Thanh toán không dùng tiền mặt đã và đang trở thành một xu hướng mạnh mẽ tại Việt Nam nói chung và tỉnh Cà Mau nói riêng. TheàMauđangcógầnđiểmchấpnhậnthanhtoánthẻbxh premiero Cổng thông tin điện tử camau.gov.vn đăng tải mới đây, hiện trên địa bàn toàn tỉnh có gần 140 hệ thống máy ATM, trên 590 máy chấp nhận thanh toán thẻ (POS) đặt ở 467 điểm chấp nhận thanh toán thẻ.
Các cửa hàng kinh doanh, quán ăn trên địa bàn tỉnh cũng tạo điều kiện hỗ trợ khách hàng thanh toán điện tử ứng dụng công nghệ số như: ví điện tử, Mobile Banking, Internet Banking, quét mã QR… trên điện thoại di động hoặc trên máy tính đảm bảo nhanh chóng, tiện lợi an toàn cho người sử dụng. Khách hàng có thể thanh toán qua hình thức quét mã QR một cách thuận tiện, dễ dàng.
Như một quán trà sữa ở phường 5, thành phố Cà Mau chia sẻ, phần lớn khách hàng của quán là người trẻ và có tới 40% khách hàng tới đây lựa chọn hình thức thanh toán không dùng tiền mặt thông qua quẹt thẻ, ví điện tử, chuyển khoản ngân hàng. Quán đã liên hệ với ngân hàng nhờ tạo mã thanh toán QR để khách hàng quét mã khi đến mua nước uống, đảm bảo thanh toán dễ dàng, nhanh chóng.
Thanh toán không dùng tiền mặt đang là xu hướng mà bất kỳ tỉnh thành nào cũng cần triển khai mạnh mẽ. Vừa qua, UBND tỉnh An Giang ban hành Kế hoạch triển khai các giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong lĩnh vực thương mại trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Mục tiêu của Kế hoạch nhằm hạn chế lượng tiền mặt lưu thông, giảm thiểu chi phí xã hội liên quan đến tiền mặt trong nền kinh tế nói chung và trên địa bàn tỉnh An Giang nói riêng.
Theo mục tiêu trong bản kế hoạch đề ra đến năm 2025, tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt trong thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh đạt 70%, trong đó thanh toán thực hiện qua các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán chiếm 60%; tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch thanh toán tại ngân hàng hoặc tổ chức được phép khác cần đạt trên 80%.