Theo luật này, các mức phạt tiền và phạt tù mạnh mẽ được đưa ra nhằm ngăn chặn các giao dịch gian lận và trái phép trên thị trường tiền mật mã. Luật cũng quy định các loại tiền mật mã là tài sản số và Ủy ban Chứng khoán Thái Lan (SEC) sẽ chịu trách nhiệm giám sát và quản lý tất cả giao dịch tiền mật mã, đồng thời xác định danh tính của khách hàng.
Theo luật, những người môi giới tiền mật mã không đăng ký hoặc những người thực hiện giao dịch tiền mã thông qua các môi giới này sẽ bị phạt tù tới 2 năm và phạt tiền ít nhất 2 lần giá trị số tiền mật mã giao dịch, tối đa tới 500.000 Baht (khoảng 15.700 USD).
Bộ trưởng Tài chính Thái Lan, ông Apisak Tantivorawong nói rằng việc quản lý và đánh thuế không nhằm mục đích ngăn cản giao dịch tiền mật mã, chào bán tiền mật mã lần đầu (ICO) hay giao dịch tài sản số nói chung trên mạng, mà điều này nhằm bảo vệ nhà đầu tư và chống vấn nạn rửa tiền cùng nhiều hoạt động tội phạm khác trên không gian mạng.
" alt=""/>Thái Lan áp mức thuế 15% với giao dịch bằng tiền mật mãNếu bạn muốn tạo biểu tượng trên màn hình chính cho ứng dụng vừa được cài đặt, bạn chỉ cần mở App Drawer (Ứng dụng) – nơi chứa danh sách tất cả các ứng dụng đã được cài đặt trên thiết bị. Nhấn và giữ lên một ứng dụng bất kỳ, và kéo nó lên phía trên cùng của màn hình. Android sẽ tự động chuyển sang màn hình chính. Thả biểu tượng ra và nó sẽ được thêm vào màn hình chính.
Google thích theo dõi hoạt động trực tuyến của bạn để hiểu về bạn hơn, và từ đó hiển thị cho bạn những quảng cáo đã được cá nhân hóa dựa trên các sở thích của bạn. Tất cả những việc này nhằm tăng cơ hội bạn nhấp chuột vào một trong các quảng cáo của gã khổng lồ tìm kiếm. Nếu bạn tìm kiếm từ khóa "điện thoại giá rẻ" trên Google, không lâu sau đó bạn sẽ nhìn thấy hàng loạt quảng cáo điện thoại giá rẻ từ các nhà bán lẻ khác nhau xuất hiện trên thiết bị.
Nhiều người dùng cho đây là điều bình thường, trong khi những người khác lại không thích nó. Nếu bạn thuộc nhóm thứ hai, bạn có thể chọn không tham gia chương trình này của Google và loại bỏ các quảng cáo đã được cá nhân hóa.
Để thực hiện, bạn vào Settings (Cài đặt) > Google > Ads (Quảng cáo) và chọn Opt out of Ads Personalization (Tắt Cá nhân hóa quảng cáo).
Điều này không có nghĩa là những quảng cáo phiền nhiễu này sẽ biến mất một cách kỳ diệu khỏi Internet. Bạn sẽ vẫn thấy chúng, nhưng chúng sẽ không dựa trên sở thích của bạn nữa.
Instant Apps (Ứng dụng Tức thì) cho phép bạn sử dụng ứng dụng không cần tải nó về smartphone: bạn chỉ cần tìm ứng dụng trên Play Store (CH Play) và chọn Open App (Mở Ứng dụng).
Chức năng này đặc biệt tiện dụng đối với những ai chỉ cần sử dụng ứng dụng một lần duy nhất (hoặc thỉnh thoảng mới sử dụng), và đối với những ai muốn xài thử ứng dụng trước khi tải nó về và cài đặt vào thiết bị. Nó cũng tương tự như việc bạn lái thử một chiếc ô tô trước khi quyết định có nên mua nó hay không.
Để sử dụng chức năng này, đầu tiên bạn cần bật nó. Vào Settings (Cài đặt) > Google > Instant Apps (Ứng dụng Tức thì), chọn tài khoản Google của bạn, và chọn bật tại mục Instant Apps (Ứng dụng Tức thì). Hiện tại, Play Store (CH Play) chỉ có một lượng nhỏ ứng dụng hỗ trợ Instant Apps. Tuy nhiên, con số này sẽ tăng lên trong tương lai.
Được giới thiệu cùng với Android Marshmallow, chế độ Doze giúp tiết kiệm pin bằng cách tắt truy cập mạng nếu bạn không sử dụng điện thoại sau một khoảng thời gian nhất định. Các ứng dụng của bạn vẫn chạy nền. Do vậy, bạn sẽ nhận được các thông báo nằm trong diện ưu tiên như cuộc gọi đến, tin nhắn văn bản,... ngay tức thời.
Tuy vậy, các thông báo không nằm trong diện ưu tiên khác, chẳng hạn thông báo email đến, tin nhắn Slack.v.v., sẽ đến chậm hơn, vốn có thể là vấn đề nếu bạn đang chờ một email quan trọng từ sếp hoặc từ đồng nghiệp.
Bạn có thể nhanh chóng xử lý vấn đề này bằng cách tắt tính năng Doze cho các ứng dụng quan trọng với bạn. Vào Settings (Cài đặt) > Battery (PIN) > Battery optimizations (Tối ưu hóa PIN). Tại đây, bạn sẽ thấy danh sách tất cả các ứng dụng được cài đặt trên điện thoại. Bạn chỉ cần tìm đến ứng dụng bạn muốn vô hiệu hóa chức năng Doze và chọn Don't optimize (Không tối ưu).
Bạn có thể kiểm tra các thông báo như tin nhắn văn bản và email ngay từ màn hình khóa của thiết bị Android. Mặc dù đây là tính năng rất hay, nó có thể làm ảnh hưởng đến quyền riêng tư của bạn. Cụ thể, người khác có thể xem toàn bộ (hoặc một phần) nội dung tin nhắn hoặc email của bạn ngay cả khi điện thoại đang ở chế độ khóa màn hình.
Để thắc chặt quyền riêng tư, bạn có thể chọn ẩn các thông báo nhạy cảm khỏi màn hình khóa. Vào Settings (Cài đặt) > Notifcations (Thông báo), và chọn biểu tượng hình bánh xe răng cưa ở phía trên góc phải. Sau đó, bạn chọn On the lock screen (Màn hình khóa) > Hide sensitive notification content (Không hiện nội dung nhạy cảm).
Lần tới khi bạn nhận thông báo (chẳng hạn tin nhắn SMS), nội dung của nó cũng như tên của người gửi sẽ không hiển thị trên màn hình khóa nữa. Những người bạn hay đồng nghiệp có tính hay tò mò của bạn sẽ không thấy bất kỳ thứ gì.
" alt=""/>5 thiết lập Android bạn nên thay đổi ngay để nâng tầm trải nghiệm smartphoneTheo các chuyên gia bảo mật của Trend Micro, phần mềm độc hại này đã được cài đặt sẵn trên một loạt ứng dụng Android miễn phí, bao gồm cả các chương trình chỉnh sửa ảnh, hình nền và quan trọng là nó được người dùng tải xuống hàng triệu lần tính đến thời điểm này.
Phần mềm độc hại Xavier là một thư viện quảng cáo - một phần tử được tích hợp trong các ứng dụng miễn phí để cho phép quảng cáo làm nguồn doanh thu cho các nhà phát triển của chúng và thường được gọi là phần mềm quảng cáo. Nhưng khác với khi xuất hiện là một phần mềm quảng cáo vô hại cách đây 2 năm, Xavier gần đây đã phát triển thành một loại phần mềm nguy hiểm hơn.
Các chuyên gia bảo mật của Trend Micro cho biết hiện nay nó có thể trốn tránh sự phát hiện, thực thi mã từ xa và ăn cắp thông tin. Nói cách khác, phần mềm độc hại đủ thông minh để thoát khỏi việc phân tích của các chương trình bảo mật, nó được thiết kế để tải mã thực thi từ xa và được cấu hình để thu thập dữ liệu nhạy cảm của người dùng bao gồm địa chỉ email, ID thiết bị, phiên bản hệ điều hành, quốc gia, nhà sản xuất, nhà khai thác thẻ SIM, độ phân giải và các ứng dụng đã cài đặt.
Số lượng người dùng dính phần mềm độc hại này nhiều nhất đến từ khu vực Đông Nam Á, bao gồm Việt Nam, Phi-lip-pin và Indonesia. Khu vực châu Mỹ và châu Âu có số lượng tải xuống phần mềm độc hại này ít hơn.
Đây là một xu hướng đáng báo động vì không phải lần đầu tiên các ứng dụng trên Google Play dính mã độc. Thực sự tình huống tương tự đã xảy ra 2 lần trong vài tháng qua: vào tháng 3, hơn 100 ứng dụng trên Google Play đã cố gắng lây nhiễm các thiết bị Android với phần mềm độc hại của Windows; Vào tháng 5, hơn 36 triệu thiết bị Android bị ảnh hưởng bởi phần mềm độc hại Judy.
Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá lo lắng vì có thể dễ dàng bảo vệ cho thiết bị của mình. Chỉ cần bạn tuân thủ nguyên tắc chỉ tải về các ứng dụng có nguồn gốc rõ ràng, từ các nhà phát triển có uy tín (nên đọc các bài đánh giá trước khi tải về thiết bị) thì tỷ lệ nhiễm mã độc sẽ giảm xuống rất nhiều.
Theo GenK
" alt=""/>Hơn 800 ứng dụng phổ biến trên Google Play dính mã độc, Việt Nam thuộc nhóm bị ảnh hưởng nhiều nhất