Ra rạp từ mùng 1 Tết Nguyên đán và ít được sự quan tâm của khán giả với 3 suất chiếu/ngày nhưng từ mùng 7 Tết, lượng khán giả tăng sau những bài review tích cực trên mạng xã hội vềĐào, Phở và Pianokhiến Trung tâm chiếu phim Quốc gia Hà Nội trở tay không kịp. Trung tâm phải tăng suất chiếu liên tục và hiện tại đang duy trì 18 suất/ngày, gấp 6 lần thời điểm phim mới công chiếu nhưng vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu của người xem vì đây là cụm rạp duy nhất chiếuĐào, Phở và Piano.
Bà Mạc Thuỷ, Trưởng phòng Chiếu phim Trung tâm chiếu phim Quốc gia cho hay có ngày Trung tâm tăng suất chiếu vào lúc 12h giờ đêm cho ca chiếu 8h50 sáng hôm sau nhưng tới thời điểm đó rạp đã bán hết 402 chỗ cho phòng chiếu lớn nhất. "Trung tâm trong quá trình phát hành có nhiều phim, kể cả phim kinh doanh, phim bom tấn nhưng hiện tượng nóng lên thế này là hiếm có", bà Thuỷ nói.
Tối 20/2, Fanpage của Beta Cinemas, đơn vị đăng ký phát hành Đào, Phở và Pianophi lợi nhuận cũng đã thông báo chính thức mở bán vé khiến nhiều khán giả vui mừng bởi họ sẽ có thêm cơ hội xem phim Đào, Phở và Pianotrong bối cảnh rất khó mua vé để tiếp cận phim những ngày qua ở Trung tâm chiếu phim Quốc gia.
Theo Box Office Vietnam, đơn vị thống kê doanh thu độc lập, ngay sau khi cụm rạp Beta Cinemas công bố về việc chiếu phim Đào, Phở và Piano, lượng truy cập vào trang web bán vé của cụm rạp này tăng vọt nên Box Office Vietnam cũng gặp khó khăn trong việc thu thập dữ liệu do nghẽn mạng cục bộ.
"Chúng tôi đánh giá cơn sốt Đào, Phở và Piano thực sự thú vị và Box Office Vietnam sẽ ưu tiên tài nguyên hệ thống để theo dõi doanh thu của bộ phim này. Chúng tôi hy vọng kết quả doanh thu tốt sẽ tạo tiền đề cho nhiều tác phẩm với chủ đề tương tự Đào, Phở và Pianođược đầu tư, sản xuất và phổ biến đến đại bộ phận khán giả", trích thông báo từ Box Office Vietnam.
Clip: VTV
Đằng sau hiện tượng hiếm gặp 'Đào, Phở và Piano'Cục trưởng Cục Điện ảnh Vi Kiến Thành chia sẻ với VietNamNet sáng 20/2 thông tin đã có nhà phát hành nhận phim 'Đào, Phở và Piano' mà không cần phân chia lợi nhuận." alt=""/>Phóng viên VTV thất bại khi mua vé xem phim 'Đào, Phở và Piano'Ảnh minh hoạ. Nguồn: Lucas Pezeta/Pexels.
Trước cuộc gọi đó, tôi sẽ dám cá mọi thứ rằng Peck chẳng có vũ khí gì trong người, bởi nhóm chúng tôi chủ động chặn đánh gã trước lúc gã tan làm. Tôi sẽ không cá bằng mạng mình, không phải thế này. Tôi ném điện thoại. Lật người gã lại để lục lọi, tôi kiểm tra thắt lưng một lượt xem có dao bỏ túi gì không. Tôi đứng lên còn gã thì lủi xuống.
Malcolm lôi chiếc balô của Peck từ dưới gầm xe ôtô xanh mà Tagoe đã ném xuống. Cậu mở nó và dốc ngược lại, một vài cuốn truyện tranh Black Panther và Hawkeye rơi xuống đất. “Chẳng có gì.”
Tagoe xông đến hướng Peck, tôi thề cậu định tung ra cú sút như thể đầu gã là một trái banh, nhưng cậu lại nhặt điện thoại tôi lên và nghe máy. “Gọi ai?” Cổ cậu nổi gân, không mấy bất ngờ. “Đợi chút, đợi chút. Tôi không phải. Đợi chút. Một giây thôi.” Cậu chặn điện thoại. “Muốn tao dập máy không, Roof?”
Tôi không biết. Tôi vẫn giữ thằng Peck, máu me và nhừ tử, giữa cái bãi để xe ở trường tiểu học này, mà tôi cũng chẳng cần phải nghe cú điện thoại ấy để biết rằng Death- Cast không gọi để báo là tôi trúng xổ số. Tôi giật lấy điện thoại từ Tagoe, bực bội và bối rối, có lẽ tôi sẽ nôn khan nhưng vì cha mẹ và chị gái tôi đều không làm vậy nên có thể tôi cũng sẽ không nôn.
“Trông chừng nó,” tôi bảo với Tagoe và Malcolm. Hai đứa gật đầu. Tôi không biết tại sao mình lại thành tên cầm đầu. Tôi được nhận vào nhà tình thương sau hai người họ mấy năm trời.
Tôi tránh ra xa một khoảng, như thể sự riêng tư thực sự quan trọng, và chắc chắn rằng tôi cách khỏi ánh sáng rọi ra từ tấm biển báo lối thoát hiểm. Cố không bị tóm ngay giữa đêm với khớp nắm tay đầy máu. “Sao?”
“Xin chào. Đây là Victor gọi từ Death-Cast muốn nối máy với Ruffus Emmy-terio.”
Anh ta nói lái họ tôi, nhưng cũng chẳng cần phải chỉnh làm gì. Chẳng còn lại ai để mang cái họ Emeterio này nữa. “Ờ, là tôi.”
“Rufus, tôi rất tiếc phải báo với cậu rằng vào một lúc nào đó trong vòng hai mươi tư giờ tiếp theo...”
“Hai mươi ba,” tôi ngắt lời, đi đi lại lại từ đuôi xe này tới đuôi xe khác. “Anh gọi cho tôi trễ một giờ.” Xằng bậy. Những Decker khác nhận được thông báo của họ một giờ trước. Nếu như Death-Cast gọi cho tôi từ một giờ trước thì tôi đã không đợi ở ngoài quán ăn, nơi gã sinh viên năm nhất bỏ ngang đại học tên Peck kia đang làm việc để đuổi đánh gã đến cái bãi để xe này.
“Vâng, cậu nói đúng. Xin thứ lỗi,” Victor đáp.
Tôi cố ngậm mồm lại bởi tôi không muốn trút giận lên người chỉ đang cố làm công việc của mình, dẫu cho tôi chẳng thể hiểu nổi sao lại có kẻ chết giẫm nào lại muốn chủ động ứng tuyển cho một công việc thế này. Chỉ một giây thôi, hãy vờ như tôi vẫn có một tương lai, hãy mua vui cho tôi, chẳng có một thế giới nào tôi sẽ mở mắt tỉnh dậy và nói, “Mình nghĩ là mình sẽ nhận công việc ca đêm mà mình chẳng cần làm gì ngoài báo với người khác rằng mạng họ sắp tàn.”
Nhưng Victor và những người khác đã làm vậy. Tôi cũng chẳng muốn nghe thêm ba cái nhắc nhở xin đừng vội trút giận lên người đưa tin xấu làm gì, nhất là khi cái tin ấy lại chính là tôi sẽ toi đời nội trong hôm nay.
“Rufus, tôi rất tiếc phải báo với cậu rằng một lúc nào đó trong vòng hai mươi ba giờ tiếp theo cậu sẽ qua đời. Dẫu chúng tôi không thể làm được gì để ngăn chặn điều này xảy ra, nhưng tôi gọi để thông báo với cậu những lựa chọn cậu có thể thực hiện trong hôm nay. Trước tiên, cậu ổn chứ? Mất một lúc cậu mới trả lời. Mọi chuyện không sao chứ?”
" alt=""/>Đấu tranh nội tâm của chàng trai khi đối mặt với thần chếtLo lắng văn hóa đọc của “thế hệ cúi đầu”
Tại hội thảo do “Tủ sách Lam Sơn” tổ chức ngày 29/7, ông Phạm Thế Khang, Chủ tịch Hội Thư viện Việt Nam cho biết, trong tổng số đầu sách xuất bản hằng năm ở Việt Nam thì sách giáo khoa chiếm số lượng chủ yếu.
“Năm 2016, Việt Nam đã xuất bản 32.126 tên sách với gần 331 triệu bản sách. Trong đó, sách giáo khoa chiếm hơn 80%, ước tính lên tới gần 265 triệu bản, phục vụ cho khoảng 22 triệu học sinh, sinh viên. Số còn lại phục vụ cho 90 triệu người dân. Như vậy bình quân mỗi người dân được khoảng 0,75 bản - đây là một tỷ lệ hưởng thụ sách quá thấp”
Ông Phạm Thế Khang: "Hiện tượng "thế hệ cúi đầu" rất đáng lo ngại" |
Ông Khang cũng cảnh báo thực tỷ lệ người dân Việt Nam sử dụng thư viện công cộng quá thấp (chỉ có 0,057% dân số).
Khác với hình ảnh thường thấy của người dân các nước phương Tây trên tàu điện ngầm, ở nhà ga chờ tàu là luôn tranh thủ đọc sách thì người châu Á nói chung, Việt Nam nói riêng chỉ cúi đầu vào điện thoại.
“Thế giới đã xuất hiện một khái niệm mới để nói về những người trẻ châu Á- “một thế hệ cúi đầu” rất đáng lo ngại” - ông Khang cảnh báo.
Đồng quan điểm, bà Lê Phương Liên (nguyên Trưởng ban Văn học thiếu nhi, Hội Nhà văn Việt Nam) cho rằng tỷ lệ xuất bản khi phẩn lớn chỉ là sách giáo khoa là “mối nguy hiểm” đối với sự phát triển trí tuệ của trẻ và hạn chế khả năng tự học.
“Tôi vốn là một giáo viên dạy Toán và Lý nhưng tự học thêm nhiều điều qua các sách văn hóa khác”,bà Liên chia sẻ từ thực tế bản thân.
Nhận thấy “tỷ lệ người biết chữ ở Việt Nam rất cao nhưng tỷ lệ đọc sách rất thấp”, dịch giả Nguyễn Quốc Vương (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) nêu câu hỏi: “Tại sao người Việt biết chữ nhưng không đọc sách?”.
Dịch giả Nguyễn Quốc Vương: "Giáo viên và học sinh không đọc gì ngoài sách giáo khoa hậu quả sẽ khôn lường" |
Theo anh, “chúng ta hay nói người Việt ham học, nhưng thường là học để thi còn ham học để khám phá ra những cái mới thì chưa chắc đã là thế mạnh".
Anh cũng cho rằng hiện tượng“giáo viên và học sinh không đọc sách gì ngoài sách giáo khoa, sách luyện thi sẽ gây ra hậu quả khôn lường. Đơn giản vì tri thức và nhận thức sẽ không tăng lên, lối tư duy đơn giản tìm kiếm đúng sai sẽ phá hủy tư suy sáng tao và phê phán của bộ não".
Chung tay đưa sách đến trẻ em
Từ những trải nghiệm thực tế và những thành công bước đầu, các diễn giả tham dự hội thảo đã đề xuất nhiều giải pháp thiết thực để thúc đẩy phát triển việc đọc sách cho trẻ em, đặc biệt là trẻ em khu vực nông thôn, miền núi.
Theo anh Nguyễn Quốc Vương, để phát triển văn hóa đọc, nhà nước và người dân đều phải làm tốt nghĩa vụ của mình và hợp tác cùng nhau. Nhà nước cần có luật để có hành lang pháp lý và ràng buộc các cơ quan chính quyền trung ương, địa phương như phải có một khoản ngân sách dành cho việc khuyến đọc và các thư viện. Công dân, phải tích cực chủ động tham gia vào việc phát triển văn hóa đọc bằng những hoạt động cụ thể và hợp tác với nhau, bắt đầu từ thói quen đọc sách của từng gia đình. Và cuối cùng điều rất cần thiết là sự hợp tác giữa nhà nước và công dân.
Từng đi hướng dẫn cách phát triển sách ở nhiều trường phổ thông, PGS. TS Nguyễn Thị Ngọc Minh (giảng viên Khoa Ngữ văn, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội)cho hay: “Việc đọc không phải mang tính bản năng và không phải ai sinh ra cũng có thói quen đọc sách”.
TS Minh gợi ý những bước làm cụ thể: Tạo không gian vui vẻ hứng khởi; tạo khoảng thời gian tự do nhất định trong ngày; kỹ thuật bài trí sách bắt mắt và một kinh nghiệm quý nữa là phải có thách thức nhất định. “Tức là phải có hơn trình độ ngôn ngữ và tư duy của người đọc một bậc thì ngoài sự thích thú còn đạt việc hiệu quả tốt cho tư duy”.
Theo bà Vũ Dương Thúy Ngà, Vụ trưởng Vụ Thư viện (Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch), “để phát triển văn hóa đọc, chính phủ xác định quan trọng là do sự chung tay, góp sức của nhiều người, của toàn xã hội. Sự hỗ trợ của nhà nước chỉ mang tính chất định hướng, chủ trương là chính”.
Các mô hình tủ sách không chỉ phát triển văn học đọc mà cũng cho các em cơ hội để tìm được các kiến thức ngoài nhà trường, hình thành thói quen tự học từ nhỏ.
“Để hoạt động có hiệu quả, bền vững thì bên cạnh việc trao sách cho các trường, cũng cần chú ý đến việc nâng cao kiến thức, kỹ năng cho những người phụ trách những tủ sách đó. Bởi có sách là quý nhưng để nhen lên trong học sinh lòng yêu đọc sách mới là điều quan trọng”.
Chia sẻ thông tin về phát triển thư viện cộng đồng với các thầy cô giáo, tổ chức khuyến học ở nông thôn và miền núi tại hội thảo do Tủ sách Lam Sơn, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Thanh Hóa, Thư viện tỉnh Thanh Hóa phối hợp tổ chức. |
Những năm gần đây, phong trào xây dựng tủ sách lớp học, tủ sách phụ huynh, thư viện dòng họ… đang phát triển mạnh. Nhiều người đã dần biết đến các chương trình “khai dân trí” thông qua đọc sách cho trẻ em nông thôn như sáng kiến “sách hóa nông thôn” của anh Nguyễn Quang Thạch – vừa được giải thưởng UNESCO năm 2016; “góp 1 cuốn để đọc 1.000 cuốn” của thư viện tư nhân Hà Duyên Đạt,v.v...
Được khởi xướng vào tháng 10/2016, dự án Tủ sách Lam Sơn là sự kết nối hiệu quả từ các cựu học sinh với tinh thần “đáp đền tiếp nối”. Chưa đầy một năm, dự án đã tiếp nhận sự hỗ trợ, đóng góp và cam kết của các nhà xuất bản, công ty sách, doanh nhân, các cựu học sinh… với tổng số hiện kim và hiện vật là hơn 2 tỷ đồng. Trong đó, đã tặng gần 400 tủ sách cho các trường ở huyện Tĩnh Gia, Hoằng Hóa, Đông Sơn của tỉnh Thanh Hóa. Điểm dừng chân tới đây sẽ là các huyện Mường Lát, Bá Thước, Thọ Xuân, Ngọc Lặc, Quảng Xương, Yên Định, Hậu Lộc, Vĩnh Lộc....
Dự kiến trong năm 2017, Tủ sách Lam Sơn sẽ tiếp tục sẽ trao tặng khoảng 2.000 tủ sách cho các lớp học miền núi và nông thôn Thanh Hoá. |
Một thành viên trong dự án chia sẻ: “Thà thắp lên dù chỉ là một ngọn nến nhỏ, còn hơn là chỉ ngồi đó mà nguyền rủa bóng đêm”. Câu châm ngôn này ngày xưa ai cũng từng phân tích khi ngồi ghế nhà trường, và bây giờ chúng tôi lại lấy làm châm ngôn để nhắc nhở nhau làm việc”.
Dẫu biết phía trước còn bộn bề khó khăn bởi những nỗi lo thường trực như: ngọn lửa đã khơi nhưng ai là người chăm chút lâu dài, các cô giáo cấp 1-2 đã bận bịu vất vả như con mọn rồi, liệu có thêm việc thêm gánh nặng lên vai…. nhưng nhìn thành quả bước đầu, những cựu học sinh của ngôi trường nổi tiếng của xứ Thanh tiếp tục dấn bước cho hành trình thắp lửa theo tinh thần của Voltaire, nhà triết học khai sáng Pháp:“Những gì sách dạy chúng ta cũng giống như lửa. Chúng ta lấy nó từ nhà hàng xóm, thắp nó trong nhà ta, đem nó truyền cho người khác, và nó trở thành tài sản của tất cả mọi người”.
Thanh Hùng
" alt=""/>“Thế hệ cúi đầu” và nỗi lo sách giáo khoa thống trị