“Phiên chợ Từ Tâm” do Ban Dân vận TP.Thủ Đức và Tiểu ban hướng dẫn Phật tử Ni giới Trung ương phối hợp tổ chức.
“Với các hoạt động thiết thực, phiên chợ đã tạo nên một lễ hội tình người, góp phần tiếp sức cho TP.Thủ Đức trong vấn đề an sinh xã hội, đồng thời giúp người lao động khó khăn - những công nhân đang làm việc tại các khu công nghiệp nơi đây cảm nhận rõ hơn về hơi ấm tình người, giúp họ có thêm điểm tựa về tinh thần, để chất lượng cuộc sống được cải thiện tốt hơn”, Ni sư Huệ Dâng, trưởng ban Tổ chức chia sẻ.
Nói với VietNamNet, chị Nguyễn Thị Hồng Gấm, công nhân có mặt từ rất sớm tại phiên chợ cho biết, “sau đại dịch, đời sống của công nhân khó khăn hơn do thiếu hàng hóa, thời gian nghỉ làm nhiều, do vậy ngày hội này phần nào chia sẻ với chúng tôi”.
Anh Lê Quang Hưng, công nhân cho một công ty chế biến gỗ tại Linh Trung cũng bày tỏ: “Thực sự, với đồng lương eo hẹp, giá cả leo thang hiện nay, chúng tôi phải cầm cự, nỗ lực rất nhiều trong cuộc sống, dè xẻn các chi tiêu”.
Nói rồi, anh rạng rỡ cầm phiếu đi lựa các hàng hóa thiết thực cho sinh hoạt của gia đình, “được một tuần, đỡ một tuần”.
Phiên chợ tuy không thể đến với tất cả công nhân, phải thông qua phường Bình Chiểu tổ chức cho một số ít anh chị khó khăn hơn. Tuy nhiên, theo Ni sư Huệ Dâng, đây có thể nói là một bàn tay nhỏ của Ni giới Phật giáo, cùng chung lo cho người lao động khó khăn tại địa phương. “Hi vọng sẽ có thêm nhiều tổ chức đến với công nhân như thế này”, Ni sư trưởng ban tổ chức nói.
Ngoài phiếu mua sắm, các anh chị công nhân còn được tặng phiếu ẩm thực chay (100 ngàn đồng/phiếu) để mua các thực phẩm muốn ăn, mỗi món từ 10-20 ngàn đồng, do các chùa Ni trong TP.HCM thực hiện.
Họ còn được khám, phát thuốc, tư vấn pháp lý, tâm lý miễn phí. Tổng kinh phí thực hiện lên đến 440 triệu đồng do Tiểu ban hướng dẫn Phật tử Ni giới Trung ương chịu trách nhiệm.
Phiên chợ 0 đồng tại chùa trước thềm xuânNhững ngày cuối năm, cận Tết, bóng dáng các nhà sư, Phật tử lại xuất hiện ở nhiều vùng khó khăn, đến với người nghèo, chia sẻ khó khăn với họ trong tinh thần từ bi của đạo Phật." alt=""/>Ngày chủ nhật vui vẻ: Công nhân ở Thủ Đức rủ nhau đi 'chợ Từ Tâm'Nữ danh ca Khánh Ly vẫn thể hiện phong thái sang trọng, đặc biệt là khi cất lên câu hát về thân phận, cuộc đời mỗi người bằng chất giọng xẩm trời phú, mà nhiều thế hệ khán giả đã nghe là ma mị, độc đáo với những nốt trầm, đã góp phần giúp nữ danh ca in đậm dấu ấn cá nhân qua bao thế hệ khán giả. Có mặt tại trường quay Vui sống mỗi ngày, nữ danh ca bất ngờ hội ngộ người bạn tri âm, nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9. Nữ danh ca cho biết đây là người bạn biết nhiều kỉ niệm của đời mình. Danh ca cũng lần đầu tiên tâm sự với khán giả quê nhà về cái tết cổ truyền nơi xa xứ.
Đến với chương trình Vui sống mỗi ngày (phát sóng mỗi ngày lúc 11h, trên VTV3) khán giả còn được nghe câu chuyện cuộc đời của nữ danh ca, về 4 người con không theo nghiệp hát của ca sĩ Khánh Ly. Đặc biệt là lý giải xúc động của nữ nghệ sĩ khi nói về cuốn hồi kí vừa xuất bản của mình "Phía sau những nụ cười". Cuốn sách là lời tự sự của một cuộc đời, một tâm hồn nghệ sĩ đong đầy thương nhớ cố hương phía sau những vinh quang sân khấu.
Khán giả cũng lần đầu tiên có cái nhìn hoàn thiện, đa sắc về chân dung của giọng ca lừng lẫy đã bước qua tuổi 71 này. Đặc biệt là những câu hát nồng màn thương nhớ được danh ca thể hiện ngay tại sân khấu với phần đệm đàn của người bạn tri âm- nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9.
Đinh Quý Anh
Khánh Ly: Không ai muốn làm bạn lâu dài với những niềm đau" alt=""/>Khánh Ly gặp Nguyễn Ánh 9
LTS:Có những món ăn bình dân, mộc mạc nhưng luôn khiến người con đất Việt vương vấn. Khi xa nhà, chỉ cần tên món ăn được nhắc đến, bao nhiêu kỷ niệm lại ùa về khiến lòng người thổn thức, nhớ da diết vị quê hương.
VietNamNet khởi đăng tuyến bài Những món ăn gợi nhớ quê nhà. Tuyến bài là ghi chép của độc giả VietNamNet trên khắp mọi miền đất nước và cả ở nước ngoài về các món ăn ngon, hấp dẫn của Việt Nam.
Bài viết của độc giả vui lòng gửi về địa chỉ email: [email protected].
Bố tôi vốn là một công nhân cơ khí, làm việc ở Xí nghiệp ô tô vận tải của tỉnh. Với tôi thì bố là “một nhà chế tạo” vĩ đại. Công cụ lao động của mẹ tôi bị hỏng đã có bố, đồ đạc trong nhà cần sửa đã có bố, mấy đàn gà cần thêm chuồng mới đã có bố, xe đạp thủng săm đã có bố, xe cải tiến chệch bánh cũng có bố luôn.
Đại ý là việc gì cần đến bàn tay đàn ông thì bố tôi cũng xử lý được tuốt. Thậm chí cả xóm lúc đó chỉ có một cái đài để tối thứ Bảy nghe kể chuyện cảnh giác, nghe chương trình văn nghệ và hàng đêm dò sóng nghe “Thuỷ Hử” với “Tam Quốc Diễn Nghĩa” cũng là chiếc đài Nhật nội địa bố tôi kiếm được ở đâu đó với giá rẻ như cho không, rồi kỳ cạch tự chế chiếc biến áp đổi điện cho cả xóm giải trí.
Nhưng một điều khiến ký ức của tôi luôn ở chế độ vui vẻ và háo hức chính là việc bố tôi chế ra những chiếc đèn ắc quy đeo trên trán kiểu như các chú thợ mỏ trong sách tập đọc. Những chiếc đèn này gắn liền với những cơn mưa mùa hạ và món chả ếch bất hủ của mẹ tôi.
Khi tiết trời bắt đầu chuyển sang mùa hạ là bắt đầu xuất hiện những cơn mưa rào. Trong bữa cơm tối, bố tôi nhắc đến việc phải lôi mấy cái bình ắc quy ra sạc và kiểm tra lại những chiếc đèn vẫn nằm im trong góc tủ từ mùa đông.
Khi nghe đài báo đêm có mưa rào, bố cùng anh trai và em trai tôi rục rịch từ chiều tối, kiểm tra lại đèn và bình ắc quy. Đến đêm, khi mưa bắt đầu trút xuống, ba bố con đeo đèn lên trán, bình ắc quy đeo ngang hông và mỗi người một chiếc giỏ rất to lên đường đi soi ếch.
Trong nhà tôi, cả ba người đàn ông đều được mệnh danh là “rái cá”. Họ cứ xách giỏ lên là lúc về thế nào cũng có món “ăn tươi”. Mấy cánh đồng không cách nhà quá xa, chúng tôi ở trong nhà vẫn nghe râm ran tiếng ếch, nghoé và đủ mọi loại côn trùng.
Mẹ con tôi ở nhà nghe tiếng mưa rào rào trên những tàu lá chuối ngoài cửa sổ. Rồi tôi thiếp đi, còn mẹ cứ thắc thỏm cho đến khi ba bố con trở về trong đêm. Lúc đó tôi cũng thức dậy để xem “chiến lợi phẩm”. Mẹ ngả mấy chiếc chậu nhôm ra để đón nào là ếch, cá, tôm, cua… nhưng chủ yếu sẽ là ếch. Những chú ếch mùa hè béo tròn béo trục và vô cùng khoẻ mạnh nên mẹ cũng đã chuẩn bị sẵn cả những chiếc rổ để úp lên chậu.
Có lần mẹ không kịp khiến cả nhà cũng phải nhảy như ếch để bắt lại những con nhanh chân đã thoát khỏi chậu. Những con ếch to sẽ được mẹ thắt dây chuối ngang bụng thành chùm 5-10 con, sáng mai mẹ đem ra chợ bán. Một số con nhỏ được giữ lại để làm món cải thiện cho cả nhà.
Đi chợ về, mẹ xử lý chỗ ếch để lại. Mẹ dùng muối và rơm để làm sạch nhớt trên da ếch, sau đó rửa sạch rồi tuốt da, bỏ đầu cùng hai đoạn xương đùi và xương ống chân. Rồi mẹ sẽ dùng con dao rựa to và nặng cùng chiếc thớt gỗ nghiến để băm toàn bộ phần còn lại, cả thịt lẫn xương, vì những phần xương ếch còn lại đều là xương mềm. Băm vừa đủ độ mạnh để nhuyễn xương, nhưng không quá mạnh kẻo băm ra mùn thớt. Khi đã nhuyễn thì mẹ đập mấy củ hành khô, một chút nước mắm, hạt tiêu, mì chính, hành hoa, lá lốt.
Bây giờ người ta không ăn mì chính nữa nhưng lúc đó mì chính quý như vàng, món ăn mà được nêm chút mì chính thì ai cũng thấy ngon hơn rất nhiều lần. Phần gia vị và rau thơm đã thái nhỏ được tra vào phần thịt ếch băm nhuyễn và lại tiếp tục băm để trộn đều. Tôi vẫn còn nhớ nguyên lời mẹ tôi nói, rằng lá lốt chính là linh hồn của món chả ếch nên không thể thiếu. Và cuối cùng thì mẹ sẽ mang ra vài quả trứng gà được cất trong cái chạn gỗ, trộn đều với phần ếch vừa băm.
Chiếc chảo gang cũ, đáy đen sì nhọ than được đặt lên bếp và mẹ khẽ khàng lấy một thìa mỡ lợn cho vào chảo đun chảy. Rồi mẹ dùng chiếc thìa to, múc từng thìa cho vào chảo. Tiếng xèo xèo của những miếng chả ếch sôi trong mỡ, mùi hành khô, nước mắm và rau thơm quyện với nhau. Mẹ để lửa lom rom thật nhỏ để chả chín bên trong và vàng giòn bên ngoài.
Trong mắt tôi mọi động tác đều như một nghi lễ, từng chút nguyên liệu đều được nâng niu như báu vật. Mùi thơm của món này thực sự là không thể diễn tả hết được. Nó khiến trẻ con không thể chạy tung tăng chơi bời như thường lệ và hàng xóm phải bỏ dở việc sang ngó nghiêng. Lũ chúng tôi chỉ chơi loanh quanh ngoài sân, những cái mũi cứ phập phồng, thập thò cửa bếp, thỉnh thoảng lại loe xoe đến cạnh mẹ chờ có mẩu vụn râu ria được mẹ gắp cho nếm thử.
Và hôm nào có chả ếch thì hôm đó cũng có măng xào với da ếch cùng những miếng tù và giòn sần sật. Chả ếch rán xong được cho ra đĩa cùng với một bát nước mắm đặc trưng của người vùng biển. Nước mắm chuyên chất, thái thêm vài lát ớt chỉ thiên, đập dập mấy tép tỏi, rắc chút hạt tiêu, vắt miếng chanh cốm thơm và không thể thiếu một chút mì chính.
Món ăn ở nhà tôi đều dùng nước mắm nguyên chất như vậy. Bố mẹ tôi không bao giờ pha nước chấm với đường và giấm. Đó đơn giản chỉ là một thói quen. Tôi lớn lên, lên thành phố học tập và sinh sống bao nhiêu năm rồi cũng vẫn ăn nước mắm như vậy. Mâm cơm ngày hôm đó có món chả ếch chấm mắm ớt và măng xào với da ếch. Trời mùa hạ sau cơn mưa trong veo và mát mẻ khiến cả nhà ai nấy đều thấy ngon miệng và vui vẻ.
Trong bữa ăn chúng tôi lại được nghe bố tôi kể những câu chuyện về các chuyến đi soi ếch khi trời mưa mịt mùng giữa cánh đồng mênh mông trong đêm tối. Bố tôi dạy chúng tôi cách nghe tiếng kêu để biết con ếch đực hay ếch cái, dạy anh trai và em trai của tôi khi đi soi ếch thì đừng nghe tiếng kêu to mà vội lao đến. Bởi nơi có tiếng kêu to sẽ là những con ếch đực, vừa nhỏ vừa ít thịt. Ếch cái tiếng kêu nhỏ nên người đi soi ếch phải chú ý lắng nghe.
Những bữa cơm như vậy khiến tôi thấy cuộc sống thật vui vẻ biết bao. Và đến giờ tôi vẫn yêu những cơn mưa rào mùa hạ, vẫn thích lắng nghe tiếng mưa trong đêm để được hít hà lại món chả ếch năm nào.
Thúy Đào