thì giá tăng, mà cung lên thì giá giảm. Trong những tới hàng BĐS sẽ không ra ồ ạt nên mặt bằng chung là sẽ đi lên", ông Tuyển nhận định.

Trong bài toán đầu tư năm 2021, TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh khuyến nghị các nhà đầu tư, nên bám sát các chính sách vĩ mô của nhà nước, theo sát các chính sách hỗ trợ.

“2021 là năm tạo sự chuyển biến và mang sự ý nghĩa tích cực với nhân sự mới, cải cách quyết liệt. Việt Nam sẽ phải thể hiện xuất sắc trên trường quốc tế với các đối tác quan trọng, trong đó có Mỹ, khi một tổng thống mới đắc cử” – ông Thành nói.

Thuận Phong

Loạt thay đổi quan trọng liên quan đến sổ đỏ trong năm 2021

Loạt thay đổi quan trọng liên quan đến sổ đỏ trong năm 2021

Nghị định 148/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai sẽ chính thức có hiệu lực từ 8/2/2021, trong đó có một số điểm thay đổi quan trọng liên quan đến sổ đỏ.

">

Dự báo nhà đất tiếp tục tăng giá đầu cơ găm hàng chờ ăn đậm

Theo kế hoạch, từ nay đến cuối tháng 8/2020, Thái Nguyên sẽ nâng cấp 443 dịch vụ công lên mức 4 (Ảnh minh họa: baothainguyen.vn)

Sở TT&TT tỉnh Thái Nguyên cho biết, địa phương này vừa lên kế hoạch nâng cấp dịch vụ công trực tuyến.

Kế hoạch nhằm rà soát thủ tục, bổ sung nâng cấp dịch vụ công trực tuyến mức 3, mức 4 trên hệ thống của các đơn vị theo Danh mục đã được UBND tỉnh công bố; từng bước hiện đại hóa nền hành chính, giảm phiền hà cho người dân, doanh nghiệp và góp phần nâng cao chỉ số cải cách hành chính.

Kế hoạch nâng cấp dịch vụ công trực tuyến của Thái Nguyên sẽ được thực hiện trên hệ thống dịch vụ công của tỉnh, đồng bộ với hệ thống một cửa điện tử của các đơn vị, địa phương.

Trong đó, đối với Cổng dịch vụ công, các cơ quan, đơn vị tại Thái Nguyên sẽ thực hiện rà soát thủ tục, thêm dịch vụ công, thành phần hồ sơ, số ngày xử lý. Đồng thời, triển khai cấu hình mức độ dịch vụ công cũng như cấu hình thanh toán trực tuyến đối với dịch vụ công mức 4.

Với hệ thống một cửa điện tử, các cơ quan, đơn vị sẽ tiến hành đồng bộ danh mục dịch vụ công đã rà soát về hệ thống một cửa.

Cùng với đó, các Sở, ban, ngành và UBND cấp huyện xã của Thái Nguyên cũng cần kiểm tra việc nộp hồ sơ trên Cổng dịch vụ công đối với các thủ tục đã được thiết lập; kiểm tra tiếp nhận xử lý hồ sơ trực tuyến tại phần mềm một cửa của đơn vị mình.

Cũng trong kế hoạch mới của Sở TT&TT Thái Nguyên, đơn vị này còn thông báo các dịch vụ công trực tuyến cần nâng cấp của các Sở, ban, ngành và UBND cấp huyện, xã với thời gian thực hiện cụ thể.

Đơn cử như, tại Sở KH&CN Thái Nguyên, tổng số dịch vụ công cần nâng cấp của cơ quan này là 30 dịch vụ, với thời gian thực hiện kéo dài từ ngày 1/6/2020 đến ngày 5/6/2020. Số dịch vụ công trực tuyến cần nâng cấp của UBND cấp huyện là 158 dịch vụ và thời gian thực hiện từ ngày 24/8/2020 đến ngày 28/8/2020.

Sở TT&TT Thái Nguyên là cơ quan chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các đơn vị, nhà thầu rà soát thủ tục, thêm dịch vụ công, thành phần hồ sơ; cấu hình nâng mức độ dịch vụ công trực tuyến của các đơn vị; và kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện.

Theo thống kê của Cục Tin học hóa, Bộ TT&TT, tính đến cuối năm ngoái, tổng số dịch vụ công trực tuyến mức 4 của Thái Nguyên là 127 dịch vụ, chiếm tỷ lệ 6,7% tổng số thủ tục hành chính.

Với kế hoạch nâng cấp dịch vụ công kể trên, dự kiến đến cuối tháng 8/2020, số dịch vụ công được nâng cấp lên mức 4 của Thái Nguyên là 443 dịch vụ, nâng tổng số dịch vụ công trực tuyến của địa phương này lên 570 dịch vụ, đạt tỷ lệ 30% theo đúng chỉ tiêu Thủ tướng Chính phủ yêu cầu với các bộ, ngành, địa phương trong năm nay.

Đại diện Cục Tin học hóa cũng cho biết, trong hơn 2 năm gần đây, tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức 4 mà các bộ, ngành, địa phương cung cấp cho người dân, doanh nghiệp đã liên tục tăng, từ mức 4,55% năm 2018 lên 10,76% năm 2019 và đạt 13,3% vào cuối tháng 4/2020.

Đến nay, đã có 12 bộ, ngành, địa phương hoàn thành chỉ tiêu cung cấp 30% dịch vụ công trực tuyến mức 4, bao gồm 5 bộ, ngành: KH&ĐT, Nội vụ, Tài chính, TT&TT, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và 7 tỉnh, thành phố: An Giang, Đà Nẵng, Lào Cai, Lạng Sơn, Thừa Thiên - Huế, Nam Định và Tiền Giang.

Thực hiện vai trò điều phối phát triển Chính phủ điện tử nói chung và thúc đẩy phát triển dịch vụ công trực tuyến nói riêng, ngày 19/3/2020, Bộ TT&TT đã có công văn 929 đôn đốc các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức 4.

Tiếp đó, giữa tháng 5/2020, Bộ TT&TT đã tiếp tục đôn đốc các bộ, ngành, địa phương triển khai xây dựng Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử, trong đó có việc đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức 4.

Cụ thể, trong văn bản đôn đốc mới nhất gửi các bộ, ngành, địa phương, Bộ TT&TT đề nghị các cơ quan, đơn vị tận dụng ngay các hệ thống thông tin sẵn có, chủ động bố trí, huy động nguồn lực tại chỗ để bảo đảm khả năng sẵn sàng tiếp nhận hồ sơ trực tuyến mức 3,4 của tất cả các thủ tục hành chính. Trên cơ sở đó, từng bước có lộ trình nâng cấp, phát triển hệ thống thông tin để xử lý hồ sơ hoàn toàn trên môi trường mạng.

Bên cạnh đó, Bộ TT&TT cũng đã một lần nữa đề nghị các bộ, ngành, địa phương tập trung triển khai, ưu tiên nguồn lực để hoàn thành chỉ tiêu 30% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trong năm 2020.

Vân Anh

Lâm Đồng đặt mục tiêu 50% dịch vụ công trực tuyến mức 3, 4 có phát sinh hồ sơ

Lâm Đồng đặt mục tiêu 50% dịch vụ công trực tuyến mức 3, 4 có phát sinh hồ sơ

UBND tỉnh Lâm Đồng vừa công bố danh mục 467 dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) mức 3, 4 của tỉnh năm 2020. Cơ quan này yêu cầu các đơn vị bảo đảm 50% số thủ tục hành chính trực tuyến mức 3, 4 có phát sinh hồ sơ.

">

Thái Nguyên sẽ nâng cấp 443 dịch vụ công trực tuyến lên mức 4

Hồ sơ một đằng, thực tế một nẻo

Thanh tra TP.HCM vừa có thông báo kết luận thanh tra toàn diện công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng trên địa bàn huyện Bình Chánh từ tháng 1/2016 đến tháng 3/2020. Những năm gần đây, Bình Chánh là  "điểm nóng" về vi phạm quản lý đất đai, trật tự xây dựng của TP.HCM. 

Giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2019, UBND huyện Bình Chánh đều chậm gửi hồ sơ đăng ký kế hoạch sử dụng đất hàng năm đến Sở TN&MT để thẩm định, phê duyệt. 

Trong các năm 2016 – 2018, huyện trình kế hoạch sử dụng đất nhưng không thực thực hiện thủ tục xác định nhu cầu sử dụng đất của từng hộ gia đình, cá nhân. Đồng thời, tại bản đồ cũng không thể hiện các khu vực dự kiến chuyển mục đích sử dụng đất là trái quy định. 

Điều này dẫn đến UBND huyện Bình Chánh cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở chưa đầy đủ cơ sở pháp lý. Nhiều trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất có diện tích hơn 1.000m2 nhưng thành phần hồ sơ không đầy đủ.

{keywords}
Một dự án nhà ở có nhiều sai phạm tại huyện Bình Chánh. 

Qua kiểm tra hồ sơ, Thanh tra TP.HCM nhận thấy có tình trạng UBND huyện Bình Chánh giải quyết cho chuyển mục đích sử dụng đất ở với diện tích lớn (hơn 1.000m2) có hình thành đường giao thông và hạ tầng kỹ thuật. 

Tuy nhiên, kiểm tra hiện trạng có đến 80% trường hợp đất để trống, chưa có công trình xây dựng trên đất và có tình trạng 1 hộ đứng tên nhiều diện tích đất xin tách thửa. 

Như trường hợp chủ sử dụng thửa đất số 557 tờ bản đồ số 5 xin tách thành 9 thửa đất ở, trên giấy chứng nhận ghi có đường bê tông nhựa. Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Bình Chánh ghi nhận giao thông, hạ tầng kỹ thuật để làm cơ sở duyệt nội nghiệp và tách thửa. Tuy vậy, việc ghi nhận này không đúng thực tế giao thông tại khu đất, không đảm bảo hạ tầng kỹ thuật để kết nối hạ tầng hiện hữu. 

Việc ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai của huyện Bình Chánh còn sai sót về trình tự, thủ tục. Giai đoạn 2016 – 2017, huyện xử lý 103 trường hợp xây dựng không phép trên đất nông nghiệp và 34 trường hợp xây dựng trên đất khác, tuy nhiên chỉ xử lý 1 hành vi vi phạm xây dựng không phép, không xử lý hành vi vi phạm đất đai. 

Điều tra hình sự các vụ sai phạm

Tình hình vi phạm đất đai, trật tự xây dựng trên địa bàn huyện Bình Chánh giai đoạn thanh tra diễn biến phức tạp, có dấu hiệu đầu cơ mua bán đất, trong khi cơ quan chức năng địa phương không chủ động xử lý từ đầu, dẫn đến gây áp lực cho hạ tầng khi hình thành các khu dân cư tự phát trên đất nông nghiệp. 

Theo Thanh tra TP.HCM, UBND huyện Bình Chánh và UBND các xã, thị trấn chưa phát hiện, ngăn chặn kịp thời, để cho người dân tự chuyển mục đích sử dụng đất trái phép, tự phân lô bán nền, xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp… lành ảnh hưởng đến công tác quy hoạch. 

Đơn cử như thửa đất số 1 tờ bản đồ số 4 tại xã Bình Hưng (khu nhà hàng Hương Dừa cũ) rộng hơn 15.000m2. Chủ sử dụng tự chuyển mục đích sử dụng đất, sau đó xây dựng công trình không phép trên đất nông nghiệp, lấn rạch để cho thuê và bán nhà ở cho các hộ dân, thu lợi bất chính. 

Quá trình mua bán giấy tay, chuyển nhượng qua – lại nhiều người, hình thành khu dân cư, kinh doanh mua bán… trên thửa đất này không đảm bảo hạ tầng hiện hữu, kết nối hạ tầng chung. Thanh tra TP.HCM cho rằng vụ việc này có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự, cần chuyển cơ quan điều tra xử lý. 

Hay khu đất gần 25.000m2 tại xã Bình Hưng hiện là khu ẩm thực Bình Xuyên. Đây là khu đất nông nghiệp, đất ao nhưng chủ đất đã đầu tư xây dựng khu thương mại, dịch vụ nhà hàng từ năm 2003. Đến thời điểm thanh tra các công trình này vẫn tồn tại, trong khi UBND huyện Bình Chánh, Thanh tra Sở Xây dựng và UBND huyện Bình Hưng chưa xử lý. 

Tại xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh tồn tại 80 công trình xây dựng không phép, sai phép và chưa thực hiện xong nghĩa vụ tài chính. Nội dung sai phạm của vụ việc này đã được chuyển sang cơ quan CSĐT Công an huyện Bình Chánh để điều tra. 

{keywords}
Khách hàng mua đất tại dự án Amazing City nhưng không xây được nhà do sai phạm của Công ty Huỳnh Thông.

Ở xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh, sai phạm tại dự án Khu dân cư - Trung tâm thương mại xã Tân Nhựt (Amazing City) do Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Huỳnh Thông (Công ty Huỳnh Thông) cũng được chỉ ra. 

Được giao đất để đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật dự án Amazing City từ năm 2010, Công ty Huỳnh Thông không thực hiện trình tự thủ tục như quy định. Mặc dù chưa chuyển mục đích sử dụng đất thành đất ở, chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính nhưng chủ đầu tư đã ký hợp đồng bán các nền đất, thực chất là phân lô bán nền trên đất nông nghiệp.

Chủ đầu tư và các hộ dân đã xây 187 căn nhà ở riêng lẻ, 225 căn hộ chung cư, 2 hạng mục nhà điều hành dự án, hồ bơi… trên đất nông nghiệp. Thanh tra xác định, Công ty Huỳnh Thông xây nhà để bán để thu lợi bất chính nhưng không thực hiện hồ sơ pháp lý, chưa được giao đất để đầu tư dự án nhà ở, chưa được phê duyệt dự án…, có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự, có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. 

Để xảy ra những sai phạm trên, Chủ tịch UBND TP.HCM giao Chủ tịch UBND huyện Bình Chánh, Giám đốc các Sở Xây dựng, TN&MT, Quy hoạch – Kiến trúc… tổ chức kiểm điểm, xác định trách nhiệm cá nhân, tập thể thời kỳ liên quan. Tuỳ theo tính chất, mức độ có biện pháp xử lý phù hợp. 

Giao Công an TP.HCM tập trung điều tra các vụ việc có dấu hiệu đưa, nhận, môi giới hối lộ, tham nhũng, đầu cơ đất, mua bán chuyển nhượng thu lợi bất chính, xây dựng không phép, sai phép, vi phạm đất đai… để xử lý nghiêm.

Công an TP.HCM điều tra vụ 'xẻ thịt' đất công viên Dự án KDC Tân Hải Minh

Công an TP.HCM điều tra vụ 'xẻ thịt' đất công viên Dự án KDC Tân Hải Minh

Ngoài làm giả bản đồ quy hoạch để hợp thức hoá việc di dời trụ sở Ban điều hành khu phố 1 vào công viên, chủ Dự án KDC Tân Hải Minh còn “quên” trả Nhà nước hơn 600m2 đất tái định cư hoán đổi tại dự án.

">

Điều tra dấu hiệu hối lộ, tham nhũng, đầu cơ đất ở huyện vùng ven TP.HCM

友情链接