Thể thao

Bí mật bên trong trường đào tạo điệp viên Mỹ

字号+ 作者:NEWS 来源:Thời sự 2025-02-05 04:15:51 我要评论(0)

Một ngày,ímậtbêntrongtrườngđàotạođiệpviênMỹpcx vợ của Leonard Reinsfelder phát hiện ra một lời nhắn pcxpcx、、

Một ngày,ímậtbêntrongtrườngđàotạođiệpviênMỹpcx vợ của Leonard Reinsfelder phát hiện ra một lời nhắn trên xe hơi khi cô vừa rời khỏi trung tâm mua sắm: “Bảo chồng bạn gọi cho chúng tôi. Chúng tôi nghĩ rằng có thể sử dụng anh ấy”.

Bên dưới là một số điện thoại, không có gì hơn.

Và thế là sự nghiệp của Reinsfelder ở Trường Mật mã quốc gia (NCS) bắt đầu từ đó. NCS là trường chuyên đào tạo nhân sự cho Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ và cộng đồng tình báo.

{ keywords}
Một dụng cụ trông giống chiếc thước kẻ thường được sinh viên Trường Mật mã quốc gia sử dụng để vẽ sơ đồ mạng lưới thông tin. Ảnh: Washington Post

Reinsfelder – lúc đó là một giáo viên trung học dạy tiếng Tây Ban Nha – đã đồng ý nhận việc trong khi không hề biết gì về nó. Họ không thể hé lộ bất cứ thông tin gì cho tới khi anh đã là người của họ.

Trường Mật mã quốc gia là một ngôi trường không giống các ngôi trường khác. Nó được bảo vệ cực kỳ nghiêm ngặt. Các tân sinh viên phải đi qua hàng loạt trạm kiểm soát mới có thể đến được lớp học.

Danh tính của các sinh viên đôi khi được giữ kín.

Không có bài tập về nhà.

Điện thoại di động, máy tính xách tay không được phép mang vào trong. Có điện thoại cố định, một số an toàn, dùng cho công việc. Một số không an toàn, chỉ để liên lạc với gia đình.

NCS có một sứ mệnh không bình thường: dạy cho học viên cách bảo vệ quốc gia bằng cách yêu cầu họ đi đầu trong việc phát hiện ra những mối đe dọa và đi đầu về công nghệ.

Cơ quan Tình báo quốc gia (NSA) từng bị chỉ trích mạnh mẽ trong những năm gần đây về nỗ lực thu thập tất cả các loại dữ liệu. Một số cơ quan tỏ ra e ngại NSA – trung tâm của cuộc tranh luận về quyền riêng tư và an ninh quốc gia.

NSA cũng là một trong những nhà tuyển dụng lớn nhất khu vực Washington. Và tất cả nhân sự của cơ quan này luôn phải học tập không ngừng.

Reinsfelder – hiện đang là sĩ quan chỉ huy ở Trường Mật mã quốc gia – là người chỉ đạo lễ kỷ niệm 50 năm thành lập trường vào tuần này.

Trường Mật mã đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự an toàn cho nước Mỹ – ông Frank Cilluffo, phó chủ tịch kiêm giám đốc Trung tâm An ninh mạng và An ninh nội địa, ĐH George Washington cho hay. Trong một bài phát biểu tại lễ kỷ niệm, ông có đề cập tới việc các thông tin tình báo có tác động lớn như thế nào trong việc đưa ra các quyết sách cấp cao.

“Các bạn là những chiến binh thầm lặng. Có những lúc các bạn mặc đồng phục nhưng cũng có những lúc các bạn như thường dân” – ông nói. “Các bạn cứu mạng nhiều người”.

{ keywords}
Ông Frank Rowlett – chỉ huy trưởng đầu tiên của Trường Mật mã quốc gia. Ảnh: Cơ quan An ninh quốc gia

Nguồn gốc thành lập NCS bắt đầu từ trước những năm 1965. “George Washington là điệp viên chỉ huy đầu tiên của nước Mỹ” – ông nói. Lúc đó, các gián điệp của Washington học cách đánh chặn các tin nhắn từ binh sĩ Anh và đánh lừa họ.

Sau chiến tranh. Washington tuyên bố tình báo là yếu tố quan trọng nhất giúp làm nên chiến thắng. Điều này cũng hoàn toàn đúng với cả hai cuộc chiến tranh thế giới.

Sau Thế chiến thứ 2, một số người nhận ra rằng họ đang làm một công việc đòi hỏi những kỹ năng mà không ai có – David Hatch, nhà sử học vể NSA, hiện đang là nhà phân tích của cơ quan này cho hay. Khi NSA lớn mạnh, giám đốc cơ quan này nhận ra nhân viên của ông cần phải được đào tạo bài bản hơn và họ cần có một chương trình đào tạo khác với cách đào tạo các binh sĩ.

Họ cũng cần những lớp học dành cho những người sẽ đầu quân vào cơ quan tối mật này: NSA 101.

Trong những ngày đầu tiên, chỉ có 8 môn học. Các phân tích viên sử dụng bút chì, một tờ giấy và một dụng cụ giống chiếc thước kẻ có 3 lỗ - một vòng tròn lớn, một vòng tròn nhỏ hơn và một hình chữ nhật – để vẽ sơ đồ mạng lưới thông tin liên lạc.

“Sách giáo khoa” là những cuốn sách in hoặc viết tay nặng trịch về truyền sóng radio, phân tích tín hiệu hoặc ngôn ngữ.

Trường Mật mã là người đi đầu về công nghệ máy tính – Hatch nói, tuy nhiên hầu hết đều đã lỗi thời ở thời điểm hiện tại.

Các chuyên gia mật mã huyền thoại là người dạy các lớp học này. Trước khi trở thành nhà mật mã học, Lambros Callimahos là một nghệ sĩ chơi sáo nổi tiếng thế giới. Ông là một chuyên gia mật mã lập dị. Ông đội một chiếc mũ nồi, mặc chiếc áo choàng của cảnh sát Paris, dùng trà đúng kiểu Anh và khuyến khích sinh viên dùng thuốc lá hít. Ông dựng lên một xứ sở huyền bí, với lịch sử riêng, nền chính trị riêng, ngôn ngữ riêng và hàng tá hệ thống mật mã mà các sinh viên của ông phải khám phá ra. Ông thường hỏi những câu đại loại như: “Ý nghĩa mật mã của ngày 16/12 là gì?”

Các lớp học thì rất khó nhằn. Một người bạn của ông Hatch từng kể rằng nếu như cậu ta lỡ làm rơi chiếc bút chì thì cũng không dám cúi xuống nhặt vì sẽ bỏ lỡ mất 3 hệ thống mã hóa.

Các cựu sinh viên nói rằng những lớp học này không chỉ dạy cho họ những kỹ năng mới, mà còn dạy những cách tư duy hoàn toàn mới. Thậm chí, một người còn tả đầu anh ta thường nhói lên vào cuối ngày.

{ keywords}
Lớp học dành cho nhân viên của Cơ quan An ninh quốc gia vào những năm 1950 trước khi Trường Mật mã quốc gia thành lập vào năm 1965. Ảnh: Cơ quan An ninh quốc gia

Trường Mật mã quốc gia luôn luôn phải thay đổi, thích nghi với yêu cầu của những nhiệm vụ mới, từ Chiến tranh lạnh tới chiến tranh Việt Nam, từ căng thẳng ở Trung Mỹ đầu những năm 80 – thời điểm mà Reinsfelder được đưa vào để khởi động chương trình tiếng Tây Ban Nha của trường – cho tới sự sụp đổ của bức tường Berlin, từ sự kiện 11/9 cho tới ISIS. Bây giờ, những thay đổi thậm chí còn diễn ra nhanh hơn nhiều.

Năm 2006, trường có các lớp học về công nghệ thông tin, nhưng chẳng có thứ gì gọi là “mạng”. Bây giờ thì nó đã có riêng một trường thành viên chuyên về các hoạt động mạng và an ninh mạng.

Lãnh đạo nhà trường luôn phải đảm bảo rằng gần 1.300 khóa học của họ không chỉ được dạy trực tiếp tại các cơ sở thông qua vệ tinh mà còn có thể dạy trực tuyến qua các kết nối an toàn.

Họ bắt đầu có những cuộc họp thường xuyên với những nhân viên nhỏ tuổi nhất – James Aldrich, phó chỉ huy trưởng của trường cho biết, bởi vì họ nhận ra rằng sinh viên đang học theo những cách không ngừng phát triển. Đôi khi họ học tập qua các ứng dụng mà cách đó một tuần chưa hề tồn tại.

Và NCS phải tiếp tục thay đổi và thích nghi như thế trong tương lai. NCS cũng gây dựng mối quan hệ hợp tác với ĐH Bang Dakota để các nhân sự của NSA – những người vào quân đội ngay sau khi tốt nghiệp phổ thông – có thể học thêm và nhận bằng chính quy về hoạt động mạng.

Trường cũng làm việc với các trường đại học, cao đẳng, trung học trên cả nước để khuyến khích đưa vào các chương trình ngôn ngữ cần thiết như tiếng Ả Rập, tiếng Trung, Dari, Hindi, tiếng Farsi, Bồ Đào Nha, Nga… Đó cũng là lý do tại sau Reinsfelder có mặt trong một phòng học lớp 1 ở Delaware, nghe bọn trẻ nói tiếng Hoa.

NSA muốn chắc chắn rằng bọn trẻ đang được học khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học. Tại một trại hè ở California – một trong hàng chục trại hè khắp nước Mỹ - các bé gái tới từ cộng đồng thu nhập thấp “trở về nhà với một chiếc Raspberry Pis giá 65 đô la đang thực sự hoạt động” – Reinsfelder nói. Chúng cũng được học cách đột nhập những chiếc máy bay không người lái.

Bài viết của tác giả Susan Svrluga – phóng viên chuyên trách mảng giáo dục đại học của tờ Washington Post.

  • Nguyễn Thảo(Theo Washington Post)

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
Taobao, Temu, 1688 là những tên tuổi mới ở một thị trường thương mại điện tử (TMĐT) hấp dẫn và sôi nổi. Với tốc độ tăng trưởng 25% năm 2023, TMĐT Việt Nam thuộc nhóm 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới.

Theo số liệu dự đoán từ Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương), tổng doanh thu TMĐT bán lẻ hàng hóa cả năm 2024 có thể tăng khoảng 45% so với 2023, lên gần 30 tỷ USD, chiếm xấp xỉ 14% tổng mức bán lẻ hàng hóa của cả nước. Miếng bánh thị trường TMĐT đang được chiếm lĩnh bởi Shopee (khoảng 67,9%) và TikTok shop (23,2%), riêng hai sàn này đã chiếm lĩnh hơn 91% thị phần, tiếp đến là Lazada, Tiki và Sendo.

Các sàn TMĐT có yếu tố Việt Nam đang dần hụt hơi trong cuộc đua thị phần. Với sự gia nhập thêm của Taobao, Temu, 1688, cuộc chơi sẽ thêm phần cạnh tranh khốc liệt.

Các "tay chơi" mới, với mô hình kinh doanh khác biệt, rõ ràng mang đến làn gió mới mà mỗi đối tượng tiếp nhận sẽ có những góc nhìn khác nhau.

Người tiêu dùng đón nhận khá tích cực. Năm 2024, kinh tế đã khởi sắc nhưng còn nhiều khó khăn, người tiêu dùng vẫn đang thắt chặt "hầu bao". Nghiên cứu của NielsenIQ năm 2024 cho thấy 89% người tiêu dùng Việt Nam tìm kiếm mức giá thấp hơn, 72% giảm tổng chi tiêu, 62% lựa chọn nấu ăn tại nhà. Các nhóm mặt hàng không cần thiết và xa xỉ đều bị cắt giảm.

Như vậy, với sự tham gia của các sàn mới, khách hàng có thêm lựa chọn. Trước đây, người dùng ở Việt Nam vẫn mua hàng trên Taobao nhưng phải đặt và nhận hàng thông qua đại lý. Do đó, trải nghiệm về giá và thời gian giao hàng chưa thật cạnh tranh so với sàn nội địa. Giờ đây, họ có thể mua được với giá tốt, giao hàng nhanh, đôi khi nhanh hơn đặt trong nước, nhờ những tổng kho tại biên giới Trung Quốc - Việt Nam.

Thực tế này đặt ra cho nhà quản lý, đặc biệt là cơ quan thuế và hải quan, nhiều thách thức. Theo số liệu của Bộ Thông tin và Truyền thông, nửa đầu năm nay, mỗi ngày có 4-5 triệu đơn hàng từ Trung Quốc về Việt Nam với giá trị khoảng 50 triệu USD không phải đóng thuế. Theo Quyết định 78/2010, hàng hoá nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh có trị giá từ 1.000.000 đồng trở xuống được miễn thuế nhập khẩu và thuế GTGT. Một container đầy hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam, chia nhỏ có thể chứa 15.000 đơn hàng, nếu đáp ứng giá trị dưới một triệu đồng mỗi đơn, sẽ không phải thực hiện các hoạt động kiểm tra chuyên ngành hay đóng thuế.

Điều này tạo ra môi trường bất bình đẳng khi các doanh nghiệp Trung Quốc được hưởng các ưu đãi cho hàng hoá xuất khẩu, trong khi nhà sản xuất, doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong nước phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế nội địa. Nhiều quốc gia như Mỹ hoặc Liên minh châu Âu cũng "đau đầu" với các gói hàng giá trị thấp và cân nhắc bỏ quy định giá trị tối thiểu hàng miễn thuế. Thái Lan từ đầu 2021 đã tiến hành thu thuế giá trị gia tăng 7% với tất cả hàng hoá nhập khẩu, không phân biệt giá trị. Singapore cũng làm tương tự từ năm 2023.

Quyết định miễn hay thu thuế đều rất khó khăn. Nếu tiếp tục miễn thuế sẽ khó hỗ trợ sản xuất trong nước, nhưng đánh thuế thì lại xung đột với lợi ích người tiêu dùng, hơn hết là phải có nhân sự và hệ thống để đảm nhận khối lượng công việc khổng lồ.

Lo lắng và áp lực cũng là cảm xúc của các nhà thương mại, sản xuất tại Việt Nam lúc này. Hàng Trung Quốc vốn có lợi thuế về giá rẻ, mẫu mã đẹp, luôn sẵn sàng tại các tổng kho gần biên giới, lại thêm được sự "hậu thuẫn" từ các nền tảng TMĐT. Trong khi các nhà sản xuất trong nước đang gặp nhiều khó khăn: sản xuất còn phân tán, chưa có năng lực tự động hóa cao khi phải xử lý nhiều đơn hàng. Đặc biệt, chi phí logistics cao, làm cho hàng hoá sản xuất trong nước thiếu cạnh tranh với nước ngoài.

Báo cáo Logistics Việt Nam 2023 cho thấy 15-20% chi phí sản xuất kinh doanh nằm ở khâu logistics, trong khi trung bình thế giới chỉ 8-10%. Không những với các doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp thương mại, đại lý cũng đang dần bị loại bỏ khỏi các khâu trung gian của các nhà sản xuất Trung Quốc. Với mô hình mới của Temu D2C (Direct-to-Consumer), hàng hoá được chuyển từ nhà sản xuất đến tay khách hàng gần như trực tiếp. Đây có thể nói là biến thể hiện đại của chuỗi cung ứng, vai trò của trung gian dần bị loại bỏ, đồng nghĩa với giảm chi phí.

Tổng hợp lại, Temu, Taobao, 1688 đang có tiềm năng trở thành thế lực mới của TMĐT, và hiện trạng TMĐT xuyên biên giới một chiều (từ Trung Quốc sang Việt Nam là chủ yếu) càng khẳng định điều đó. Nhưng thành quả đó không phải một sớm một chiều mà có được. Đó là cả một chiến lược phát triển tổng thể và toàn diện. Trung Quốc từ lâu được biết đến với hệ thống hạ tầng và logistics được đầu tư đồng bộ từ đường biển, đường bộ, đường sắt đến đường hàng không. Các tổng kho được xây dựng dọc biên giới theo chiến lược lâu dài cho mục tiêu thương mại xuyên biên giới; không những vậy, các nhà sản xuất nội địa Trung Quốc cũng xây dựng những tổng kho riêng với phương châm "khi cần là có".

Quy mô sản xuất lớn, tự động hóa tốt, khả năng xử lý đơn hàng cực cao đã góp phần phân phối các sản phẩm sản xuất tại Trung Quốc đi khắp nơi. Không những đầu tư tốt từ phía bên kia biên giới, ngay tại Việt Nam, các đơn vị giao hàng cũng có mối liên hệ hợp tác chặt chẽ với các sàn TMĐT để thời gian giao hàng là nhanh nhất.

Từ đó nhìn lại, hệ thống logistics và các dịch vụ hỗ trợ cho các doanh nghiệp Việt vẫn còn phân tán và thiếu chuẩn hoá. Hạ tầng kho bãi chưa đồng bộ, còn qua nhiều khâu trung gian. Các hình thức như tổng kho chưa nhiều, hoặc có cũng chỉ phục vụ cho một số doanh nghiệp quy mô lớn.

Doanh nghiệp Việt Nam chỉ có thể gom đơn hàng 1-2 lần/ngày, dẫn đến việc chậm trễ trong giao hàng. Đóng gói và xử lý đơn hàng chưa được thực hiện với mức độ tự động và chuẩn hóa cao, cũng góp phần làm tăng chi phí giao hàng. Bên cạnh đó, các đơn vị chuyển phát nội địa có dấu hiệu hụt hơi khi cạnh tranh với các đơn vị nước ngoài vốn được đầu tư tốt và chuyển đổi công nghệ đồng bộ hơn.

Thay đổi hành vi của khách hàng là không thể, vì họ được quyền lựa chọn những gì phù hợp nhất. Để thích nghi với môi trường mới, các nhà sản xuất và thương mại trong nước cần sự hỗ trợ từ các cơ quan quản lý. Phát triển một nền sản xuất mạnh mẽ và một hệ thống logistics hiệu quả không phải là việc đơn giản, nhưng là điều cần thiết để nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trong bối cảnh thương mại toàn cầu đang ngày càng phát triển.

Một cây kim, sợi chỉ được sản xuất và giao đến tay khách hàng đã là cả một quá trình phức tạp. Để cho nó cạnh tranh được, còn cần đến nỗ lực vĩ mô hơn.

Nguyễn Minh Kha

" alt="Hàng từ bên kia biên giới" width="90" height="59"/>

Hàng từ bên kia biên giới