Thẩm định đất công giá ‘bèo’Cơ quan An ninh điều tra Công an TP.HCM vừa hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố vụ án “vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Tân Thuận (Công ty Tân Thuận).
Trong vụ án này, ông Tất Thành Cang – Nguyên Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ TP.HCM và 9 bị can khác được xác định có sai phạm trong quá trình chuyển nhượng dự án Khu dân cư Phước Kiển, xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè và một dự án khác tại Q.7, TP.HCM.
Về Công ty Tân Thuận, đây là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, trực thuộc Văn phòng Thành uỷ TP.HCM. Năm 2000, Công ty Tân Thuận được chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Khu dân cư Phước Kiển với quy mô 50,9ha.
|
32,4ha đất công được Công ty Tân Thuận chuyển nhượng cho Công ty Quốc Cường Gia Lai với giá 419 tỷ đồng. |
Tháng 8/2009, UBND TP.HCM có văn bản chấp thuận địa điểm cho Công ty Tân Thuận đầu tư dự án Phước Kiển, thời hạn đến tháng 8/2010 và được gia hạn lần cuối đến hết tháng 12/2013.
Nhưng đến thời hạn nói trên, Công ty Tân Thuận chỉ mới chi ra số tiền 151 tỷ đồng để hiệp thương, đền bù được diện tích 32,4ha đất, nên chưa hoàn tất công tác bồi thường, lập và trình duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500, dẫn đến hết hạn.
Tháng 8/2016, Công ty CP Quốc Cường Gia Lai (Công ty QCGL) đề nghị tham gia hợp tác đầu tư dự án Khu dân cư Phước Kiển theo tỷ lệ ăn chia hoặc nhận chuyển nhượng 100% dự án.
Trên cơ sở đó, ông Trần Công Thiện (Thành viên HĐTV kiêm TGĐ Công ty Tân Thuận) chỉ đạo cấp dưới thuê đơn vị thẩm định giá đối với 32,4ha đã đền bù tại dự án, mục đích thẩm định là “tư vấn giá trị đất để phục vụ đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty”. Giá thẩm định lúc này là 1.050.000 đồng/m2.
Có chứng thư thẩm định giá này, ông Thiện triệu tập 2 cuộc họp Hội đồng xây dựng giá bất động sản kinh doanh của công ty vào năm 2017, sau đó thống nhất lấy giá tối thiểu 1.050.000 đồng/m2 để thương thảo hợp tác.
Nâng giá mua nhưng vẫn bị huỷ hợp đồng
Giữa năm 2017, Văn phòng Thành uỷ TP.HCM ban hành 2 thông báo, truyền đạt ý kiến của ông Tất Thành Cang về việc chấp thuận cho Công ty Tân Thuận chuyển nhượng 32,4ha đất đã đền bù tại dự án Khu dân cư Phước Kiển. Đồng thời, chấp thuận phương án giá chuyển nhượng theo đề xuất của công ty.
Trong tháng 6/2017, đại diện Công ty Tân Thuận đã ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng 32,4ha đất nêu trên cho Công ty QCGL (do bà Nguyễn Thị Như Loan làm đại diện) với giá 1.290.000 đồng/m2. Công ty Tân Thuận đã nhận của Công ty QCGL số tiền 374 tỷ đồng và tiền thuế VAT là 23 tỷ đồng.
Đến ngày 6/12/2017, Văn phòng Thành uỷ yêu cầu Công ty Tân Thuận tạm dừng thực hiện hợp đồng nói trên và sau đó chỉ đạo công ty thoả thuận lại giá chuyển nhượng với đối tác.
Đầu tháng 2/2018, Công ty Tân Thuận và Công ty QCGL đã ký phụ lục hợp đồng, điều chỉnh giá lên 1.768.000 đồng/m2. Tuy nhiên, cuối tháng 4/2018 Văn phòng Thành uỷ lại đề nghị Công ty Tân Thuận huỷ hợp đồng chuyển nhượng với đối tác.
Do đó, ngày 8/5/2018, hai công ty đã ký huỷ hợp đồng chuyển nhượng 32,4ha đất tại dự án Khu dân cư Phước Kiển. Công ty Tân Thuận đã trả lại cho Công ty QCGL số tiền 374 tỷ đồng, 23 tỷ đồng tiền thuế và 21,2 tỷ đồng tiền lãi suất.
Theo thẩm định của Hội đồng định giá tài sản thường xuyên trong tố tụng hình sự cấp Thành phố, tại thời điểm Công ty Tân Thuận và Công ty QCGL ký hợp đồng và điều chỉnh giá từ 1.290.000 đồng/m2 lên 1.768.000 đồng/m2, giá thị trường của 32,4ha đất tại dự án là 574 tỷ đồng. Trong khi đó, giá chuyển nhượng giữa hai công ty chỉ 419 tỷ đồng, chênh lệch 154 tỷ đồng.
Còn với 21,2 tỷ đồng lãi suất, sau khi trừ đi 8,2 tỷ đồng tiền lãi gửi tiết kiệm từ số tiền Công ty QCGL đã thanh toán, Công ty Tân Thuận chỉ bị thiệt hại 13 tỷ đồng. Do đó, tổng thiệt hại đối với vụ án xảy ra tại dự án Khu dân cư Phước Kiển là 167 tỷ đồng.
Chủ đầu tư xây sai phép, cư dân Quốc Cường Gia Lai mòn mỏi chờ sổ hồng
Nhận bàn giao nhà từ năm 2011 nhưng đến nay hơn 100 hộ dân tại chung cư Quốc Cường Gia Lai, Q.7, TP.HCM vẫn chưa được cấp sổ hồng. Nguyên nhân đến từ những vi phạm xây dựng của chủ đầu tư.
" alt="Quốc Cường Gia Lai mua ‘hụt’ hơn 32ha đất công ở TP.HCM như thế nào?"/>
Quốc Cường Gia Lai mua ‘hụt’ hơn 32ha đất công ở TP.HCM như thế nào?
Báo cáo tình hình tai nạn lao động (TNLĐ), từ 1/1 - 10/7, của Thanh tra Sở Lao động Thương binh & Xã hội TP.HCM, cho biết, trên địa bàn đã xảy ra 37 vụ tai nạn lao động, làm chết 41 người. Trong đó lĩnh vực xây dựng xảy ra 16 vụ, chiếm tỷ lệ 43%. Theo đó, Đoàn điều tra TNLĐ TP.HCM đề nghị khởi tố 3 vụ TNLĐ.Báo cáo cho biết, 3 vụ tai nạn trên xảy ra do các nguyên nhân: Vi phạm quy trình an toàn khi thực hiện tháo dỡ, sửa chữa cần trục; tổ chức tháo dỡ cần trục bánh xích không đảm bảo điều kiện an toàn lao động; vận hành máy ép cọc không có biện pháp làm việc đảm bảo an toàn.
|
Xé bỏ thông tin nhà thầu, chủ đầu tư sau tai nạn tại Sài Gòn South Office. (Ảnh minh họa: Zing) |
Thống kê của Thanh tra Sở Lao động Thương binh & Xã hội TP.HCM, từ năm 2009 đến nay, số vụ tai nạn trong lĩnh vực xây dựng chiếm từ 43% - 65% số vụ TNLĐ.
Một báo cáo khác về kết quả đợt thanh tra an toàn lao động trong xây dựng trên địa bàn TP.HCM 6 tháng đầu năm 2015, cho biết, 37 công trình đã được thanh tra. Trong đó, 18/38 nhà thầu được thanh tra, bị lập biên bản vi phạm hành chính; xử phạt vi phạm hành chính 15 nhà thầu với 17 hành vi vi phạm, tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính là 163.000.000 đồng.
Đặc biệt, qua thanh tra, kết luận 4 đơn vị kiểm định kỹ thuật an toàn vi phạm quy trình kiểm định, 1 đơn vị kiểm định thực hiện kiểm định nhưng chưa có giấy phép của Cục An toàn lao động.
Bộ phận an toàn vệ sinh lao động, thuộc Thanh tra Sở Lao động Thương binh & Xã hội TP.HCM, cho biết, hiện chưa có chế tài xử lý đơn vị tư vấn giám sát, chủ đầu tư vi phạm các quy định về quản lý, giám sát an toàn lao động.
Thời gian qua, trên địa bàn TP.HCM liên tiếp xảy ra các vụ tai nạn tại nghiêm trọng tại các công trường xây dựng. Trong đó, ngày 9/7 xảy ra vụ sập giàn giáo, tại công trình xây dựng Sài Gòn South Office, do Công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Hòa Bình (HBC), là nhà thầu thi công, làm 4 người bị thương, 3 người thiệt mạng. Ngày 28/7 xảy ra vụ 2 công nhân bị trượt chân từ tầng 12 xuống dưới đất, tại công trình xây dựng dự án nhà ở xã hội HQC Plaza, do công ty cổ phần Đầu tư - Xây dựng - Phát triển nhà ở Bảo Linh là nhà thầu thi công, khiến 1 người chết, 1 người trọng thương.
Quốc Tuấn
Thứ trưởng Xây dựng xem xét hiện trường sập giàn giáoTP.HCM: Sập giàn giáo 3 người chết, 4 người bị thương" alt="TP.HCM: Đề nghị khởi tố 3 vụ tai nạn xây dựng gây chết người"/>
TP.HCM: Đề nghị khởi tố 3 vụ tai nạn xây dựng gây chết người