TIN BÀI KHÁC
Yêu 3 năm và 3 lần phản bội" alt=""/>Quá ngây thơ, tôi bị sếp và người yêu phản bội ngay trước mắt18h, Khánh Vy đã có mặt tại quán hidden bar (loại hình quán bar có vị trí khó tìm) trên phố cổ Hà Nội. Cô gái 22 tuổi làm công việc biên kịch đang rất tập trung trước màn hình máy tính, ly đồ uống đẹp mắt ở bên cạnh.
Theo Khánh Vy, SWIP Speakeasy bar (Hoàn Kiếm) là nơi cô thường làm việc mỗi tuần ít nhất 3-4 lần, có tuần cao điểm, cô đến quán gần như mỗi tối.
"Làm việc ở nhà khiến tôi thấy bế tắc, công việc cũng trì trệ. Có thời điểm ngồi cả ngày mà không viết nổi một câu thoại hay ho. Trái lại, chỉ cần bước vào quán bar, mọi áp lực dường như tan biến", cô chia sẻ.
Nhớ lại lần đầu đến bar, cô kể bản thân khá e ngại khi nghĩ đến việc đi bar một mình để làm việc. Tuy nhiên, ngay từ lần đầu thử, cô lập tức bị không gian ở đây chinh phục.
Khánh Vy nói: "Ánh sáng hơi tối, nhạc nhẹ nhàng và không khí vừa đủ riêng tư khiến tôi như được đặt vào một thế giới khác, thỏa sức để sáng tạo".
Cô bạn trẻ thường ngồi từ 18h đến nửa đêm, thỉnh thoảng kéo dài đến khi quán đóng cửa nếu cảm hứng dồi dào. "Có lần, tôi hoàn thành gần nửa kịch bản trong một buổi tối, điều mà ở nhà không bao giờ làm được", cô hào hứng kể.
Không chỉ Khánh Vy, không gian trong quán còn khá đông các bạn trẻ đang miệt mài làm việc. Gần bàn của cô là 2 vị khách trẻ. Bạn nam là Trần Trung Hiếu (23 tuổi, Hà Nội), hiện là giáo viên dạy tiếng Anh. Hiếu chia sẻ, làm việc trên bar giúp anh kết nối với cảm xúc và khám phá bản thân.
Mỗi tuần, anh dành từ 2 đến 3 buổi tối tại một quán bar hoặc pub yên tĩnh để chạy deadline (thời hạn hoàn thành công việc). Với Trung Hiếu, bar không chỉ là nơi làm việc mà còn là nơi chữa lành tâm hồn sau những ngày dài mệt mỏi.
"Tôi đến quán từ sớm, từ 18h và thông thường sẽ ra về trước 21h để nghỉ ngơi, tránh ảnh hưởng đến ngày làm việc tiếp theo", anh cho biết.
Ngồi bên cạnh Trung Hiếu, Đỗ Tuệ Minh (19 tuổi, sinh viên ngành Thiết kế đồ họa) đang chăm chú vào cuốn sổ tay nhỏ. Đôi tay của cô không ngừng di chuyển, từng nét phác họa hiện lên rõ ràng dưới ánh đèn vàng dịu nhẹ của quán bar.
"Có khi ngồi cạnh nhau, im lặng hàng giờ nhưng tôi không hề thấy nhàm chán. Chỉ cần cảm nhận không khí thôi cũng đủ để mình vẽ ra những điều mới mẻ", cô nói.
Dù vậy, cặp đôi cũng thừa nhận chi phí cho những buổi làm việc tại quán bar sẽ đắt gấp đôi, gấp ba so với làm việc tại quán cà phê, nhưng họ coi đó là khoản đầu tư xứng đáng. "Sở dĩ, tôi lựa chọn làm việc tại quán bar thay vì quán cà phê bởi không gian, âm nhạc và đồ uống đều rất khác, mang lại cảm hứng sáng tạo", Trung Hiếu chia sẻ thêm.
Anh Phạm Thành Đạt, quản lý của SWIP Speakeasy bar, cho biết để đáp ứng nhu cầu của lượng khách tìm đến làm việc tại các quán bar, pub ngày càng lớn, quán đã điều chỉnh không gian, giảm âm lượng nhạc vào các khung đầu giờ tối và triển khai chương trình khuyến mãi "Mua 1 tặng 1 vào giờ sớm".
"Xu hướng đến bar, pub để làm việc, chạy deadline đã phổ biến trong vài năm gần đây. Hiện nay, môi trường bar không chỉ là nơi thư giãn, mà còn là môi trường giúp khách hàng sáng tạo, làm việc hiệu quả hơn, thậm chí kết bạn và đem lại cơ hội công việc", Đạt chia sẻ.
Trường hợp của Trần Minh Quân (27 tuổi, Hà Nội) là một lập trình viên tự do, thường xuyên làm việc tại các quán bar và cũng tìm được cơ hội việc làm thông qua thói quen này. Điều đặc biệt xảy ra vào buổi tối cách đây gần một năm, khi cuộc sống của Quân bất ngờ rẽ sang hướng mới.
Bồi hồi nhớ lại, Quân cho biết mình gặp sếp hiện tại vào thời điểm bản thân đang mông lung trong công việc. Khi đang chỉnh sửa một dự án cá nhân tại quán, một người đàn ông trung niên ngồi cạnh bắt chuyện với Quân, hỏi anh về công nghệ và một số lỗi liên quan đến lập trình.
Từ đó, cả hai phát hiện ra điểm chung về công nghệ và tài chính. Cuộc trò chuyện kéo dài hơn dự kiến, và cuối cùng người đàn ông ngỏ ý hợp tác và đưa Quân số điện thoại của nhân viên phụ trách nhân sự.
Minh Quân kể bản thân khá bất ngờ, nhưng vì chưa tìm được công ty phù hợp nên muốn thử sức. Sau khi phỏng vấn, anh được đề xuất làm việc ở vị trí trưởng phòng công nghệ thông tin với mức đãi ngộ tốt.
"Thực sự, tôi lên bar làm việc vì thích không gian, âm nhạc và đồ uống, nhưng cũng thấy bản thân khá… "dị", bởi thời điểm đó ít người đến làm việc ở môi trường bar, pub. Không nghĩ cơ hội sẽ đến vào lúc mình không ngờ tới nhất, đến giờ thì thấy chi phí bỏ ra vô cùng xứng đáng", Quân hài hước bộc bạch.
Ngồi làm việc tại một quán pub nhỏ có tên Twins (Hoàn Kiếm, Hà Nội), Ngọc Mai, 27 tuổi, một chuyên viên marketing trong ngành quảng cáo, lại có góc nhìn thực tế hơn về vấn đề làm việc tại bar. Với cô, chi phí 120.000-200.000 đồng cho một ly đồ uống chỉ để làm việc là khá cao so với các bạn sinh viên.
"Tôi nghĩ việc chi tiêu cao khiến bản thân nghiêm túc hơn với thời gian. Nếu đã bỏ tiền, tôi không muốn lãng phí nên sẽ cố gắng làm việc hết sức", Ngọc Mai chia sẻ.
Tuy nhiên, Ngọc Mai cho biết cô chỉ đến quán bar làm việc khi quá áp lực, bởi làm trong không gian quá tối trong thời gian dài sẽ không tốt cho thị lực.
Cô thẳng thắn nói: "Không gian trong quán bar, pub kết hợp cùng đồ uống rất tạo cảm hứng, nhưng không nên về khuya hay quá lạm dụng nếu thấy sức khỏe bị ảnh hưởng".
" alt=""/>Hà Nội: Người trẻ đi bar 6 lần một tuần để... làm việcTrực tiếp bóng đá Brazil vs Peru, thuộc khuôn khổ bảng B Copa America 2021, vào lúc 7h ngày 18/6 theo giờ Việt Nam.
" alt=""/>Nhận định kèo bóng đá Brazil vs Peru, Copa America 2021