Kết quả xét năm nay có 16 người bị “trượt”, gồm 7 ứng viên GS và 9 ứng viên PGS. Các ứng viên bị đánh trượt không khỏi bức xúc vì cho rằng việc xét công nhận ở vòng xét duyệt sau cùng là chưa thoả đáng. Trong số các bức xúc, điều đáng phàn nàn hơn cả là cách áp dụng các “tiêu chuẩn cứng” cũng như quá trình vận hành "luật chơi" không thống nhất.
Nhiều ứng viên cho biết, trước khi được xét duyệt ở Hội đồng chức danh GSNN, tại cấp hội đồng cơ sở, các tiêu chí cứng đều được rà soát, đối chiếu với quy định tại Quyết định 37 của Thủ tướng và Nghị quyết số 01 của Hội đồng GSNN ký ngày 26/6/2019.
Sở dĩ có Nghị quyết số 01 vì trong Quyết định 37 có một số từ ngữ gây ra cách hiểu khác nhau, các hội đồng cũng như các nhà khoa học đã thảo luận để tìm ra sự thống nhất.
Chẳng hạn, một trong những tiêu chí để xét công nhận GS là phải hướng dẫn chính ít nhất 2 nghiên cứu sinh được cấp bằng tiến sĩ. Ứng viên “không hướng dẫn đủ” nghiên cứu sinh thì được thay thế bằng bài báo khoa học hoặc (và) bằng độc quyền sáng chế; giải pháp hữu ích... Hướng dẫn chính 1 nghiên cứu sinh được thay thế bằng 3 bài báo khoa học hoặc công trình khoa học.
Theo phản ánh của các ứng viên, hồ sơ được bảo vệ ở cấp cơ sở và cấp ngành/liên ngành được xét thông qua dưới sự chứng kiến và theo dõi của đại diện Hội đồng GSNN. Tại đây, nhiều ứng viên GS không có tiêu chuẩn "hướng dẫn 2 nghiên cứu sinh" vẫn được phép thay thế bằng "6 bài báo quốc tế uy tín".
Nghị quyết 01 giải thích khái niệm "không đủ" được hiểu là "kết qủa thực hiện còn thiếu một phần hoặc thiếu toàn bộ". Các ứng viên đã tìm hiểu theo Nghị quyết này để chuẩn bị hồ sơ. |
Điều này được thực hiện theo Nghị quyết 01 của Hội đồng GSNN.Cụ thể, mục 2.1 của Nghị quyết này nêu rõ: “Để khuyến khích các nhà khoa học có năng lực nghiên cứu khoa học và công bố quốc tế, Quyết định 37 cho phép thay thế các điều kiện ứng viên không thực hiện đủ về hướng dẫn học viên cao học, nghiên cứu sinh, đề tài nghiên cứu khoa học bằng các bài báo công bố trên các tạp chí quốc tế có uy tín hoặc (và) bằng độc quyền sáng chế, giải pháp hữu ích quy định tại điều 4, 5 và điều 6 Quyết định 37. Khái niệm “không đủ” trong Quyết định 37 được hiểu là kết quả thực hiện còn thiếu một phần hoặc thiếu toàn bộ”.
Tới Hội đồng GS ngành/ liên ngành, các hồ sơ cũng được xem xét kỹ về các tiêu chuẩn "cứng" trước khi quyết định có được bảo vệ hay không. Hội đồng ngành cũng có sự tham gia của Hội đồng GSNN để quyết định.
Thế nhưng, qua 2 vòng xét duyệt, nhiều ứng viên bất ngờ khi Hội đồng GSNN phủ định việc thay thế và đánh trượt nhiều ứng viên vì “không đạt tiêu chuẩn cứng”.
Tuy nhiên, theo tìm hiểu của báo Tiền Phong, sau khi hết hạn nộp hồ sơ vào ngày 5/7, đến ngày 10/7, Hội đồng GSNN lại có Nghị quyết 135 nhằm đính chính Nghị quyết 01. Cụ thể, ở điểm 2.1, phần giải thích khái niệm “không đủ” đã được bỏ đi và yêu cầu thực hiện nghiêm túc quy định của Quyết định 37.
“Đây là điều quá vô lý. Nếu không cho phép thay thế thì cần thống nhất ngay từ đầu. Nếu biết trước “chuẩn cứng”, không ai mất thời gian, công sức, tiền bạc đi làm hồ sơ mà biết chắc hồ sơ của mình bị loại cả”, nhiều ứng viên bức xúc.
TS Trần Quang Huy, Trường ĐH Phenikaa và nhiều người khác chia sẻ: “Quyết định 37 đang được áp dụng một cách máy móc để bắt lỗi và khái niệm được vận dụng một cách không rõ ràng. Nếu áp dụng đúng Quy định 37 và Nghị quyết số 01 nêu trên thì gần như 16 ứng viên bị trượt sẽ không trượt nữa".
Trao đổi với báo chí, ông Trần Anh Tuấn, Chánh văn phòng Hội đồng GSNN, cho biết, điều này đã được đính chính trong quá trình tập huấn cho các ứng viên. Quyết định 37 vẫn có một khoảng “rộng” để các hội đồng ngành, liên ngành thực hiện. Chính vì vậy mới để xảy ra tình trạng có hội đồng thực hiện theo hướng “cận trên” của chuẩn, nhưng có hội đồng thực hiện theo hướng “cận dưới”. Tại phiên họp của Hội đồng GSNN, các thành viên đã thống nhất cần phải thực hiện quyết định 37 theo hướng "cận trên".
Nhiều ứng viên cho biết, ban đầu Nghị quyết 01 được đăng tải trên trang thông tin chính thức của Hội đồng GSNN. Nhưng đến nay, Nghị quyết này cũng đã bị gỡ xuống.
Còn đối với Nghị quyết 135 nhằm đính chính cho Nghị quyết 01, đến nay, các ứng viên vẫn chưa ai nắm được vì không được phổ biến và họ cũng không hề biết có sự xuất hiện của văn bản này.
Thúy Nga
" alt=""/>Xét công nhận GS, PGS: Thay đổi giữa chừng, ứng viên không phụcLink 1: https://www.youtube.com/watch?v=ve255joBRes
Link 2: https://www.vtc.gov.vn/kenh/vtc3
Link 3: https://www.vtc.gov.vn/kenh/vtc1
Video bàn thắng U23 Việt Nam 4-0 U23 Thái Lan:
Ghi bàn: Hà Đức Chinh (18'), Hoàng Đức (53'), Thành Chung (64'), Thanh Sơn (90'+2)
Đội hình xuất phát:
U23 Việt Nam: Tiến Dũng, Tấn Tài, Văn Hậu, Đình Trọng, Thành Chung, Tấn Sinh, Thái Quý, Việt Hưng, Quang Hải, Hoàng Đức, Đức Chinh
U23 Thái Lan: Nont, Sakunchai, Shinnaphat, Saringkan, Jakkit, Kritsada, Kannarin, Worachit, Sisarut, Supachai,Supachok.
Cuộc so tài giữa U23 Việt Nam vs U23 Thái Lan diễn ra lúc 20h tối nay (26/3). Vietnamnet.vn cập nhật link xem và tường thuật trực tiếp, bắt đầu từ lúc 19h30.
U23 Việt Nam thắng đậm U23 Thái Lan. Ảnh: SN |
Kịch bản trận đấu quyết định giữa U23 Việt Nam và U23 Thái Lan:
- U23 Việt Nam thắng U23 Thái Lan: Thầy trò HLV Park Hang Seo sẽ có 9 tuyệt đối và khép lại vòng loại với ngôi đầu bảng K.
- U23 Việt Nam hòa U23 Thái Lan: Quang Hải và các đồng đội sẽ có 7 điểm xếp thứ 2 bảng K sau U23 Thái Lan. Khi xét top 5 đội nhì bảng xuất sắc nhất, U23 Việt Nam sẽ được tính thành tích là 4 điểm và hiệu số +1. Do đó cơ hội đoạt vé dự VCK là rất cao.
- U23 Việt Nam thua U23 Thái Lan: U23 Việt Nam sẽ có 6 điểm xếp thứ 2 sau Thái Lan. Khi xét top 5 đội nhì bảng xuất sắc nhất, U23 Việt Nam sẽ được tính thành tích là 3 điểm và hiệu số tùy thuộc vào kết quả thua U23 Thái Lan. Cơ hội đi tiếp là rất thấp, thậm chí không còn.
Xếp hạng các đội nhì bảng |
Vòng loại U23 châu Á 2020Bảng K | |||||||||
# | Tên Đội | ST | T | H | B | TG | TH | HS | Đ |
1 | Việt Nam | 3 | 3 | 0 | 0 | 11 | 0 | 11 | 9 |
2 | Thái Lan | 3 | 1 | 0 | 2 | 12 | 4 | 8 | 6 |
3 | Indonesia | 3 | 1 | 0 | 2 | 2 | 6 | -4 | 3 |
4 | Brunei | 3 | 1 | 0 | 2 | 1 | 16 | -15 | 0 |
Tại lớp học này, những người nông dân như anh tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc gừng hữu cơ như thế nào, rồi ghi nhật ký trồng trọt ra sao. Lúc thu hoạch thì phải làm ra sao để củ gừng đạt chất lượng cao, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu…
Người dân được học bắt đầu thay đổi tư duy, thay đổi thói quen sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học bằng cách sử dụng phân vi sinh, ủ phân chuồng, phân xanh chăm bón cây trồng. Tỉnh cũng tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền việc đăng ký sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm đặc sản dưới hình thức chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận và nhãn hiệu tập thể, chủ động giúp dân liên kết với doanh nghiệp tạo thành chuỗi sản xuất nông nghiệp hữu cơ để ổn định đầu ra sản phẩm.
Sau 3 năm kể từ khóa đào tạo đầu tiên được mở, nông dân đã tích cực mở rộng diện tích trồng gừng hữu cơ xuất khẩu ở vùng cao Lục Khu lêngần 200 ha gừng trâu. Vụ mùa gừng năm 2019, năng suất bình quân từ 35-40 tạ/ha, giá thu mua 13.000 đ/kg.
“Bình quân mỗi ha trồng gừng đạt doanh thu 400-450 triệu đồng, Tính ra doanh thu từ củ ngừng năm vừa rồi cũng đạt khoảng gần 100 tỷ. Trồng ngừng không quá vất vả, lợi nhuận lại rất cao. Như vụ vừa rồi tính ra mỗi 1ha gừng người nông dân thu lãi khoảng 250 triệu”, ông Lưu Trọng Hính - Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Hà Quảng chia sẻ.
Châu Giang
" alt=""/>Được dạy làm nông nghiệp hữu cơ, nông dân vùng cao Lục Khu thoát nghèo