- Dù chị đã cố gắng thu xếp công việc,ìnhcảnhbiđátcủabétuổibệnhthậtin thê thao gửi con cho bà ngoại để có thể tập trung thật lực kiếm tiền nhưng mãi cũng không đủ chữa bệnh cho con. Con trai chị muốn giữ được mạng sống cần phải điều trị tiếp. Không có tiền, không biết số phận con sẽ ra sao?
Theo đó, mặc dù phải tập luyện vất vả như tập bắn súng, lăn xả nhiều giờ trên đất... trong môi trường khắc nghiệt nhưng nữ cảnh sát Việt vẫn cho thấy vẻ rạng ngời, xinh đẹp cùng làn da trắng mịn
Các cô gái dù vất vả tập luyện nhưng vẫn cho thấy được vẻ xinh đẹp, nữ tính. Sau khi thông tin này được đăng tải, ngay lập tức nhận được sự quan tâm của cộng đồng mạng Trung Quốc. Nhiều người không tin những hình ảnh này đúng là của cảnh sát thực sự, mà chỉ là của diễn viên trên phim trường.
Ngọc Bích - một trong những nữ sinh nổi tiếng của học viện Cảnh sát nhân dân cũng xuất hiện trong bài viết này
Tuy nhiên bên cạnh đó, phần lớn mọi người đều ca ngợi, ngưỡng mộ vẻ đẹp của con gái Việt Nam, đặc biệt là khi làm những nghề cao cả như cảnh sát.
Trước đó, những hình ảnh đẹp không tì vết của hot girl boxing Khả Ngân cũng được trang tin này đăng tải, từng gây sốt trong suốt thời gian dài tại Trung Quốc
(Theo Zing)
" alt="Mạng Trung Quốc đưa ảnh nữ cảnh sát Việt xinh đẹp" />
Hiện đã có 69 chỉ tiêu dự bị từ Trường dự bị ĐH TP.HCM và Trường dự bị ĐH Dân tộc Trung ương Nha Trang.
Ngành Y khoa có 100 chỉ tiêu cho các ngành hiếm: Lao, Phong, Tâm thần, Giải phẫu bệnh, Pháp y.
Điểm sàn đã bao gồm điểm ưu tiên khu vực và ưu tiên đối tượng như sau:
Khi xét tuyển, trong trường hợp thí sinh bằng điểm, nhà trường sẽ ưu tiên chọn điểm môn Toán để xét từ cao xuống thấp.
Trường ĐH Y Dược Cần Thơ không sử dụng điểm bảo lưu để xét tuyển. Kết quả xét tuyển được công bố ngày 5/10. Thí sinh xác nhận nhập học trước 17h ngày 10/10.
Sau khi có kết quả, thí sinh không trúng tuyển nhưng đủ tiêu chuẩn và điều kiện tuyển theo nhu cầu xã hội hoặc ngành hiếm thì liên hệ với Sở Y tế, nơi có hộ khẩu thường trú để làm thủ tục xét tuyển từ 6-9/10.
Lê Huyền
Nhiều trường đào tạo ngành y dược công bố điểm sàn
Các trường đào tạo ngành Y Dược công bố điểm sàn xét tuyển từ kết quả thi tốt nghiệp THPT 2020.
" alt="Điểm sàn Trường Đại học Y Dược Cần Thơ 2020" />
Trường ĐH Luật TP.HCM khuyết hiệu trưởng từ tháng 3/2018 đến nay
Đầu tháng 7 qua, Bộ Y tế đã công nhận Hội đồng trường ĐH Y Dược TP.HCM nhiệm kỳ 2020 - 2025. PGS.TS Trần Diệp Tuấn giữ vị trí hiệu trưởng nhà trường từ tháng 4/2015 giữ chức Chủ tịch Hội đồng trường. Lúc này Trường ĐH Y Dược TP.HCM còn 2 phó hiệu trưởng là PGS.TS Nguyễn Hoàng Bắc và TS Ngô Đồng Khanh. Hiện nay, TS Ngô Đồng Khanh đã nghỉ hưu theo quy định, Ban Giám hiệu Trường ĐH Y Dược TP.HCM chỉ còn duy nhất một Phó Hiệu trưởng được giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn hiệu trưởng là PGS.TS Nguyễn Hoàng Bắc.
Tình trạng khuyết, có, rồi lại khuyết hiệu trưởng xảy ra tại Trường ĐH Sư phạm TP.HCM. Năm 2017 khi PGS.TS Nguyễn Kim Hồng nghỉ quản lý theo độ tuổi quy định, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM đã khuyết hiệu trưởng. Lúc này, TS Nguyễn Thị Minh Hồng, Phó Hiệu trưởng được giao phụ trách trường tới năm 2018 thì được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng. Đầu tháng 9 vừa qua, Bộ GD-ĐT đã công nhận Hội đồng trường ĐH Sư phạm TP.HCM nhiệm kỳ 2020-2025. TS Nguyễn Thị Minh Hồng làm Chủ tịch Hội đồng trường, trường lại rơi vào tình trạng khuyết hiệu trưởng. Hiện Trường ĐH Sư phạm TP.HCM chỉ có 1 Phó Hiệu trưởng duy nhất phụ trách là GS.TS Huỳnh Văn Sơn.
Tại Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, khi GS.TS Nguyễn Hay nghỉ hưu theo quy định, trường có 3 Phó Hiệu trưởng. Hiện nay, PGS.TS Huỳnh Thanh Hùng được giao nhiệm vụ phụ trách trường.
Tình trạng khuyết hiệu trưởng cũng diễn ra ở Trường ĐH Giao thông Vận tải TP.HCM khi PGS.TS Nguyễn Văn Thư nghỉ hưu từ năm 2019. Hiện trường này có 2 Phó Hiệu trưởng là PGS.TS Nguyễn Bá Hoàng (phụ trách trường) và PGS.TS Nguyễn Xuân Phương.
Tuy nhiên, nổi bật là Trường ĐH Tôn Đức Thắng khi không có Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng nào. Cách đây vài tháng, ông Lê Vinh Danh, hiệu trưởng đã kỷ luật bằng hình thức cách chức. Các phó hiệu trưởng đã hết nhiệm kỳ (2014 - 2019). Hiện tại, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam - cơ quan chủ quản của Trường ĐH Tôn Đức Thắng đang giao TS Trần Trọng Đạo, Phó Hiệu trưởng nhiệm kỳ 2014-2019 thực hiện nhiệm vụ quản lý, điều hành trường đến khi có hiệu trưởng nhiệm kỳ mới được công nhận theo Luật Giáo dục đại học.
Vì sao tình trạng khuyết hiệu trưởng kéo dài?
Theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ĐH, Hiệu trưởng cơ sở giáo dục ĐH công lập do Hội đồng trường, Hội đồng đại học quyết định và được cơ quan quản lý có thẩm quyền công nhận. Nhiệm kỳ hoặc thời hạn bổ nhiệm của Hiệu trưởng cơ sở giáo dục ĐH do Hội đồng trường, Hội đồng đại học quyết định trong phạm vi nhiệm kỳ của Hội đồng trường, Hội đồng đại học.
Theo ThS Phạm Thái Sơn, Trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM những nguyên nhân khiến một số trường hiện nay khuyết hiệu trưởng là do: Trường ĐH chưa có Hội đồng trường (do những nguyên nhân khách quan chưa thành lập được Hội đồng trường) nên chưa thể bổ nhiệm hiệu trưởng. Và vì vậy, để hiệu phó "kiêm nhiệm" luôn nhiệm vụ hiệu trưởng.
Một nguyên nhân khác là một số trường có Hội đồng trường nhưng sắp hết nhiệm kỳ nên đợi nhiệm kỳ mới.
Hay, đã có Hội đồng trường có nhưng chưa được Bộ chủ quản phê duyệt nên chưa hoạt động được.
Ths Phạm Thái Sơn cũng nêu trường hợp cá biệt khi trường ĐH đã có Hội đồng trường nhưng rất yếu, bị phó hiệu trưởng phụ trách chi phối, trong khi cá nhân này không lên được hiệu trưởng được do gần tuổi nghỉ hưu.
TS Lê Trường Tùng, Chủ tịch HĐQT Trường ĐH FPT, thành viên Hội đồng quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực, cho rằng nếu trường ĐH đã có Hội đồng trường nhưng vẫn để khuyết hiệu trưởng kéo dài là do trách nhiệm của Hội đồng trường.
Nếu trường ĐH chưa có Hội đồng trường, vai trò hiệu trưởng rất quan trọng, để vị trí người đứng đầu kiêm nhiệm là trách nhiệm của các cơ quan quản lý.
“Về mặt nguyên tắc, trước khi hiệu trưởng cũ sắp nghỉ (khoảng 6 tháng) phải có phương án chuẩn bị nhân sự cho nhiệm kỳ mới. Nếu không tìm được người thay thế thì phải kéo dài thời gian của hiệu trưởng cũ. Nhiều cơ quan không để ý nhân sự thay thế, khi đến hạn nhiệm kỳ hiệu trưởng cũ nghỉ thì đưa ra phương án tạm thời. Tuy nhiên, phương án tạm thời kéo dài 1-2-3 tháng chứ không phải kéo dài 2-3 năm. Đây là trách nhiệm với trường, với sinh viên, điều này ảnh hưởng tới sự phát triển của trường”- ông Tùng nói.
Ông Tùng cho rằng nhiệm kỳ của hiệu trưởng theo nhiệm kỳ của Hội đồng trường, nhưng việc thay thế hiệu trưởng giữa nhiệm không có vấn đề gì. Khi Hội đồng trường hết nhiệm kỳ thì hiệu trưởng cũng hết nhiệm kỳ và bầu lại hiệu trưởng vẫn có thể là người cũ.
Lê Huyền
Muốn tự chủ đúng nghĩa, hiệu trưởng phải 'vượt rào'?
Hiệu trưởng nhiều trường đại học đang thực hiện tự chủ sử dụng những so sánh, ví von mạnh mẽ khi chia sẻ về công việc đang làm.
" alt="Hàng loạt trường ĐH công lập khuyết hiệu trưởng" />
Sinh viên Trường ĐH Bách khoa TP.HCM tốt nghiệp (Ảnh: HCMUT)
Đầu tháng 10, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM thông báo dự kiến buộc thôi học 41 sinh viên và cảnh báo 759 sinh viên khác.
Trước đó, vào tháng 9, Trường ĐH Sài Gòn cũng thông báo xét tạm dừng học, cảnh báo rèn luyện, buộc thôi học với gần 1.000 sinh viên.
Còn tại Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, 975 sinh viên bị cảnh báo học vụ và 458 sinh viên khác bị buộc thôi học sau học kỳ I năm học 2019 – 2020. Sang học kỳ II, tuy số lượng có giảm nhưng vẫn có hơn 800 sinh viên bị cảnh báo học vụ và 260 sinh viên bị buộc thôi học.
Ở Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM, 457 sinh viên bị buộc thôi học từ học kỳ 2 năm học 2019 - 2020. Ngoài ra, trường này cũng cảnh báo học vụ 921 sinh viên.
“Rơi rụng” cao nhất tới 25% sinh viên mỗi khóa
Ông Phạm Thái Sơn, Trưởng phòng đào tạo, Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM, cho hay số sinh viên bị buộc thôi học năm 2020 của trường thấp hơn rất nhiều so với các năm 2015, 2016. Những năm này, số sinh viên bị "đuổi" học lên đến gần 2.000 em.
Theo ông Sơn, mỗi khóa trường tuyển khoảng 3.500 sinh viên. Tính chung, tỷ lệ sinh viên bị "rơi rụng" vì nghỉ học, học không đạt…hay vi phạm kỷ luật, bỏ học là khoảng 10%.
Tại Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, bà Nguyễn Thị Xuân Dung, Phó Phòng truyền thông, cho biết mỗi năm có khoảng 5% sinh viên của trường nghỉ học, bao gồm cả trường hợp bị buộc thôi học lẫn các trường hợp tự nghỉ học.
Trong khi đó, theo ông Nguyễn Trung Nhân, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, số sinh viên bị “rơi rụng” hàng năm không đáng kể, khoảng 1-2%. Đây là những sinh viên bị đuổi học, bỏ học, hoặc cảnh báo học vụ nhiều lần dẫn tới buộc thôi học.
Còn ở Trường ĐH Nha Trang, TS Tô Văn Phương, Trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Nha Trang, cho biết tỉ lệ này ở trường là khoảng 10%.
Theo PGS Nguyễn Hoài Thắng, Trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, tỷ lệ sinh viên ra trường của Bách khoa chỉ còn khoảng 70-75% tổng số sinh viên đầu vào mỗi khóa.
"Con số này nghe có thể sốc nhưng đây là mức trung bình, ở một số trường thậm chí có tới 30- 40% sinh viên bị "rụng" trong quá trình đào tạo" - ông Thắng nói.
Lê Huyền
TLĐ nói gì về việc chậm cấp bằng ở Trường ĐH Tôn Đức Thắng?
Gần 2.000 sinh viên Trường ĐH Tôn Đức Thắng dự kiến sẽ được cấp bằng tốt nghiệp vào cuối tháng 11. Tuy nhiên, việc này đã bị hoãn lại.
" alt="Hàng nghìn sinh viên ở TP.HCM bị cho thôi học mỗi năm" />