Khi ấy và thậm chí bây giờ, nhận định "Hồ Quỳnh Hương không đặc biệt" vẫn khá phổ biến. Trong quan niệm phổ thông, ca sĩ muốn thành công phải có giọng hát cá tính riêng kiểu Phương Thanh hoặc phong cách độc, lạ như Tùng Dương.
Dù vậy, Hồ Quỳnh Hương lại là trường hợp thú vị. So với mặt bằng chung, chị nổi tiếng, có fan khá nhanh. Nếu không đặc biệt, cuộc chiến "huyền thoại" giữa cộng đồng fan Mỹ Tâm và Hồ Quỳnh Hương có thể chẳng xảy ra.
Ngày ấy, Hồ Quỳnh Hương chưa được bàn tán nhiều về kỹ thuật thanh nhạc như bây giờ nhưng xuất phát điểm đã là giọng ca có thực lực. Bằng chứng, từ cột mốc 1999, chị đã thắng vô số giải thưởng lớn, nhỏ trong nước nhiều năm liên tiếp.
Giới chuyên môn và báo chí nhận định Hồ Quỳnh Hương giọng tốt lại tình cảm, có hồn - điểm khác biệt với không ít ca sĩ giỏi kỹ thuật.
Chị còn nổi bật với khả năng sáng tác, một trong số bài nổi nhất là Căn phòng mưa rơi và mức độ đầu tư cho các hoạt động, sản phẩm.
Các liveshow, album và MV đều được đầu tư lớn. Chị cũng là ca sĩ đầu tiên nghĩ ra ý tưởng làm concert tại Nhà hát Lớn TPHCM để quảng bá album mà sau này nhiều đàn em học theo...
Đánh giá toàn diện cùng thời điểm tỏa sáng, Mỹ Tâm nhỉnh hơn Hồ Quỳnh Hương về danh tiếng và lượng người hâm mộ. Dù vậy, sự thăng hạng nhanh chóng về tên tuổi, sức ảnh hưởng và thành tích của Hồ Quỳnh Hương vẫn vô cùng ấn tượng và cho thấy tiềm năng lớn ở chị. Điều này châm ngòi cho loạt cuộc đụng độ căng thẳng giữa hai cộng đồng fan từng tiêu tốn giấy mực của báo chí một thời.
Khoảng đầu thập niên 2010, tên tuổi Hồ Quỳnh Hương tiếp tục được bàn tán mạnh mẽ cho chủ đề diva thế hệ kế cận trong nhiều năm liền.
Đặc biệt, sau sự kiện "đọ giọng" với ca sĩ Lee Hae-ri - thành viên nhóm nhạc Davichi, một trong những giọng ca nổi bật về kỹ thuật hát ở nền âm nhạc K-Pop, loạt bài viết, video phân tích trình độ thanh nhạc và năng lực giúp cái tên Hồ Quỳnh Hương luôn "nóng" đối lập với tình trạng hoạt động ngày càng thưa thớt của chính chủ.
Trích đoạn MV "Cứ để cho em" của Hồ Quỳnh Hương
Đừng tiếc cho những năm vắng bóng
Khoảng sau năm 2014, Hồ Quỳnh Hương hạn chế xuất hiện. Ngoài hai lần ra sản phẩm năm 2016 và 2018, chị gần như vắng bóng showbiz.
Năm 2022, chị tái xuất, đến năm 2024 mới hoạt động đều đặn trở lại. Trước những câu hỏi của báo giới, ca sĩ đều chia sẻ chung chung như "mất lửa", "tuột cảm xúc", chi tiết hơn là "mệt mỏi trước thị phi" nhưng phủ nhận liên quan vụ việc lời qua tiếng lại với diva Thanh Lam tại cuộc thi Nhân tố bí ẩn.
Sự "biến mất" của Hồ Quỳnh Hương khiến nhiều khán giả tiếc nuối. Nền nhạc pop Việt Nam không có nhiều giọng ca đẹp lại hài hòa kỹ thuật và cảm xúc như vậy.
Nếu những đồng nghiệp cùng thời như Mỹ Tâm, Hồ Ngọc Hà chọn "sống chết" với âm nhạc, Hồ Quỳnh Hương lại âm thầm thoái ẩn thời gian dài.
Dù vậy, nhìn lại những được - mất, không hẳn năm tháng rời nghệ thuật của Hồ Quỳnh Hương là điều đáng tiếc.
Nhờ tập trung làm ăn, chị có được sự nghiệp kinh doanh lẫn sản nghiệp đáng ngưỡng mộ, đúng như phát ngôn "Tôi là đại gia của chính mình" năm xưa.
Hồ Quỳnh Hương vẫn được đón nhận ngày trở lại. Tại một thị trường khắc nghiệt với sức đào thải có thể chỉ vỏn vẹn 6 tháng - 1 năm vắng bóng, không nhiều ca sĩ có "đặc quyền" như vậy.
Hai MV mới của Hồ Quỳnh Hương trong năm 2023 - 2024 khó thể gọi là xuất sắc, nổi bật nhưng hợp và vừa vặn, cho thấy chị chưa lỗi thời trước dòng chảy âm nhạc cuồn cuộn nay này mai khác.
Theo nguồn tin riêng của VietNamNet, mức cát-sê của chị tương đương một ngôi sao hạng A.
Ngày trở lại, không khó nhận thấy Hồ Quỳnh Hương bình thản, đương đầu các vấn đề nhẹ nhàng và yêu nghề nồng cháy hơn. Chị hát vẫn cảm xúc, phong cách trò chuyện vẫn "bay bay" như ngày nào và đôi lúc bẽn lẽn, hồi hộp trước khán giả dù đã đi hát 25 năm.
Dường như nhờ những năm ở ẩn, Hồ Quỳnh Hương giữ được sự hồn nhiên và trái tim nhạy cảm vốn dĩ của người nghệ sĩ.
Lê Thị Mỹ Niệm
Đã qua nhiều vai diễn rồi mà vẫn có khán giả ghét tôi
- Vai Dương "cơ bắp" của anh vừa lên sóng lại gây bão, lần này tiếp tục là bão "ghét" vì anh đóng phản diện đạt quá. Anh toàn nhập vai làm khán giả tăng xông mãi mà chưa chán sao?
Người diễn viên chỉ chán khi khán giả không quan tâm đến các vai diễn của mình. Khán giả còn tăng xông tức là còn quan tâm đến vai diễn của tôi mà như vậy tôi phải đóng phim tiếp vì nghề chúng tôi là phục vụ công chúng.
- Hết lão Tấn "Hương vị tình thân" đến ông trùm trong "Đấu trí", Khiêm trong "Chúng ta của 8 năm sau" rồi tới Dương "cơ bắp" của "Độc đạo", sau mỗi vai lượng gạch đá anh gom được ngày càng nhiều và chứng tỏ anh vào vai quá chuẩn?
Tôi vui chút chút đấy, vui vì các vai diễn sau không bị lẫn vào những vai trước. Bên cạnh niềm vui cũng có nỗi buồn man mác bởi đã qua nhiều vai diễn mà vẫn có khán giả ghét tôi thông qua nhân vật, vậy nên tôi không thể hả hê được.
- Nhân vật Dương có gì thu hút anh? Anh đã chuẩn bị thể lực ra sao trước khi vào vai này?
Dương "cơ bắp" đối với tôi là một vai diễn khá thú vị. Dương "cơ bắp" xuất hiện liên tục ở những tập đầu và rất nhiều đất diễn. Nhưng có cái khó là khán giả nghe tên nhân vật Dương "cơ bắp" là hình dung về một kẻ lực lưỡng cơ bắp cuồn cuộn nhưng không nghĩ rằng hắn đã gần 50 tuổi và sống trác táng thì không thể có cơ thể như thanh niên tập gym 20-30 tuổi.
Bên cạnh đó, Dương "cơ bắp" có thể hiểu theo nghĩa là sử dụng vũ lực (cơ bắp) trong công việc. Khi nhận vai, tôi khá băn khoăn vì vừa giảm gần 10kg cho phù hợp với tạo hình vai diễn trước, chỉ còn có mấy tháng là vào vai mới thì sao cơ bắp nổi. Nhưng khi đọc kịch bản, tôi xác định xây dựng nhân vật theo hướng dùng vũ lực, đánh đấm trong hành động thay vì sử dụng trí tuệ (hữu dũng vô mưu). Để gần với tạo hình nhân vật hơn, tôi đã tăng 6-7kg trong thời gian ngắn.
- Cảnh quay nào khiến Hồ Phong rùng mình vì cho thấy sự tàn độc của nhân vật?
Nhằm hạn chế những cảnh bạo lực, máu me khi phát sóng trên truyền hình quốc gia, các đạo diễn, quay phim đã sử dụng kỹ xảo và góc máy để bớt hiệu ứng gây phản cảm nên vai diễn của tôi ít những cảnh đó. Sự tàn độc của Dương "cơ bắp" trên phim chủ yếu thông qua lời kể của các nhân vật khác.
- Cá nhân anh thích vai nào nhất trong số 4 ông trùm trên phim với tư cách khán giả?
Tôi thích cả 4 ông trùm và được mời vào vai nào cũng sẵn sàng vì mỗi nhân vật ông trùm trong Độc đạo có tính cách và ngoại hình khác nhau nhưng đều có số phận và đầy đất diễn. Còn nếu nói về góc độ khán giả cũng khó vì thứ nhất phim chưa phát sóng toàn bộ kịch bản, các ông trùm khác xuất hiện ít hoặc chưa ra mặt. Thứ hai, mỗi người một gu và cảm nhận khác nhau. Nhưng tôi tin qua diễn xuất của các diễn viên chuyên nghiệp, ông trùm nào cũng đáp ứng đa số thị hiếu công chúng.
Tôi thích thể hiện các nhân vật phản diện trên truyền hình
- Nhiều người vẫn không hiểu vì sao anh - một công an xịn lại chuyên trị nhân vật phản diện? Phải chăng vì khuôn mặt và giọng nói không hợp vai hiền lành hay anh không thích các dạng vai này vì nhạt?
Là một chiến sĩ công an nhân dân nhưng hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, văn nghệ nên tôi làm chuyên về nghiệp vụ của mình. Tôi thích thể hiện vai phản diện trên truyền hình vì các nhân vật này đa tính cách, đa màu sắc và gây ấn tượng mạnh tới tâm lý khán giả, cuộc đời cũng khá phong phú.
Ngay cái tên của nhân vật phản diện cũng gây ám ảnh và nhiều tranh cãi tới người xem. Trong lĩnh vực sân khấu, tôi nhận nhiều vai chính diện và đạt danh hiệu NSƯT nhờ những vai đó. Thật ra không có tiêu chuẩn nào là người tốt giọng phải hay, mặt phải đẹp trai như tượng.
- Theo điều lệnh công an không được để râu, vậy anh "chống lại điều lệnh" thế nào để nhận vai Dương cơ bắp?
Tôi làm sao dám "chống lại điều lệnh" công an nhân dân. Chúng tôi phải thực hiện nghiêm túc mọi nơi mọi lúc. Như đã nói, tôi là một chiến sĩ công an nhân dân hoạt động trong lĩnh vực văn hóa nên có những quy chế riêng trong công tác và phải được sự đồng ý của các cấp lãnh đạo phê duyệt.
Tôi không thể vui khi gia đình và người dân quê mình bị tổn thất nặng nề
- Đóng phim liên tục, lại hưởng lương công an, vợ làm ngân hàng, thu nhập như vậy có đủ xoay xở lo cho 4 người con?
Đủ chứ! Con gái lớn của tôi đã 24 tuổi. Các con nhỏ vẫn đến trường đầy đủ, gia đình cơm ăn ba bữa quần áo mặc cả ngày(cười).Tôi thích chữ "đủ". Nhờ lương công an của tôi, lương ngân hàng của vợ tôi cộng với thu nhập thêm từ phim ảnh nên cả gia đình sống vừa đủ.
- Nghe nói anh đã huỷ chuyến bay vào Nha Trang để ở nhà đúng đợt bão lũ, gia đình ở Quảng Ninh thiệt hại ra sao và đến giờ khắc phục đến đâu rồi?
Tôi được mời tham dự giải Cánh diều vàng 2024 tại Nha Trang với đề cửDiễn viên phụ xuất sắc nhấtthể loạiPhim truyện điện ảnh. Nhưng tôi hủy vé sát giờ bay vì Hạ Long nơi tôi sinh ra và lớn lên bị ảnh hưởng nặng nề của bão. Tôi không thể vui khi gia đình và người dân quê mình bị tổn thất nặng nề về tinh thần và kinh tế như vậy. Ngay sau khi bão tan và đi lại được, tôi đã về Hạ Long thăm gia đình và tìm cách khắc phục hậu quả sau bão.
NSƯT Hồ Phong trong trích đoạn phim "Độc đạo" (Nguồn: VTV)
Ảnh: VTV, NVCC
Thái cho hay dù là thủ khoa kỳ thi Đánh giá tư duy của ĐH Bách khoa Hà Nội nhưng em coi đó chỉ là “thi để trải nghiệm, theo lời rủ của bạn. Từ đầu, em không xác định vào ĐH Bách khoa Hà Nội”.
Theo lời Thái, theo học tại Trường ĐH FPT, em nhận được học bổng toàn phần miễn 100% học phí trong suốt 4 năm, ước tính khoảng 350 triệu đồng.
“Em chọn theo học tại Trường ĐH FPT để đỡ gánh nặng học phí cho gia đình”, Thái nói.
Thủ khoa khối B
Thủ khoa khối B toàn quốc năm 2024 là Nguyễn Đặng Linh Chi (lớp 12 Hóa, Trường THPT Chuyên Trần Phú, Hải Phòng) với tổng điểm 29,55 (Toán 9,8; Hoá học 10 và Sinh học 9,75).
Linh Chi cho biết đã đăng ký 4 nguyện vọng xét tuyển đại học năm 2024, trong đó Nguyện vọng 1 là vào ngành Y khoa của Trường ĐH Y Hà Nội bằng tổ hợp khối B. Nguyện vọng 2 là ngành Răng - Hàm - Mặt của Trường ĐH Y Hà Nội bằng tổ hợp khối B; Nguyện vọng 3 là ngành Dược học của Trường ĐH Dược Hà Nội, bằng khối B; Nguyện vọng 4 là ngành Kinh tế quốc tế của Trường ĐH Kinh tế quốc dân, bằng tổ hợp D07 (Toán, Hóa học, tiếng Anh).
Linh Chi hy vọng sẽ trúng tuyển ở Nguyện vọng 1 vào ngành Y khoa của Trường ĐH Y Hà Nội.
Thủ khoa khối C
Năm nay có 19 thí sinh cùng là thủ khoa khối C khi có cùng tổng điểm 29,75, gồm 13 em ở tỉnh Bắc Ninh, 2 thí sinh Nghệ An, còn lại mỗi tỉnh Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa có 1 thí sinh.
Một trong số các thủ khoa là Tô Thị Diệu (học sinh lớp 12D1 Trường THPT Quảng Xương 4, tỉnh Thanh Hóa). Em có điểm Ngữ văn 9,75; Lịch sử 10; Địa lý 10. Diệu mồ côi bố từ nhỏ, mẹ em phải gồng gánh chạy chợ, rong ruổi khắp nơi để nuôi 2 con ăn học.
Chính vì vậy, nữ sinh Tô Thị Diệu quyết định chọn theo ngành sư phạm vì được miễn học phí, với mong muốn mẹ mình đỡ một phần kinh phí trang trải cuộc sống. Diệu cho biết đã đăng ký 2 nguyện vọng xét tuyển và đều vào ngành Sư phạm Ngữ văn của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.
Nguyện vọng 1 em đăng ký xét tuyển bằng phương thức sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT. Nguyện vọng 2 em đăng ký xét bằng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội và thực tế, em đã đủ điều kiện trúng tuyển sớm theo nguyện vọng này.
Một thủ khoa khác là Nguyễn Thị Cẩm Tú (học sinh lớp 12D1 Trường THPT Phan Thúc Trực, tỉnh Nghệ An) đạt điểm Văn 9,75; 2 điểm 10 môn Lịch sử và Địa lý. Cẩm Tú dự định đăng ký vào ngành Quan hệ công chúng Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐH Quốc gia Hà Nội. “Em chọn ngành này vì muốn được rèn luyện, thay đổi bản thân trong môi trường năng động", Cẩm Tú cho hay.
Hay thủ khoa Lương Thị Hoài Thu (học sinh lớp 12C2 Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT số 2 Nghệ An) cũng có 2 điểm 10 môn Lịch sử và Địa lý, còn môn Văn đạt 9,75 điểm. Hoài Thu cho biết sẽ đăng ký vào ngành Sư phạm Tiểu học của Trường ĐH Vinh. “Nghề giáo là nghề em rất thích và muốn theo đuổi”, Thu nói.
Thủ khoa khối D1
Thủ khoa khối D1 năm 2024 là Nguyễn Phương Linh (học sinh lớp 12A12 Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc) với tổng điểm 28,75. Cụ thể, ở tổ hợp khối D1, Phương Linh đạt điểm 10 môn tiếng Anh, 9 điểm Toán và 9,75 điểm Văn.
Chia sẻ với VietNamNet, nữ sinh cho biết đã quyết định chỉ đăng ký 1 nguyện vọng xét tuyển duy nhất vào ngành Quản trị kinh doanh của Trường ĐH VinUni, thay vì các trường đại học công lập. Đây là nguyện vọng Phương Linh đã đủ điều kiện trúng tuyển sớm, đạt mức học bổng miễn 75% học phí của trường (qua hồ sơ kết quả học tập, bài luận, phỏng vấn), từ trước khi thi tốt nghiệp THPT.
“Đây là nguyện vọng mà em đã định hướng từ đầu lớp 12. Ngoài việc được miễn học phí, em thấy nhiều cơ hội cho mình nếu theo học trường này. Bản thân em rất thích và thấy phù hợp môi trường mang tính quốc tế cao, hơn là một trường công”, Linh chia sẻ.
Nữ sinh đang hy vọng nhà trường sẽ tạo điều kiện nâng mức học bổng khi em trở thành thủ khoa khối D1 năm nay. Theo Phương Linh, học phí của trường là khoảng 815 triệu đồng/năm.
Thủ khoa khối A1
Thủ khoa khối A1 năm 2024 là Nguyễn Hạo Thiên (học sinh lớp 12E1 Trường TH-THCS-THPT Lê Thánh Tông, TP.HCM) với tổng điểm 29,6. Trong đó, môn Toán em đạt 9,8 điểm, Vật lý 10 điểm và tiếng Anh 9,8 điểm.
Hạo Thiên dự định đăng ký Nguyện vọng 1 vào ngành Khoa học máy tính của Trường ĐH Bách khoa - ĐH Quốc gia TP.HCM; Nguyện vọng 2 là ngành Khoa học máy tính của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐH Quốc gia TP.HCM.