Nhận định, soi kèo Jaro vs SJK Akatemia, 22h30 ngày 12/6: Bổn cũ soạn lại
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo OFI Crete vs Levadiakos, 22h59 ngày 13/1: Kéo dài thăng hoa -
Bạn không thực sự kiểm soát chiếc smartphone, tai nghe vừa bỏ tiền muaNgười dùng thường đồng ý với các điều khoản và điều kiện mà không đọc nội dung bên trong. Ảnh: Howtogeek.
Khi thiết lập lần đầu hoặc cập nhật lại thiết bị, nhà sản xuất thường đưa ra những điều kiện, điều khoản dài. Đa số mọi người sẽ chọn đồng ý để tiếp tục mà không đọc qua những nội dung quan trọng.
Có nhiều vấn đề phát sinh sau đó. Một số điều khoản, điều kiện buộc người dùng phải tuân thủ quy định do nhà sản xuất đưa ra, đôi khi không phù hợp với luật pháp sở tại. Vì vậy, toàn bộ hợp đồng giữa 2 bên sẽ vô hiệu.
Bạn cũng có thể vô tình đồng ý cung cấp cho nhà sản xuất những thông tin quan trọng, quyền sử dụng dữ liệu cá nhân; cho phép họ xóa, thu hồi các nội dung bạn đã trả tiền, thậm chí cho phép họ khóa thiết bị của mình một cách vô điều kiện.
Khả năng kiểm soát thông qua phần mềm
Nếu bạn mua một món hàng đơn giản, chẳng hạn cây búa, nhà sản xuất sẽ không nói gì về những thứ được phép làm với nó. Họ cũng không có cách kỳ lạ nào đó để kiểm tra việc bạn dùng búa đúng hướng dẫn hay chưa.
Tuy nhiên, các công ty công nghệ lại dễ dàng duy trì quyền kiểm soát đối với sản phẩm sau khi bán ra, thông qua phần mềm. Khi mua điện thoại, người dùng thường nghĩ đến các linh kiện vật lý như camera 32 MP, bộ xử lý Snapdragon, RAM 8 GB… Họ sẽ sở hữu những thứ này, nhưng bản thân chúng không thể hoạt động như một smartphone hoàn chỉnh.
Các sản phẩm bạn thật sự nhận được khi tiêu tốn cho một món hàng cụ thể, từ smartphone, laptop đến TV, đều nằm dưới quyền kiểm soát của công ty tạo ra phần mềm vận hành chúng.
Điều này diễn ra không đồng đều giữa các doanh nghiệp. Apple duy trì quyền kiểm soát chặt chẽ đối với thiết bị, trong khi các nhà sản xuất điện thoại Android có xu hướng cởi mở hơn.
Nhưng quan trọng nhất là người dùng không có quyền sở hữu phần mềm đang chạy trên thiết bị. Họ chỉ được sử dụng nó. Tuy nhiên, các điều khoản có thể thay đổi bất kỳ lúc nào theo ý muốn của công ty cung cấp.
Cục chặn giấy đắt tiền
Điều gì xảy ra khi bạn cầm trong tay một thiết bị mà không thực sự sở hữu, không thể làm gì với nó? Trong một số trường hợp, đó chỉ là một khối nhựa và kim loại vô dụng, đắt tiền.
Oculus Quest 2 là ví dụ điển hình về quyền kiểm soát quá lớn của các công ty sau khi bán ra sản phẩm. Ảnh: Meta.
Ví dụ điển hình là kính thực tế ảo Oculus Quest 2. Gần đây, Meta yêu cầu người sử dụng thiết bị trị giá 399 USD này phải liên kết nó với một tài khoản Facebook đang hoạt động. Họ xác định đó là tài khoản duy nhất, mọi thay đổi trên tài khoản này sẽ liên quan trực tiếp đến Oculus Quest 2.
Do đó, nếu vô tình tài khoản người dùng bị khóa vĩnh viễn hoặc xóa, thư viện game cùng quyền truy cập vào chiếc kính trị giá 399 USD cũng mất theo.
Mọi thứ còn tồi tệ hơn với những chủ sở hữu Oculus Quest đời đầu. Thiết bị được bán ra trước thời điểm Meta buộc kết nối kính với tài khoản Facebook, nhưng sau đó công ty yêu cầu họ phải làm việc này trước thời hạn tháng 1/2023 nếu không sẽ mất quyền truy cập.
Gần đây, Meta đã bỏ điều kiện kết nối tài khoản Facebook với Oculus Quest, nhưng ví dụ trên cũng cho thấy quyền kiểm soát quá lớn của doanh nghiệp đối với sản phẩm họ đã bán ra. Người dùng hoàn toàn ở trong thế bị động.
Người dùng không thể làm gì với iPhone
Với một chiếc máy cắt cỏ hoạt động hoàn toàn bằng cơ học, khi nó bị hỏng, bạn có thể đến cửa hàng bán linh kiện, mua những bộ phận thay thế. Có nhiều lựa chọn, cho phép người dùng cân nhắc giữa giá thành và chất lượng. Họ có thể mua và sửa chữa máy một cách dễ dàng.
Apple muốn kiểm soát hoàn toàn việc sửa chữa iPhone. Ảnh: Howtogeek.
Với iPhone, mọi thứ không diễn ra đơn giản như vậy. Nếu bạn không mua linh kiện chính thức từ Apple, sau khi thay thế chức năng của máy có thể bị giảm. Linh kiện bạn mua giống với sản phẩm do Apple cung cấp về mọi mặt, nhưng khi điện thoại phát hiện ra nó đến từ nguồn khác, công ty sẽ chặn.
Trong nhiều năm, Apple luôn tìm cách ngăn người dùng sửa chữa thiết bị bên ngoài hệ thống do họ vận hành. Thời gian gần đây, mọi việc có vẻ thay đổi theo hướng tích cực hơn. Apple đã đưa ra chương trình sửa chữa tại nhà, giúp khách hàng có thể tự sửa iPhone.
Tuy nhiên, quyền này vẫn chỉ được cung cấp hạn chế, nhỏ giọt. Người dùng chỉ có thể thay thế một số linh kiện nhất định của Apple, với bộ công cụ độc quyền được họ cho thuê.
Đã đến lúc thay đổi
Trong tương lai, mọi thứ có thể thay đổi trên quy mô lớn. Đa số quốc gia ở châu Âu và Mỹ ngày càng đề cao việc thực thi quyền sửa chữa. Quy định trong vấn đề này được siết chặt hơn, buộc các ông lớn công nghệ (bao gồm Apple) phải thỏa hiệp.
Cần thời gian để các quy định pháp luật được thực thi nghiêm túc. Ngay lúc này, người dùng có thể chọn những sản phẩm cung cấp quyền kiểm soát cao hơn. Trên thị trường đã có một số doanh nghiệp bán thiết bị tùy biến dễ dàng.
Laptop của Framework mang đến trải nghiệm thay thế, sửa chữa, linh kiện tương tự máy tính để bàn. Người dùng có thể tự đổi thành phần của máy khi bị hỏng hoặc muốn nâng cấp.
Ý tưởng này không giới hạn trên máy tính. Điện thoại module cũng đã xuất hiện. Fairphone là ví dụ điển hình. Thiết bị này là một smartphone hiện đại nhưng có thể sửa chữa, nâng cấp dễ dàng.
(Theo Zing)
"> -
Mỹ đưa hãng sản xuất drone lớn nhất thế giới của Trung Quốc vào danh sách đen(Ảnh: SCMP) Danh sách ban đầu của Lầu Năm Góc bao gồm Huawei Technologies, công ty cũng là một trong nhiều doanh nghiệp khác bị Bộ Thương mại cấm mua lại công nghệ Mỹ.
Nhóm thứ hai bao gồm BGI Genomics, công ty sinh học gene lớn nhất Trung Quốc và tập đoàn xây dựng nhà nước khổng lồ China State Construction Group.
Trong thông báo đưa ra ngày 05/10, Bộ Quốc phòng Mỹ tuyên bố các hạn chế của chính phủ Mỹ nhằm vào những giao dịch của công ty Trung Quốc dựa trên lo ngại rằng các mối quan hệ kinh doanh có thể hỗ trợ cho sự phát triển và hiện đại hoá quân sự của Bắc Kinh.
Sau khi cuộc xung đột Nga - Ukraine nổ ra, DJI đã bị giám sát chặt chẽ hơn với cáo buộc rằng quân đội Nga đã sử dụng drone của hãng này trên chiến trường.
Đầu năm nay, Lầu Năm Góc công bố hạn chế giao dịch với 33 tổ chức Trung Quốc có sự sở hữu được coi là “chưa xác minh” và nhiều khả năng có mối liên hệ quân sự. Các doanh nghiệp chưa được xác minh này chủ yếu là nhà sản xuất công nghệ cao, gồm công ty sản xuất linh kiện, dược phẩm, laze và các phòng nghiên cứu của chính phủ. Các công ty Mỹ muốn làm ăn với những thực thể trong danh sách cần xin giấy cấp phép cụ thể.
Thế Vinh(Theo SCMP)
"> -
Trào lưu tóm tắt phim trên TikTok bắt đầu tấn công ra nước ngoàiChỉ cần lướt TikTok vài phút, người dùng sẽ bắt gặp nhiều video ngắn, tóm tắt nội dung chính và sử dụng hình ảnh trong một bộ phim bất kỳ thu hút hàng triệu lượt xem. Đây là một trào lưu mới nổi trên TikTok, bắt nguồn từ những người Trung Quốc.
Trong đó, người dùng sẽ cắt ghép hình ảnh trong phim, lướt qua những tình tiết chính cùng lời thuyết minh của giọng AI và tiêu đề giật gân nhằm thu hút người xem.
Giật tiêu đề, câu view
Video có tựa đề “High IQ woman revenge for cheating husband” (tạm dịch: Người phụ nữ IQ cao trả thù người chồng ngoại tình) đã tóm tắt nội dung phim “Gone Girl” dài 2,5 giờ chỉ trong 7 phút.
Hay như đoạn video cắt ghép từ phim “The Danish Girl” đã sử dụng tiêu đề “The wife let the husband dress up as a woman, and he is addicted to it" (tạm dịch: Người vợ bắt chồng giả gái, sau đó anh ta nghiện luôn) để kích thích khán giả.
Do đó, trào lưu phim cực ngắn đã thu hút rất nhiều khán giả vì họ chỉ mất vài phút để hiểu toàn bộ nội dung của một bộ phim dài hàng giờ đồng hồ phát tại rạp, giúp họ tiết kiệm thời gian.
Những video review phim có tựa đề giật gân thường thu hút nhiều người xem hơn.
TheoRest of World, các nhà sáng tạo nội dung Trung Quốc đã sử dụng các ứng dụng dịch thuật, phần mềm lồng tiếng và app VPN để tóm tắt những bộ phim từ tiếng Anh, Tây Ban Nha hay Indonesia để review nhanh phim cho khán giả.
Mặc dù bản dịch vẫn còn nhiều lỗi và giọng thuyết minh thiếu tự nhiên, các video này vẫn dễ dàng thu hút hàng nghìn đến hàng triệu lượt xem, mang lại nguồn thu khổng lồ cho người chủ sở hữu. Đơn cử như video tóm tắt phim “The Danish Girl” hiện có đến 4 triệu lượt xem.
Trào lưu review phim nhanh đã xuất hiện trên các nền tảng Trung Quốc từ lâu như Douyin (TikTok bản Trung Quốc), Kuaishou hay Bilibili. Nhưng hiện nay, khi thị trường video nội địa ngày càng chật chội, các nhà sản xuất nội dung bắt đầu bành trướng sang TikTok, nền tảng đang bị cấm ở quốc gia tỷ dân.
Các video review phim cực ngắn đã thu về lượng lớn người xem có sở thích xem phim nhanh - gọn - lẹ. Có những người còn hỏi tên phim ở dưới phần bình luận vì muốn xem cả bộ phim. Thậm chí, những lỗi dịch thuật còn trở thành trò đùa trên các diễn đàn.
Xâm hại bản quyền phim để trục lợi
Chia sẻ với Rest of World, Wilson, một nhà làm video review phim ở tỉnh Giang Tây, cho biết anh kiếm được khoảng 1.400 USD/tháng với 10 tài khoản TikTok khác nhau do anh quản lý.
Công việc thường ngày của anh là tải phim từ các trang web nội địa như Douyin, tóm tắt nội dung chính bằng tiếng Trung và dùng các phần mềm dịch như DeepL để chuyển sang tiếng Anh. Sau đó, Wilson tạo phần thuyết minh bằng app lồng tiếng Moyin và cuối cùng là ghép mọi thứ trên Adobe Premiere, chỉnh sửa sao cho không bị TikTok đánh bản quyền.
Chỉ cần cắt ghép và tóm tắt nội dung phim, nhiều người đã kiếm được hàng nghìn USD từ TikTok. Ảnh: Getty Images.
Một nhà sáng tạo nội dung TikTok khác có tên Bi cũng cho biết anh kiếm được hơn 342 USD cho mỗi video review phim. Người này hiện sở hữu 2 tài khoản TikTok được tạo ra nhờ giả lập VPN.
Các video nổi tiếng của anh thường là những đoạn review phim như “Heo Peppa”, “Cừu vui vẻ và Sói xám”... “Với TikTok, khán giả của bạn có thể đến từ mọi nơi trên thế giới. Chỉ cần làm video và đăng, chắc chắn sẽ có người xem”, anh chia sẻ.
Ở Trung Quốc, những video review phim tràn lan như thế này đã gây ra không ít vấn đề liên quan đến bản quyền. Theo Sina, hệ lụy của trào lưu là hàng loạt sản phẩm nghệ thuật bị xâm phạm bản quyền và trục lợi trái phép. Do đó, năm 2021, các website phát video như iQiyi, Tencent và Youku đã nhiều lần phản đối các ứng dụng như Douyin.
Tencent còn kiện Douyin và đòi bồi thường hàng triệu USD vì vi phạm bản quyền. Tháng 12/2021, China Netcasting Services Association (CNSA) cũng yêu cầu các nền tảng chia sẻ video ngắn cấm những đoạn clip chứa các đoạn trích trái phép từ phim ảnh.
Không chỉ vậy, trào lưu xem phim "mỳ ăn liền" còn tạo ra thói quen không tốt khi thưởng thức nghệ thuật. Khán giả hình thành tâm lý "xem chùa", không cần đến rạp hoặc trả tiền bản quyền vẫn có thể xem được tác phẩm vừa ra mắt trên thị trường.
Giám chế Cao Hiểu Hổ đánh giá trào lưu này làm méo mó nội dung, khiến sản phẩm phim ảnh đánh mất giá trị cảm xúc khi lời thoại, biểu cảm và chi tiết cốt truyện bị bỏ qua. "Trừ lồng tiếng, tất cả hành vi chỉnh sửa hay bình luận theo góc nhìn cá nhân của các nhà sáng tạo nội dung đều là hành vi bóp méo sản phẩm", Thường Bình, Trưởng khoa Văn hóa Đại học Bắc Kinh chia sẻ.
Nhưng những lệnh cấm này vẫn không thể ngăn người dùng đăng tải những video tương tự. Họ thường review phim Hàn, Thái, Mỹ vì sẽ khó bị đánh bản quyền ở Trung Quốc.
(Theo Zing)
">