Chỉ cần ngồi tại nhà học sinh Trường THPT số 2 Bảo Thắng cũng có thể làm các bài kiểm tra học kỳ ngay trên chiếc smartphone. Tất cả những tiện ích này đều dựa trên nền tảng kênh giáo dục trực tuyến ViettelStudy do Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) cung cấp.Công nghệ “cởi trói” cho giáo viên
Bước chân vào ngôi trường THPT số 2 Bảo Thắng (Lào Cai), một điều dễ dàng nhận thấy là toàn bộ trường được phủ sóng Wi-Fi. Các lớp học được trang bị màn hình, hệ thống phòng tin học với dàn máy tính hiện đại.
Thầy Hoàng Văn Việt, hiệu trưởng nhà trường chia sẻ đầy tự hào bởi đây là một trong ba ngôi trường trên địa bàn đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý, dạy và học.
|
Thầy Hoàng Văn Việt, hiệu trưởng Trường THPT số 2 Bảo Thắng |
Vốn từng đi du học tại Đức, thầy Việt hiểu rất rõ tầm quan trọng của công nghệ thông tin trong các giờ giảng. “Ở cương vị người học lúc đó tôi cảm thấy hứng thú và không bị nhàm chán. Tôi tự hỏi tại sao mình lại không thể làm như thế?”, thầy Việt chia sẻ.
Nghĩ là làm, sau khi trở về nước, thầy đem những gì học tập được ở nước ngoài áp dụng tại trường THPT số 2 Văn Bàn.
Đến khi chuyển công tác về trường THPT số 2 Bảo Thắng cũng là lúc Viettel đang lựa chọn trường học thí điểm kênh giáo dục trực tuyến ViettelStudy. Với vốn kiến thức nền tảng vững chắc về công nghệ thông tin, năm 2007, thầy Việt mạnh dạn đăng ký.
“Nhờ có chương trình học này, thầy cô trở nên hào hứng nhập cuộc hơn trong quá trình giảng dạy. Thay vì làm chiếu lệ cho xong thì giờ các giáo viên đều chủ động đăng tải sản phẩm của mình lên trang trước”, thầy Việt nói.
Bản thân thầy Việt cũng cảm nhận được những lợi ích thấy rõ mà ViettelStudy mang lại. Thầy quan niệm: “Giáo dục bắt buộc phải theo xu thế đổi mới. Nếu không đổi mới sẽ mất khách vì người học chính là khách hàng”.
Vì vậy, thầy khuyến khích giáo viên tìm tòi kiến thức trên mạng. Nhờ ứng dụng ViettelStudy, giáo viên có thể tự sáng tạo bài giảng của mình, tạo ra ngân hàng câu hỏi và các lớp học ảo. Học sinh sẽ tham gia lựa chọn những bài giảng phù hợp nhất với mình. Điều này, theo thầy Việt, cũng sẽ tạo ra sự cạnh tranh cho chính giáo viên.
|
Nhờ ứng dụng ViettelStudy, học sinh có thể tham gia lựa chọn những bài giảng phù hợp nhất với mình. |
“Vì được phép lựa chọn giáo viên mình yêu thích nên nếu thầy cô không sáng tạo chắc chắn sẽ bị thụt lùi”, thầy Việt nói.
Hiện tại, có khoảng 40.000 tài khoản đang sử dụng ViettelStudy trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Với mạng xã hội học tập này, thay vì mở lớp dạy thêm, các giáo viên có thể đăng tải video giảng dạy lên trang và học sinh sử dụng tài khoản để đăng nhập và chọn lớp học trực tuyến. Đó là tính năng thầy Việt mong muốn vào học kỳ 2 nhà trường sẽ bắt đầu áp dụng.
Ở trường THPT số 2 Bảo Thắng, ngoài kênh giáo dục trực tuyến ViettelStudy, Viettel còn cung cấp cho trường phần mềm khảo thí tổ chức thi trực tuyến trên mạng. Nếu như trước đây, học sinh chủ yếu kiểm tra dưới hình thức in ra giấy. Giờ đây, giáo viên có thể tạo ra một danh sách các câu hỏi trên hệ thống và học sinh có thể thi bằng hình thức trực tuyến. Việc chấm thi hoàn toàn được thực hiện trên phần mềm. Nhờ vậy, việc chấm điểm cũng không phải qua quá nhiều công đoạn. Những thủ tục hành chính rườm rà cũng được thực hiện tối giản nhất.
“Nhờ ViettelStudy, giáo viên rất thuận tiện trong việc giao bài tập về nhà để ôn luyện hay tiến hành các bài kiểm tra 15 phút, 1 tiết, thi học kỳ. Ngoài ra, giáo viên cũng không phải chấm bài kỳ công như trước do mọi thứ đã được chấm bằng máy” - Thầy Trần Uy Đông (giáo viên trường THPT số 2 Bảo Thắng) chia sẻ.
Viettel Study giúp học sinh không chỉ phụ thuộc vào bài giảng
Một điểm đặc biệt tại ngôi trường này là 90% học sinh đều sử dụng smartphone phục vụ cho học tập. Đây là một trong những điểu thuận lợi giúp 763 học sinh trường Bảo Thắng có thể tham gia vào các lớp học trực tuyến. Viettel Study đã giúp học sinh làm bài tập mọi lúc mọi nơi, trên máy tính của trường hay smartphone tại nhà.
|
Viettel Study đã giúp học sinh làm bài tập mọi lúc mọi nơi, trên máy tính của trường hay smartphone tại nhà. |
Nhờ hình thức đổi mới kiểm tra, đánh giá thi cử này, học sinh sẽ không bị áp lực như hình thức truyền thống mà cảm thấy như đang tham gia vào một trò chơi và được đánh giá thông qua trò chơi đó.
“Có những học sinh 9 năm đi học chưa từng được nhìn thấy máy tính. Nhưng từ khi học tập tại trường cấp 3, các em được tiếp xúc nhiều hơn với công nghệ thông tin. Nhờ sự hứng thú này, số lượng học sinh không muốn đến trường giảm đi rõ rệt”, thầy Việt kể.
Nói về lợi ích của ViettelStudy, bà Hồ Thị Thu Hà, Giám đốc Viettel Lào Cai cho biết, mạng xã hội học tập là công cụ giúp học sinh tự nâng cao nhận thức của mình thông qua việc tiếp cận công nghệ thông tin. Học sinh cũng chủ động học tập chứ không chỉ phụ thuộc vào bài giảng của thầy cô.
“Bản thân phụ huynh học sinh thông qua phần mềm này cũng có thể giám sát tình hình học tập của con em mình để biết lực học con đến đâu, con đang ở vị trí thế nào, điểm thi ra sao,… Tất cả những điều đó phụ huynh hoàn toàn có thể nắm bắt được và đồng hành cùng con em mình”, bà Hà nói.
|
Học sinh Trường THPT số 2 Bảo Thắng thường sử dụng smartphone để phục vụ cho học tập |
Ngoài ra, với những công cụ này, khi nhà trường muốn tổ chức thi sẽ xáo trộn các câu hỏi trong ngân hàng sẵn có. Nhờ vậy, mỗi học sinh bước vào bài thi sẽ có một đề thi khác nhau. Hình thức này rất có ích cho học sinh cuối cấp để các em tự tin bước vào kỳ thi THPT quốc gia.
Ngoài ra, giám đốc Viettel Lào Cai cho biết thêm, phần mềm khảo thí và mạng xã hội học tập ViettelStudy vẫn đang triển khai thử nghiệm. Sau khi Trường THPT số 2 Bảo Thắng thử nghiệm thành công, mô hình này sẽ tiếp tục triển khai nhân rộng cho các trường học trên địa bàn. Dự kiến sau 6 tháng, việc triển khai sẽ thực hiện đồng loạt tại các trường cấp 3 trên địa bàn tỉnh.
Thúy Nga
" alt=""/>ViettelStudy “cởi trói” cho giáo viên Bảo Thắng