Ngành phần mềm phải là hạt nhân để chuyển đổi nền kinh tế Việt Nam sang kinh tế số

Ngoại Hạng Anh 2025-01-25 05:48:12 4114
Doanh nghiệp phần mềm cần quay về cái nôi Việt Nam,ànhphầnmềmphảilàhạtnhânđểchuyểnđổinềnkinhtếViệtNamsangkinhtếsố<strong>lich thi dau bong da hom nay va ngay mai</strong> giải các bài toán Việt Nam | Ngành phần mềm phải là hạt nhân để chuyển đổi nền kinh tế Việt Nam sang kinh tế số

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, đã đến lúc doanh nghiệp phần mềm thay vì chủ yếu gia công phần mềm xuất khẩu, cần quay về dùng công nghệ giải những bài toán thực tế tại Việt Nam, từ đó mang sản phẩm đã làm tốt ở Việt Nam ra thế giới (Ảnh minh họa)

Sau 30 năm lắp ráp, gia công, đã đến lúc Việt Nam có đủ điều kiện để sáng tạo sản phẩm

Tại Diễn đàn Phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam được Bộ TT&TT lần đầu tiên tổ chức ngày 9/5/2019, Lãnh đạo Chính phủ, Bộ TT&TT đã thêm một lần nữa khẳng định cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0, xu thế chuyển đổi số chính là cơ hội cho Việt Nam hiện thực hoá khát vọng hùng cường.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, công nghệ là nhân tố chính để tăng trưởng kinh tế, thoát bẫy thu nhập trung bình, đưa Việt Nam trở thành nước phát triển. “Muốn thoát bẫy thu nhập trung bình thì điều đầu tiên là phải làm chủ công nghệ và quản lý, có năng lực phát minh, sáng chế ra những công nghệ mới, sản xuất hàng hóa chất lượng cao, tiến lên trình độ đi đầu trong thiết kế, sản xuất sản phẩm chất lượng cao”, Thủ tướng nói

Thủ tướng cũng nhấn mạnh: “Sau 30 năm lắp ráp, gia công, nay đã đến lúc Việt Nam có đủ điều kiện để chuyển sang sáng tạo làm ra các sản phẩm công nghệ Việt. Việt Nam cần xây dựng và tuyên bố dứt khoát chiến lược để phát triển doanh nghiệp công nghệ. "Sáng tạo tại Việt Nam, thiết kế tại Việt Nam, Việt Nam làm chủ công nghệ, chủ động trong sản xuất” chính là tuyên bố của chúng ta”.

Tinh thần, định hướng phát triển các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam với slogan “Make in Vietnam” cũng đã được Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định trong phát biểu khai mạc Diễn đàn. Theo Bộ trưởng, công nghệ chính là câu trả lời chung cho những trăn trở về tăng năng suất lao động, phát triển nhanh và bền vững, phát triển bao trùm, thoát bẫy thu nhập trung bình, đưa Việt Nam thành nước phát triển, sánh vai cường quốc năm châu, khát vọng về một Việt Nam hùng cường.

“Công nghệ có thể giải những bài toán Việt Nam một cách hiệu quả. Việt Nam với những vấn đề của mình chính là thị trường để sinh ra và phát triển các doanh nghiệp công nghệ. Việt Nam cũng là cái nôi để các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam đi ra toàn cầu, giải những bài toán toàn cầu”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Doanh nghiệp phần mềm cần quay về dùng công nghệ giải các bài toán Việt Nam

Trước đó, tại Hội nghị Ban chấp hành Hiệp hội Phần mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) mở rộng đầu xuân 2019 được tổ chức hồi cuối tháng 2, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng muốn giải được bài toán Việt Nam, muốn đưa Việt Nam trở thành cường quốc thì chúng ta phải dám nghĩ lớn và có ước mơ lớn.

Doanh nghiệp phần mềm cần quay về cái nôi Việt Nam, giải các bài toán Việt Nam | Ngành phần mềm phải là hạt nhân để chuyển đổi nền kinh tế Việt Nam sang kinh tế số

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ tại Hội nghị Ban chấp hành Hiệp hội phần mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam mở rộng đầu Xuân 2019 (Ảnh: mic.gov.vn)

本文地址:http://wallet.tour-time.com/news/561d998643.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo CA Bizertin vs CS Sfaxien, 20h00 ngày 22/1: Khách thắng thế

- Đó là con số thống kê kinh phí được Sở GD-ĐT Hà Nội báo cáo tại Hội nghị Tổng kết năm học 2016-2017 và Triển khai nhiệm vụ năm học 2017-2018 diễn ra sáng nay 12/8.

{keywords}
Ông Nguyễn Hữu Độ, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội chia sẻ tại hội nghị Tổng kết năm học 2016-2017 và Triển khai nhiệm vụ năm học 2017-2018. Ảnh: Thanh Hùng.

Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học 2016-2017 về nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, ông Nguyễn Hữu Độ, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, năm 2016, Sở đã hoàn thành kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, công chức, viên chức ngành giáo dục Hà Nội, với tổng kinh phí là 56,262 tỷ đồng.

Cụ thể, tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho 135.406 cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên ngành. Đây cũng là năm đầu tiên ngành giáo dục Hà Nội triển khai bồi dưỡng đại trà cho 91.759 cán bộ quản lý và giáo viên của 30 quận, huyện, thị xã với tổng kinh phí là 13,812 tỷ đồng.

Công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và chức danh nghề nghiệp được chú trọng, tập trung vào một số nội dung như: nâng chuẩn về trình độ đào tạo cho đội ngũ cán bộ, giáo viên; bồi dưỡng Tin học theo chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, bồi dưỡng Ngoại ngữ theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

“Ngoài việc bồi dưỡng chuyên môn, kiến thức cũng phải làm như thế nào đó xây dựng chính sách để cho đội ngũ giáo viên có những động lực để công tác tốt. Tôi muốn nhấn mạnh là năm nay tất cả các thầy cô cùng suy nghĩ để xây dựng các chính sách tạo nên động lực cho giáo viên. Bởi nếu như có năng lực chuyên môn giỏi, điều kiện để làm tốt, cơ sở vật chất khang trang nhưng giáo viên thiếu động lực thì kết quả, hiệu suất công việc khó cao được. Do đó điều quan trọng là phải đánh thức tiềm năng, sự yêu nghề của các thầy cô”, ông Độ nói.

{keywords}
Ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TP Hà Nội chia sẻ tại hội nghị ngành giáo dục Hà Nội diễn ra sáng 12/8. Ảnh: Thanh Hùng.

Ghi nhận những thành tích và kết quả mà toàn ngành giáo dục Hà Nội đạt được, ông Nguyễn Đức Chung, mong muốn trong thời gian tới sẽ khắc phục được những tồn tại mà Hà Nội để xảy ra trong năm học vừa qua.

“Thành phố đã rà soát toàn bộ hệ thống quy hoạch giáo dục Thủ đô và giao cho ngành giáo dục có thể tiến hành thuê chuyên gia tư vấn, để quy hoạch lại toàn bộ hệ thống giáo dục. Hiện, toàn thành phố có 1,8 triệu học sinh, 2.669 trường với trên 9.000 phòng học. Với số trường và số phòng học thì chúng ta không thể quá tải nhưng sự phân bố của các trường, phòng học không đều, dẫn tới quá tải tại một số nơi dân số gia tăng mạnh, nên cần quy hoạch lại”, ông Chung nhấn mạnh.

Thanh Hùng

">

Hà Nội chi 56 tỷ đồng bồi dưỡng, tập huấn nhân sự ngành giáo dục trong năm 2016

Nhận định, soi kèo Besiktas vs Athletic Bilbao, 22h30 ngày 22/1: Hài lòng ra về

Làng nghề xã Phúc Sen chuyển mình mạnh mẽ từ chuyển đổi số

 - Lương Thị Giang, thủ khoa đầu ra ĐH Thủy Lợi năm 2017 là sinh viên đầu tiên được hiệu trưởng đề nghị ở lại trường làm giảng viên của ngành kế toán trong 10 năm qua.

Trong bài phát biểu tại lễ tốt nghiệp của sinh viên năm 2017, GS. TS Nguyễn Quang Kim, Hiệu trưởng Trường ĐH Thủy lợi khi nhắc đến Lương Thị Giang, nữ sinh tốt nghiệp thủ khoa năm nay với mức điểm 3.79/4.0 đã đưa ra đề nghị Giang ở lại làm giảng viên cho trường.

Trường ĐH Thủy lợi trước nay hạn chế giữ sinh viên do trường đào tạo ra ở lại làm công tác giảng dạy vì lo rằng các bạn sẽ hạn chế tư duy, cách nghĩ, không dám có chính kiến riêng.

Tuy nhiên, chúng tôi cũng tin rằng, với hệ thống kiểm soát chất lượng của nhà trường, đạt được kết quả cao như em Giang là rất khó. Với kết quả cao như vậy thì em xứng đáng được trao cơ hội tốt, đồng thời cũng là để khích lệ tất cả sinh viên trong trường cố gắng" – ông Kim nói.

{keywords}
Lương Thị Giang, thủ khoa đầu ra năm 2017 của Trường ĐH Thủy lợi, cũng là sinh viên đầu tiên được đề nghị ở lại trường trong 10 năm qua của Bộ môn Kế toán. Ảnh: Lê Văn.

Đó là thông tin gây bất ngờ cho nhiều sinh viên lẫn các giảng viên có mặt trong lễ tốt nghiệp ngày hôm đó. Mặc dù Lương Thị Giang tốt nghiệp thủ khoa với điểm số rất cao, song ngành kế toán của ĐH Thủy lợi trong suốt 10 năm qua chưa từng giữ bất cứ sinh viên nào.

Người bất ngờ và xúc động nhất đương nhiên là Giang. Cô gái thủ khoa quê ở Thái Bình bối rối tới mức không thể diễn tả một cách rành rõ sự bất ngờ (và có lẽ cả niềm vui nữa) khi đón nhận lời đề nghị này từ thầy hiệu trưởng.

"Từ trước tới nay, lãnh đạo nhà trường có chủ trương chỉ tuyển tiến sĩ, thạc sĩ từ những trường khác như ĐH Kinh tế quốc dân hay Học viện Ngân hàng. Thầy cô giáo trong khoa đều ở các trường đó. Vì vậy, khi nghe thầy hiệu trưởng đề xuất, em cũng rất bất ngờ".

Giang cũng bày tỏ sự băn khoăn và cho rằng mình cần thời gian suy nghĩ kỹ trước khi đưa ra quyết định. “Nếu ra làm ngoài, công việc sẽ cạnh trạnh hơn. Còn nếu ở lại trường thì sẽ học hỏi được nhiều ở các thầy cô đã từng dạy mình hơn” – Giang nói.

Vào ĐH thì mọi người đều có xuất phát điểm như nhau

Giang chia sẻ, năm lớp 12, khi lựa chọn ngành nghề, em cũng có nhiều dự định và lựa chọn nhưng sau đó đã quyết định chọn học ngành kế toán của ĐH Thủy lợi.

"Lúc đầu em định đăng ký thi ngành luật hình sự nhưng sau khi nghe bố phân tích thì em thấy rằng, ngành Kế toán phù hợp với khả năng của em hơn".

Từ khi còn nhỏ Giang và cậu em trai năm nay thi đại học khá thân thiết với bố nên những lời khuyên của bố ảnh hưởng lớn tới cô thủ khoa dù ở nhà bố mẹ chưa bao giờ áp đặt 2 chị em chuyện học hành.

Với mức điểm đầu vào là 23, cao hơn tới 5 điểm so với chuẩn đầu vào của trường năm đó, song Giang vẫn lựa chọn ĐH Thủy lợi thay vì những trường đào tạo kinh tế khác vì chương trình học của trường là phù hợp với mình.

Nói về quá trình học tập trong 4 năm ở đại học, Giang quan niệm, khi bước vào cánh cổng trường mọi người đều có xuất phát điểm như nhau. "Vấn đề là ai cố gắng hơn ai, ai quyết tâm hơn ai. Mình phải biết mình muốn gì, cần gì và có mục tiêu như thế nào để phấn đấu".

Giang cho rằng, mình đã đặt ra những mục tiêu rõ ràng và nỗ lực để đạt được mục tiêu ấy.

"Ngoài ra, khi đã chọn ngành nghề cho mình thì phải thích ngành mình đã chọn, nếu không thích thì bắt ép cũng không được".

Xác định học phải đi đôi với thực hành nên từ năm thứ 3, Giang đã bắt đầu xin vào làm việc ở một công ty nội thất để thực tập. Tới tháng 10/2016, một năm trước ngày ra trường, Giang đã được vào làm việc như một nhân viên chính thức tại Viện Nghiên cứu và tư vấn phát triển.

"Khi bắt tay vào công việc thực tế, kiến thức học và kiến thức từ thực tế sẽ hòa quện với nhau thì mình sẽ hiểu vấn đề chuyên môn một cách sâu sắc hơn" - Giang chia sẻ. "Xác định mình còn trẻ nên lương không phải là vấn đề em đặt lên hàng đầu mà là vấn đề mình học được cái gì từ quá trình thực tập".

Liên lạc với Giang sau nửa tháng gặp cô thủ khoa tại lễ tốt nghiệp, Giang cho biết, hiện em đã quyết định sẽ nhận cơ hội ở lại trường giảng dạy mà thầy hiệu trưởng đề xuất và em đang chuẩn bị hồ sơ để nộp cho nhà trường xem xét.

Thừa nhận điểm yếu lớn nhất của mình đối với công việc trở thành một giảng viên là khả năng tiếng Anh, Giang cho biết, hiện tại em đang dành phần lớn thời gian cho việc trau dồi năng lực tiếng Anh của mình.

Tiêu chí về ngoại ngữ mà trường đặt ra đối với giảng viên là rất cao trong khi đầu ra của sinh viên chỉ là chứng chỉ tiếng Anh A2. Em cũng biết đây là điểm chưa tốt của mình nên đang cố gắng khắc phục”.

Trong khi đó thầy Nguyễn Quang Kim thì khẳng định, vì đây là trường hợp đầu tiên được giữ lại trường ở bộ môn kế toán nên nhà trường sẽ ưu tiên tạo điều kiện để Giang hoàn thiện khả năng ngoại ngữ của mình nếu em quyết định ở lại trường để tiếp tục phát triển.

Lê Văn

">

Thủ khoa đầu tiên được giữ lại trường trong 10 năm của ĐH Thủy lợi

{keywords}Nhóm tin tặc khét tiếng đòi khoản tiền chuộc 'khổng lồ'

Băng đảng tội phạm mạng này thường có các mối liên kết với nhau nên gây khó khăn trong việc xác định ai là người thay mặt tin tặc để đưa ra thông tin số tiền chuộc trên.

Tuy nhiên, theo nhận định của nhà phân tích Allan Liska thuộc công ty an ninh mạng Recorded Future (Mỹ) thì thông điệp này “gần như chắc chắn” đến từ lãnh đạo cao cấp của nhóm tội phạm REvil.

Cuộc tấn công bằng mã độc tống tiền (ransomware) của REvil vừa thực hiện vào tuần trước được coi là kịch tính nhất trong một loạt các vụ tấn công mạng đang thu hút sự chú ý của cộng đồng.

Băng nhóm này đã đột nhập vào hệ thống thông tin của Kaseya, một công ty công nghệ thông tin có trụ sở tại Miami (Mỹ) và sử dụng quyền truy cập vào hệ thống để đánh cắp thông tin một số khách hàng của công ty. Vụ tấn công đã gây ra một phản ứng dây chuyền nhanh chóng làm tê liệt máy tính của hàng trăm công ty trên toàn thế giới.

Một giám đốc điều hành của Kaseya cho biết, công ty đã biết về yêu cầu tiền chuộc của nhóm tội phạm nhưng hiện tại chưa đưa ra bình luận nào.

Theo nghiên cứu được công bố bởi công ty an ninh mạng ESET (Slovakia), có khoảng một chục quốc gia khác nhau đã bị ảnh hưởng bởi vụ tấn công mạng này.

Trong đó, cuộc tấn công đã làm gián đoạn hoạt động của chuỗi cửa hàng tạp hóa Coop của Thụy Điển, buộc họ phải đóng cửa hàng trăm cửa hàng vào ngày 3/7 vì máy tính tiền của họ đã bị tấn công.

Trước tình hình đó, Nhà Trắng cho biết họ đang tiếp cận với các nạn nhân của vụ tấn công để cung cấp hỗ trợ dựa trên đánh giá về rủi ro quốc gia.

Ross McKerchar, Giám đốc an ninh thông tin tại công ty phát triển phần mềm Sophos Group Plc (Anh) cho biết, những tổ chức bị tấn công bao gồm các trường học, các cơ quan nhà nước, các tổ chức du lịch và giải trí và các tổ chức tín dụng.

Công ty của McKerchar là một trong số công ty đầu tiên đã đưa ra cáo buộc REvil đứng sau vụ tấn công này. Và đến ngày 4/7, nhóm tội phạm REvil cũng đã chính thức công khai thừa nhận chúng thực hiện vụ tấn công.

Các tin tặc đòi tiền chuộc có xu hướng ưu tiên nhằm vào các mục tiêu đơn lẻ, có giá trị cao như công ty đóng gói thịt JBS của Brazil, công ty có hoạt động sản xuất bị gián đoạn vào tháng trước khi REvil tấn công hệ thống của họ. JBS cho biết, họ đã phải trả cho các tin tặc 11 triệu USD.

Phan Văn Hòa(theo Reuters)

Mỹ, Anh tố tin tặc Nga đang nhắm mục tiêu vào hàng trăm tổ chức toàn cầu

Mỹ, Anh tố tin tặc Nga đang nhắm mục tiêu vào hàng trăm tổ chức toàn cầu

Theo một thông tin vừa được chính quyền Mỹ và Anh đưa ra ngày 1/7 cho biết, các tin tặc thuộc mạng lưới gián điệp của Nga đã lạm dụng mạng riêng ảo (VPN) để nhắm mục tiêu vào hàng trăm tổ chức trên toàn thế giới.

">

Nhóm tin tặc khét tiếng đòi khoản tiền chuộc 'khổng lồ'

友情链接