Thị trường BĐS trầm lắng: Vì đâu nên nỗi?
本文地址:http://wallet.tour-time.com/news/505c698568.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo Reading vs Burnley, 22h00 ngày 11/1: Đi dễ khó về
Bác sĩ Lương Sỹ Đức cho biết em Vũ bị máu tụ ngoài màng cứng trán hai bên, dập não trán 2 bên, dập phổi, gãy xương đòn bên trái. Sau ca phẫu thuật cấp cứu lấy máu tụ, Vũ chuyển sang khoa Hồi sức tích cực để theo dõi gần 1 tuần. Hiện tại em đang điều trị ở khoa Ngoại chấn thương.
Vũ được đánh giá tình trạng phục hồi khá. Sắp tới, em vẫn nằm điều trị, đến khi ổn định sẽ tiến hành phẫu thuật xương đòn. Khoản chi phí dự kiến lên tới 100 triệu đồng, nhưng mẹ của em đã hết cách lo liệu.
Chị Lớn năm nay mới 44 tuổi nhưng đã tròn 20 năm làm góa phụ. Chồng mất vì tai nạn giao thông, khi ấy con trai út chưa đầy 1 tuổi, còn con gái lớn mới 5 tuổi. Đau đớn vì không còn chỗ dựa, lại tủi thân vì ngày xưa không được đi học, chị quyết tâm bán căn nhà nhỏ ở làng quê, lên thành phố Pleiku mướn trọ để lo cho các con ăn học.
Chị xin làm thuê cho một cơ sở tư nhân. Hằng ngày, chị đi làm từ 7h sáng đến 10h khuya, lương tháng 8 triệu đồng. Chắt bóp lắm chị mới đủ trang trải cuộc sống của 3 mẹ con. Những tưởng khi các con đã trưởng thành, có việc làm thì chị đã vơi bớt áp lực, không ngờ chưa được bao lâu tai họa lại ập tới.
“Sau khi tốt nghiệp cấp 3, tôi có hướng cho con đi học nghề sửa chữa ô tô, nhưng thằng bé thương tôi đi làm vất vả quá, lại có bệnh u cuống bao tử và u xơ tử cung nên học được hơn 1 năm thì nghỉ. Con nói đi làm để mua bảo hiểm cho mẹ, vậy mà mới vào TP.HCM chưa được 3 tháng đã gặp nạn”, người mẹ chua xót.
Nửa tháng nay, chị chỉ mặc độc 1 bộ quần áo vì không kịp mang theo, lại chẳng nỡ bỏ tiền mua đồ mới, muốn dành hết cho con. Không có tài sản gì để cầm cố, chị phải nhờ người thân vay giúp 57 triệu đồng để đóng viện phí, hiện tại cũng đã hết sạch.
Cha mẹ hai bên đều không còn. Con gái lớn của chị đã lấy chồng, cuộc sống cũng khó khăn, lại đang mang bầu ở tháng thứ 7. Anh em ai có lòng thì đã giúp đỡ, chị Lớn không còn ai để bám víu.
Chị nói trong tiếng nấc nghẹn: “Hôm qua đóng tạm ứng được 3 triệu đồng là hết sạch tiền, tôi tính gọi cho con gái, bảo gửi cho 1 triệu đồng để đưa em về. Tôi bất lực quá”.
Mới đây, bác sĩ nói cần 17-20 triệu đồng để phẫu thuật xương vai cho Vũ, nhưng chị Lớn lắc đầu. Chị xin bác sĩ cho về quê để đi làm, tích cóp tiền rồi mới điều trị tiếp cho con. Thế nhưng sức khỏe của Vũ hiện giờ vẫn chưa ổn định, nếu đưa về, em khó có cơ hội phục hồi.
Thương hoàn cảnh của mẹ con chị, phòng Công tác xã hội của bệnh viện đã liên hệ đến Báo VietNamNet, mong giúp họ gặp được những tấm lòng thơm thảo, vượt qua khó khăn.
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp:Phòng Công tác xã hội bệnh viện Lê Văn Thịnh hoặc chị Mai Gái Lớn; Địa chỉ bệnh viện: 130 đường Lê Văn Thịnh, phường Bình Trưng Tây, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh. SĐT: 0326470681. 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2024.312 (Em Đỗ Tuấn Vũ) Chuyển khoản:Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: Báo VIETNAMNET - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Vietinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamNet Số tài khoản:114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc: Địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1, TP.HCM. Điện thoại: 19001081 |
Goá phụ cùng đường, xin giúp 17 triệu đồng cứu con bị tai nạn giao thông
Khi đèn đỏ vẫn còn 5-6 giây, nhiều tài xế đã bấm còi inh ỏi, giục giã những xe phía trước di chuyển như “sợ” họ không nhìn thấy đèn. Nhiều đoạn đường đã có biển cấm bấm còi xe rõ rành rành, thế nhưng, nhiều lái xe dường như không nhìn thấy biển cấm, vẫn bóp còi lấy được dù chẳng đáng phải còi.
Hay tại những đoạn đường khuya vắng vào ban đêm, không khó để nghe thấy những tiếng “bim bim” váng não. Thật khó hiểu!
Nhiều xe khách, xe tải lắp thêm còi công suất cao, sử dụng một cách vô tội vạ khiến người đi đường đinh tai nhức óc, thậm chí có trường hợp bị giật mình khi nghe tiếng còi đã ngã ra đường dẫn tới thương vong.
Văn hoá sử dụng còi xe vẫn khá “xa xỉ” với nhiều tài xế Việt.
Vô tư ném rác ra đường
Nhìn lại những thói quen “xấu xí” của tài xế Việt trong năm qua |
Một chị gái mặc quần áo sành điệu, cầm lái một chiếc xe hạng sang. Qua ngã tư, chị hạ kính, thản nhiên thả xuống đường mẩu giấy ăn vừa dùng để chùi son.
Phía ghế sau, đứa con chị cũng ném vèo qua cửa sổ vỏ hộp sữa đang hút dở, suýt vào mặt một người đi đường. Ai nhìn thấy cũng lắc đầu ngao ngán. Mệt nhất là mấy chị công nhân môi trường.
Vô tư xả rác ra đường là thói quen vô cùng xấu xí không chỉ của “dân thường” mà còn của một số người ở tầng lớp được coi là “có tiền”.
Đúng là tiền chưa chắc đã mua được ý thức!
Bật đèn pha vô tội vạ
Nhiều tài xế để đèn pha chiếu thẳng vào xe đối diện rất vô ý thức |
Những ai hay lái xe vào ban đêm chắc không lạ gì với những chiếc đèn pha chiếu thẳng vào mắt mình. Nhiều ô tô được chủ xe độ thêm dàn đèn siêu khủng, mỗi lần “giương pha” khiến lái xe đối diện lâm vào tình trạng “mù tạm thời’, vô cùng nguy hiểm.
Còn trong thành phố, dù đã quy định rõ trong Luật là lái xe không được để chế độ chiếu xa, thế nhưng không khó để thấy những chiếc đèn pha “chổng ngược” trên đường vừa vô duyên, vừa vô ý thức.
Chỉ cần lái xe có ý một chút, luôn để đèn ở chế độ “cos”, chỉ bật pha cao khi đi đường trường, đường đèo và không có xe đối diện thì chắc hẳn ai cũng vui.
Va chạm nhỏ dẫn tới xô xát
Vụ xô xát xảy ra vào tối 31/12/2020 tại quận Thanh Xuân, Hà Nội |
Một anh trai dừng đèn đỏ ở làn dành cho xe quay đầu khiến hàng dài ô tô phải chờ. Một lái xe khác lên nhắc liền bị anh trai này đánh gãy răng, chảy máu mặt.
Hay hai chiếc ô tô không may bị quệt vào nhau trên đường, vết xước nhỏ như sợi chỉ. Thế nhưng, nhưng hai tài xế thay vì xuống bắt tay hoà giải thì đã nói chuyện với nhau bằng…nắm đấm.
Năm 2020, vô số những vụ việc những tài xế hành hung nhau, thậm chí gọi thêm người mang hung khí đến để hỗn chiến được báo chí và mạng xã hội đăng tải.
Bạo lực là cách để thị uy sức mạnh, giải phóng cơn giận dữ nhưng cũng thể hiện sự coi thường luật pháp của những kẻ thích dùng nó.
Nhiều “ma men” sau tay lái
Tuy mức phạt nâng lên rất cao nhưng trong năm 2020 vẫn có tới gần 200.000 "ma men" sau tay lái bị xử phạt. |
Từ 01/01/2020, Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt có hiệu lực, trong đó mức phạt đối với lái xe vi phạm nồng độ cồn lên tới 40 triệu đồng và tước giấy phép lái xe đến 24 tháng.
Phạt nặng là vậy nhưng theo số liệu từ Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an), trong năm 2020, toàn quốc xử lý 185.550 trường hợp vi phạm nồng độ cồn, vẫn còn quá nhiều “ma men” sau tay lái.
Phải chăng, lái xe không sợ bị phạt? Phải chăng, nhiều lái xe không nỡ từ chối được chén rượu, cốc bia? Đã đến lúc, cộng đồng lái xe phải xây dựng cho mình “văn hoá từ chối” rượu bia một cách nghiêm túc hơn.
Thắt dây an toàn kiểu “đối phó”
Dây an toàn chỉ phát huy tác dụng khi nó được đeo đúng cách. |
Trên các trang thương mại điện tử, những chiếc chốt cài dây an toàn được bán tràn lan với giá chỉ vài chục đến một trăm nghìn đồng, có rất nhiều người đặt mua chúng để sử dụng.
Đây là dụng cụ giúp cắm vào chốt của dây an toàn, chiếc xe sẽ hiểu là dây đã được thắt và không phát ra âm thanh cảnh báo, chẳng lo bị xe “nhắc”.
Đó chỉ là một trong số nhiều mẹo của cánh tài xế để đỡ phải thắt dây an toàn khi ngồi lên xe. Tuy nhiên, họ không hiểu được rằng, thắt dây an toàn đúng cách chính là biện pháp để bảo vệ tính mạng cho chính mình và những người trên xe.
Dây an toàn được sinh ra với chỉ một tác dụng là giữ cho hành khách không bị văng khỏi ghế, lao về phía trước khi xe bị dừng lại đột ngột. Thế nhưng, dây an toàn chỉ phát huy tác dụng khi nó được đeo đúng cách.
Có vẻ như nhiều không quen và nghĩ rằng đeo dây an toàn là vướng víu, khó chịu, mất thời gian. Nhưng đến khi tính mạng bị đe doạ thì… hối không kịp.
Đỗ xe thiếu ý thức
Một chiếc ô tô bị sơn bẩn lên xe vì đỗ chắn cửa nhà. (Ảnh: Beat) |
Trên một tuyến phố nọ, dù có biển cấm dừng đỗ to như cái mâm, thế mà hai bên vẫn xuất hiện hàng dài xe đỗ kín mít, chỉ chừa ra một lối nhỏ, cứ có ô tô đi vào là lại tắc cứng.
Hay ở một con phố khác, chiếc ô tô hạng sang đỗ bưng kín mặt tiền của một cửa hàng từ sáng đến trưa khiến chẳng ai ra vào được. Trên xe cũng không để lại số điện thoại liên lạc. Bất lực, chủ cửa hàng lấy sơn xịt đầy lên xe cho “bõ tức” rồi chụp ảnh, đăng lên mạng.
Trong năm qua, hàng ngàn tình huống “dở khóc dở cười” liên quan đến việc đỗ xe thiếu ý thức được ghi nhận, chia sẻ. Có những trường hợp, công an đã phải vào cuộc để điều tra về tội cố tình phá hoại tài sản.
Giá như lái xe đỗ gọn hơn, biết “nhìn trước nhìn sau” hơn, hay tối thiểu là để lại số điện thoại để liên lạc khi cần thì mọi chuyện đã không đến mức như vậy.
Tất cả những thói quen xấu được nêu trên không chỉ bị luật pháp nghiêm cấm mà còn bị xã hội và ngay cả cộng động lái xe lên án. Việc thay đổi thói quen “xấu xí” trong một sớm một chiều là không dễ nhưng hoàn toàn có thể làm được. Điều đó tuỳ thuộc vào ý thức bản thân của mỗi người.
Đừng để khi xảy ra tai nạn hay bị “bêu mặt” lên mạng xã hội mới ngộ ra. Lúc đó có thể đã quá muộn!
Hoàng Hiệp
Bạn có góc nhìn nào với những thói quen "xấu xí" trong bài viết trên? Hãy để lại ý kiến dưới phần bình luận. Mọi tin bài cộng tác xin gửi về Ban Ô tô xe máy - Báo VietNamNet qua email: [email protected]. Những nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Nhiều lái xe không giữ được bình tĩnh sau va chạm giao thông, sẵn sàng "thượng cẳng chân, hạ cẳng tay" để nói chuyện với đối phương. Vậy lý giải điều này như thế nào?
">Những thói xấu của tài xế Việt cần thay đổi trong năm mới
Tạt, vẽ sơn lên xe là cách làm mà nhiều người áp dụng để "dằn mặt" đối với những chiếc xe đỗ chắn cửa. |
Thực tế, những câu chuyện liên quan đến văn hoá dừng đỗ xe luôn là vấn đề nóng, gây nhiều tranh cãi.
Nhiều lái xe cho rằng, họ có quyền đỗ xe ở những nơi không bị cấm, kể cả ngay trước cửa nhà hay mặt tiền của một hộ kinh doanh bởi những gia đình này đâu có “sổ đỏ” ra tận vỉa hè.
Số khác lại cho rằng, lòng đường, vỉa hè trước cửa hay ngõ đi vào nhà cũng thuộc sự quản lý, sử dụng của gia đình. Họ tỏ ra khó chịu với những chiếc xe đỗ chềnh ềnh trước cửa cả ngày trời, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và đặc biệt là công việc kinh doanh của mình.
Do đó, với những chiếc ô tô được đỗ một cách thiếu ý thức trong thời gian dài, nhiều người đã có những hình thức cảnh cáo, thậm chí xuất hiện cả những hành vi phá hoại tài sản để “dằn mặt” chủ xe.
Dưới đây là hàng loạt những hình ảnh “dở khóc dở cười” mà nguyên nhân do cách đỗ xe kém duyên trong thời gian qua:
Đỗ chềnh ềnh giữa ngõ, chiếc KIA Morning bị gắn đầy giấy lên kính lái. |
Chiếc bán tải này thì bị xịt sơn kín mít xung quanh xe. |
Chiếc xe KIA Cerato bị xịt sơn với dòng chữ "đỗ ngu" bởi đỗ chắn toàn bộ cửa nhà. |
Một chiếc Mitsubishi Xpander đỗ trên đường Trần Khát Chân (Hà Nội) bị ăn nguyên cả...bát bún |
Đỗ xe ở bãi tập kết gạch, chiếc Mazda CX-5 này bị gạch quây kín. |
Mazda 3 tại Bình Dương này bị quấn chằng chịt băng dính. |
| ||
Chiếc taxi này thì còn bị đập phá tàn nhẫn vì đỗ trong một con ngõ hẹp. |
Mới đây, vào ngày 22/6, một xe taxi bị tạt kín sơn ở Linh Đàm (Hà Nội) dù chiếc xe này không hề đỗ chắn trước một hộ gia đình hay cơ sở kinh doanh nào. |
Thay vì có những hành vi phá hoại tài sản, nhiều người lại chọn cách nhắc nhở nhẹ nhàng, văn minh và không kém hài hước:
Mảnh giấy để lại cho chủ xe với lời nhắc nhở nhẹ nhàng |
Lời nhắn hài hước tới chủ xe, kèm theo 20 nghìn tiền "bo" để đi gửi xe. |
Tờ giấy để lại của chủ xe với lời "xin đỗ nhờ" vô cùng đáng yêu và chân tình. Nhiều người cho rằng, ai cũng có lúc cần đỗ nhờ xe và một điều đơn giản là hãy để lại số điện thoại để chủ nhà có thể liên lạc với bạn khi cần thiết. |
Hoàng Hiệp (Nguồn ảnh: Mạng xã hội)
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
“Không biết có mâu thuẫn gì trong việc dừng đỗ xe hay không, nhưng hành vi cố tình huỷ hoại tài sản của người khác có thể bị phạt tù đến 20 năm theo Bộ luật Hình sự”, Luật sư Dương Đức Thắng khẳng định.
">'Ngàn lẻ một' kiểu dằn mặt vì đỗ ô tô kém duyên
Nhận định, soi kèo Atletico San Luis vs Tigres UANL, 06h00 ngày 12/1: Khi hổ ly sơn
Hầu hết các hệ thống cửa sổ trời ngày nay đều chạy điện và đã phát triển nhiều thiết kế, hình dạng và thậm chí còn mang công năng khác nhau. Có thể kiểm đếm như: cửa sổ trời loại tháo rời bằng tay, Spoiler sunroofs (trượt lên trên và đẩy về phía sau), rag-tops (cửa sổ trời dạng gấp, thường làm bằng vải cho xe mui trần), panorama (cửa sổ trời toàn cảnh cho hai hàng ghế), cửa sổ trời bằng tấm năng lượng mặt trời...
Tại Việt Nam, hầu hết các hãng xe ô tô đều đang có sẵn các mẫu xe với phiên bản trang bị cửa sổ trời. Nếu như trước đây chỉ có các dòng SUV và Crossover mới có cửa sổ trời thì hiện nay từ xe cỡ B trở lên đã có trang bị này như Hyundai Accent, Toyota Innova, Mazda6, Kia Sedona... Giá bán giữa phiên bản có và không có cửa sổ trời chênh lệch nhau không quá nhiều, chỉ khoảng vài chục triệu đồng.
Đơn cử như chiếc sedan cỡ B rẻ nhất thị trường hiện nay là Hyundai Accent, phiên bản đặc biệt số tự động 1.4L giá 542 triệu đồng có sẵn cửa sổ trời, đắt hơn bản 1.4L số tự động khoảng 40 triệu đồng.
Người Việt khổ sở với cửa sổ trời
Cách đây hơn 10 năm, khi những mẫu xe nhập khẩu ào ạt tấn công thị trường Việt Nam trước khi Thông tư 20/2011 chấm dứt sự sôi động này, người Việt bắt đầu hào hứng với những mẫu xe có trang bị cửa sổ trời.
Phần lớn xe có trang bị này đều là dòng SUV hoặc Crossover đắt tiền nên đã tạo ra một cảm giác đẳng cấp phân biệt với các dòng xe khác.
Theo thời gian, ngày càng nhiều thương hiệu tại Việt Nam đưa trang bị cửa sổ trời vào sản phẩm, từ xe cỡ B, C, thậm chí cả hatchback cỡ nhỏ. Trong đó loại cửa sổ trời panorama được coi là không thể thiếu khi đặt cạnh không gian nội thất sang chảnh. Hơn nữa, giữa phiên bản không và có cửa sổ trời chỉ chênh nhau vài chục triệu đồng cũng khiến nhiều khách dễ đưa ra lựa chọn.
Tuy nhiên, cũng từ đây các bất cập về cửa sổ trời dần phát sinh khiến nhiều người cảm thấy sang đâu chưa thấy mà chỉ thấy cực, nhất là vào mùa hè.
Anh Đỗ Quang Lâm (Linh Đàm, Hà Nội) cho biết đã phải mua thêm các tấm cách nhiệt màu bạc để dán lên phần nóc kính cửa sổ trời chiếc Peugeot 5008 của mình. “Nhìn hơi xấu nhưng so với cảm giác đội lò lửa trên đầu khi di chuyển vào mùa hè thì lại thành hợp lý. Đến mùa đông lại gỡ ra”, anh Lâm chia sẻ.
Dán tấm cách nhiệt lên cửa sổ trời để chống...nắng |
Nhiều chủ xe đã thực hiện như anh Lâm để tránh cái nắng gay gắt mùa hè.
Anh Nguyễn Quốc Thắng, một chủ cửa hàng nội thất trên phố Trần Quang Khải (Hà Nội) chia sẻ rằng, vào thời điểm các tháng 5, 6 và 7, doanh số cửa hàng phần lớn tập trung vào dịch vụ thi công cách nhiệt cho khách. “Nhiều khách đơn giản chỉ dán thêm loại phim cách nhiệt dày cho phần cửa sổ trời, nhưng cũng có khách yêu cầu phải bọc thêm lớp cách nhiệt ở phần cửa trượt bằng vải để bớt cảm giác ngột ngạt”, anh Thắng nói.
Không chỉ chịu cảm giác cái nóng khắc nghiệt mùa hè, mà các chủ xe có cửa sổ trời còn đối mặt mối lo nước mưa giột, gây loang lổ trần xe bằng nỉ.
Như trường hợp khiến anh Nguyễn Duy (Thanh Xuân, Hà Nội) khổ sở vì tìm nguyên nhân. Anh Duy kể: “Tôi chạy chiếc Toyota Venza 2010, mới đây thấy mép vải nỉ chỗ cột A có nước nhỏ giọt mới đem xe ra đại lý Toyota. Nhưng thợ ở đây tìm mãi mà không thấy đường thoát nước để kiểm tra và hẹn để xe lại 2 ngày. Sau đó họ báo giá 3,2 triệu để dỡ toàn bộ cửa sổ trời ra vệ sinh và bôi keo lại”.
Chủ xe này đã dán ni-lon để chống dột qua đường cửa sổ trời |
Nhiều chủ xe bị tình trạng tương tự như anh Duy đã phải chọn giải pháp khắc phục tạm thời là dán băng keo hoặc tấm nhựa lớn để che chắn không cho nước mưa lọt qua lớp gioăng cao su.
Theo anh Huỳnh Trọng Nhân, chủ gara ô tô Trọng Nhân (phố Lạc Nghiệp, Hà Nội), nếu sử dụng xe có cửa sổ trời, các chủ xe nên lưu ý thường xuyên vệ sinh lau chùi phần khe cửa bởi theo thời gian, bụi bẩn và nước đọng sẽ dễ bị két lại làm giảm đường thoát nước hoặc tăng ẩm gây mục mọt. "Phần lớn khi đi rửa xe ở ngoài, vòi phun và lau chùi đơn giản không thể làm sạch được chi tiết ngóc ngách trong khe rãnh cửa sổ trời. Theo thời gian, chủ xe không quan tâm tới dễ gặp phải hậu quả như kẹt cửa, tắc đường dẫn nước, lão hóa các chi tiết cửa. Xử lý khá tốn kém vì phải tháo toàn bộ cụm chi tiết ra vệ sinh và khắc phục", anh Nhân nói.
Có thể thấy, cửa sổ trời dù là trang bị giúp chiếc xe sang chảnh hơn nhưng với những nước khí hậu mưa nắng nhiều như Việt Nam, sẽ đòi hỏi chủ xe cần phải cân nhắc, bởi đi kèm giá trị đẳng cấp là những phiền toái dễ khiến người dùng cảm thấy mệt mỏi.
Đình Quý
Theo bạn có nên mua ô tô có trang bị cửa sổ trời hay không? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Cửa sổ trời ôtô gây không ít phiền toái cho chủ xe, đặc biệt là cửa sổ trời toàn cảnh với màn che mỏng.
">Ô tô có cửa sổ trời: Hữu ích thì ít, phiền toái thì nhiều
Chiều 18/11, Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì kết hợp với Hội Nhà báo Việt Nam, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức Lễ trao giải báo chí về chủ đề Văn hoá ứng xử. 37 tác phẩm xuất sắc từ 8 cơ quan báo chí được trao giải báo chí văn hoá ứng xử
VietNamNet xin trích đăng lại các tác phẩm đoạt giải để nhân rộng hơn nữa kết quả tốt đẹp của giải báo chí Văn hoá ứng xử lần đầu được tổ chức.
Loạt bài Văn hoá công sở - Văn hoá người Hà Nội do nhóm tác giả Kiều Duy Chánh, Cù Xuân Trường, Nguyễn Thị Thanh Thuỷ, Hồ Hải Hà báo Hà Nội mới thực hiện đoạt giải Nhất giải báo chí Văn hoá ứng xử.
Bài 1: Công chức - “công bộc” của dân
Công chức là công bộc của dân, là cánh tay nối dài của chính quyền trong việc phụng sự nhân dân, phụng sự đất nước. Thời gian qua, hình ảnh công chức ở Hà Nội được cải thiện rất nhiều khi hệ thống quy tắc ứng xử đi vào cuộc sống, song hiệu quả chưa được như kỳ vọng. Những câu chuyện mắt thấy, tai nghe của phóng viên Báo Hànội mới cho thấy, vẫn còn không ít tồn tại, cần được căn chỉnh kịp thời, để củng cố, nâng cao hơn nữa văn hóa công sở.
Trăm nghe không bằng một thấy
8h sáng mới đến giờ làm việc, song từ trước đó, nhân viên bộ phận “một cửa” UBND phường Thành Công (quận Ba Đình) đã có mặt tại trụ sở, sẵn sàng phục vụ công dân giải quyết thủ tục hành chính. Từ 8h30, người dân đến văn phòng mỗi lúc một đông, khiến nhân viên trực tại vị trí này liên tục bận rộn trong vòng quay “tiếp nhận - giải đáp - trả kết quả”. Theo ghi nhận của phóng viên Báo Hà nội mới, mọi thủ tục tại đây được tiến hành nhanh gọn và nhân viên luôn niềm nở, tận tình.
Trong khi đó, tại UBND phường Quốc Tử Giám (quận Đống Đa), 10h40 thứ bảy (ngày 6/7) tấp nập người ra vào và không khí làm việc cũng rất khẩn trương, nhằm phục vụ yêu cầu của các cá nhân, tổ chức. Trong vai người dân đến chứng thực hồ sơ, phóng viên Báo Hà nội mới được cán bộ bộ phận “một cửa” của phường hướng dẫn chu đáo, dù sát giờ nghỉ, vẫn đề nghị: Mang giấy tờ đi "chụp phôtô" nhanh, văn phòng sẽ chờ, trả luôn kết quả.
Thực tế cho thấy, hiện nay, việc đầu tư đồng bộ về cơ sở vật chất đã thổi làn gió mới, làm cho bộ mặt công sở “khang trang, hiện đại và quy củ” hơn. Nhiều nơi đã trang bị đầy đủ điều hòa, quạt mát, ghế ngồi chờ… phục vụ người dân, doanh nghiệp đến giao dịch, làm việc. Cùng với đó là bảng, biển hướng dẫn được lắp đặt ở những nơi dễ tiếp cận. Hòm thư góp ý, sổ ghi ý kiến… được treo, để công khai. Và, sự xuất hiện của hệ thống máy tính kết nối mạng, hỗ trợ công dân đăng ký trực tuyến một cách dễ dàng, cho thấy chất lượng phục vụ, hiệu quả hoạt động luôn được coi trọng.
Cùng với cơ sở vật chất, phong cách giao tiếp, tác phong phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức cũng có tiến bộ rõ rệt. Không chỉ các phường Thành Công, Quốc Tử Giám, mà tại bộ phận “một cửa” ở các xã, phường, thị trấn như: Kim Mã (quận Ba Đình), Mễ Trì (quận Nam Từ Liêm), Ngọc Tảo (huyện Phúc Thọ), Quốc Oai (huyện Quốc Oai), Trạm Trôi (huyện Hoài Đức)… đều có thể nhận thấy cán bộ làm việc ở đây có thái độ niềm nở, thân thiện, sẵn sàng tạo điều kiện tối đa để người dân hoàn thành các thủ tục hành chính. Chủ tịch UBND phường Quốc Tử Giám Lê Ngọc Tú cho biết, 100% nhân viên bộ phận “một cửa” của phường đã tốt nghiệp đại học loại giỏi, được đào tạo chính quy, có khả năng sử dụng công nghệ và hiểu việc. Mọi người đều thấm nhuần tinh thần “hết việc mới về”. Ông Trần Văn Hùng (thị trấn Quốc Oai, huyện Quốc Oai) nhận xét: "Khi tôi đến giao dịch tại bộ phận “một cửa” của UBND thị trấn Quốc Oai thấy các thủ tục được thực hiện nhanh chóng theo quy định của pháp luật. Đây thật sự là những chuyển động tích cực về tác phong phục vụ".
Tuy nhiên, qua khảo sát của phóng viên Báo Hà nội mới vào tháng 6 và nửa đầu tháng 7, vẫn còn nhiều nhân viên bộ phận “một cửa” trên địa bàn thành phố chưa thực hiện nghiêm túc các quy định như đeo thẻ, mặc đồng phục, giờ giấc làm việc… cũng như các nguyên tắc về tiếp dân khác. Chẳng hạn, ở UBND phường Văn Miếu (Đống Đa) sáng 25/6, có hiện tượng nhân viên bộ phận “một cửa” nói trống không với công dân; nhân viên ăn uống trong giờ làm việc. Tại bộ phận “một cửa” UBND xã Thạch Hòa (huyện Thạch Thất) chiều 10/7, nhân viên mải nói chuyện riêng, không tập trung tiếp công dân. Còn tại xã Phụng Thượng (huyện Phúc Thọ), lịch niêm yết thời gian tiếp dân của Chủ tịch UBND xã là thứ tư hằng tuần, song thời điểm phóng viên có mặt (14h56 ngày 10/7), cả phòng chủ tịch UBND xã và phòng tiếp dân đều khóa cửa...
Phó Chủ tịch UBND phường Văn Miếu (quận Đống Đa) Nguyễn Thị Thúy Hà cho biết, phường đã kiểm tra, xác nhận có xảy ra những hiện tượng nêu trên và khẳng định đã kiểm điểm, chấn chỉnh, yêu cầu không được tái phạm.
Ký ức một thời công chức
Ngược thời gian về những năm 60 của thế kỷ trước, khi miền Bắc đang khắc phục những "vết thương" chiến tranh, trong ký ức của bà Lê Thị Kim Loan (cựu nhân viên Văn phòng UBND huyện Gia Lâm), ngày đó Hà Nội là cả một bầu không khí khẩn trương, hối hả. Mặc dù đời sống thiếu thốn đủ thứ vẫn không ảnh hưởng tới tinh thần lạc quan, ý thức phụng sự của người dân thành phố. Bà Loan cho biết: Ý thức tự tôn của người vùng giải phóng tác động rất nhiều tới tác phong cán bộ, công chức. Luôn cống hiến hết mình, không màng quyền lợi cá nhân.
Nhớ về thời kỳ đó, ông Nguyễn Văn Hậu, một cán bộ của Bộ Vật tư (sau này là Bộ Thương mại, rồi Bộ Công Thương) nói: “Thế hệ ngày ấy cơ bản là lực lượng kháng chiến về tiếp quản Thủ đô. Phẩm chất đã được trau dồi qua gian khó, kỷ luật cũng được rèn luyện từ quân ngũ. Mỗi người đều có ý thức học tập tấm gương của Bác Hồ, để bồi đắp cho mình những giá trị tốt đẹp hơn”.
Đảm nhận nhiệm vụ thẩm duyệt, cấp phát vật tư, trang thiết bị máy móc cho các địa phương, có nhiều cơ hội để tư lợi, nhưng cán bộ, công chức không mảy may tơ tưởng. Ông Hậu kể: “Thời đó, anh em cơ bản là nghèo. Cũng có khi được địa phương cho quà, mời thuốc, nhưng mọi người đều từ chối. Có lịch công tác thì từ sáng sớm, mọi người đã nhắc nhau, ăn no tại nhà để không làm phiền cơ sở”.
Khi hỏi về công chức thời xưa và thời nay, ông Hậu cho rằng, thời nào cũng có người này, người kia. Không phải ngày xưa không có những tiêu cực hay bây giờ thiếu hụt những vun đắp cho giá trị văn hóa. Vấn đề cơ bản là nhận thức và ý thức của người thực thi. Lấy câu chuyện của gia đình mình làm ví dụ, ông Hậu cho biết: “Nhiều năm gia đình tôi phải chịu cảnh cục nóng điều hòa nhà hàng phía trước xả vào và cũng không ít lần kêu với UBND phường Trung Tự (quận Đống Đa), thậm chí, năm 2016, chính quyền đã lập biên bản, yêu cầu chủ nhà hàng tháo gỡ, di chuyển thiết bị, song đến nay, mọi việc vẫn vậy. Mỗi lần tôi nhắc chuyện này, cán bộ phường lại bảo: “Bác cứ thư thư rồi giải quyết”. Tính ra, đến giờ đã được 3 năm”.
Theo PGS.TS Nguyễn Chí Mỳ, nguyên Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, công chức trước hết là “công bộc” của dân. Người “khoác áo” công chức là đại diện cho Nhà nước nên trong giao tiếp ứng xử hay thực thi công vụ phải chuẩn mực và có văn hóa. So với thời xưa, cán bộ, công chức hiện giờ đang có những điều kiện lý tưởng để làm việc và cống hiến. Bởi vậy, không lý do gì mà hiệu quả thực thi công vụ, bồi đắp hệ giá trị văn hóa công sở lại kém đi.
Theo Hanoimoi
Bài 2: Câu chuyện về nhận thức và ý thức
37 tác phẩm xuất sắc từ 8 cơ quan báo chí được trao giải báo chí về chủ đề 'Văn hoá ứng xử'.
">Công chức
Bản thân rất thích lái xe và thường xuyên tham gia các hoạt động thiện nguyện, Nhung tình cờ biết đến nhóm “Những chuyến xe yêu thương”, chuyên tổ chức chuyến xe "0 đồng", đưa đón miễn phí những bệnh nhân nghèo đang điều trị ở các bệnh viện tại Hà Nội về quê.
Vào cuối năm 2020, nữ lái xe đã tình nguyện “viết đơn” tham gia và trở thành một trong những thành viên không thể thiếu của nhóm. Cô gái này luôn sẵn sàng thực hiện những “ca khó” mà ít ai nhận, dù xa mấy cũng sắp xếp thời gian đưa đón người dân bằng được.
"Người bạn đồng hành" trong các cung đường thiện nguyện ấy là chiếc Mazda 3 màu trắng khá trẻ trung. Tính đến thời điểm này, Nhung đã chở khoảng 20 trường hợp khó khăn về quê với tổng quãng đường lái xe tới 6-7 nghìn km.
Nhung Lê đã dùng xe cá nhân của mình đưa thành công khoảng 20 trường hợp bệnh nhân khó khăn về quê với tổng quãng đường lái xe tới 6-7 nghìn km. |
Chuyến đi xa nhất là chở hai mẹ con bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Việt Nam - Cu Ba về tận bản vùng cao Pa Ủ, thuộc huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu vào ngày 21/7. Quãng đường cả đi và về là 1.200 km với tổng thời gian tới 32 tiếng. Đây là chuyến đi đáng nhớ không chỉ vì khoảng cách xa, đường đi khó khăn nhất mà còn bởi sự cố khá bi hài trên đường.
“Do hai mẹ con bị say xe, lại không nói được tiếng Kinh nên chỉ nằm ôm nhau, gần như không giao tiếp gì. Khi đi qua một chốt kiểm dịch, các anh CSGT đã tưởng em bắt cóc phụ nữ và trẻ em, phải giải thích mãi và đưa các giấy tờ để chứng minh. Sau khi biết em đưa bệnh nhân về nhà thì họ mới cho lưu thông và còn chúc đi đường may mắn”, Nhung kể lại.
Với những chuyến đi lên miền núi xa, Nhung thường đi cùng em trai hoặc một vài thành viên khác trong nhóm để thay nhau lái xe. Thế nhưng, có những chuyến đi 300-400km, cô gái vẫn sẵn sàng một mình cầm vô lăng đưa bệnh nhân về tận nhà.
Vừa mới đây, vào tối 31/7, đang chuẩn bị đi ngủ thì Nhung nhận được cuộc gọi từ anh Bình Minh – thành viên sáng lập nhóm “Những chuyến xe yêu thương” cho biết, có trường hợp hai mẹ con quê ở huyện Sông Mã, Sơn La đang điều trị ở Bệnh viện Nhi Trung ương bị kẹt ở Hà Nội đã mấy hôm, hoàn cảnh rất khó khăn và cần đưa về ngay sáng sớm hôm sau. Không ngần ngại, cô gái đã đồng ý lên đường.
Do Hà Nội đang giãn cách xã hội nên xe khách, taxi,… không hoạt động, còn xe cá nhân không thể ra vào thành phố được nên nhóm phải lên kế hoạch, chia thành các chặng và “tiếp sức” nhau ở các điểm chốt giữa các tỉnh/thành phố.
Chuyến đưa hai mẹ con người dân tộc về Sơn La vào ngày 1/8 vừa qua. |
Cả đêm không ngủ, 4 giờ sáng ngày 1/8, Nhung đã một mình lái xe từ TP. Bắc Ninh đến chốt kiểm dịch giáp Hà Nội trên quốc lộ 1B để tiếp nhận hai mẹ con do anh Bình Minh lái xe đưa từ bệnh viện đến. Không thể đi qua Hà Nội, Nhung phải vòng theo cung đường tránh, đi lên Phú Thọ, qua Hoà Bình, về Vân Hồ (Sơn La) và "bàn giao" cho một nữ thành viên khác trong nhóm là chị Hiểu Yến ở Sơn La thực hiện nốt phần việc còn lại.
Nhung cho biết: “Vì giãn cách xã hội, nhiều khi phải mất 2-3 chặng mới đưa được bệnh nhân về đến nhà. Những anh em ở “vòng ngoài” như em sẽ phải chạy nhiều hơn vì hầu hầu hết các thành viên trong nhóm ở trong Hà Nội không ra ngoài được. Trong thời gian này, nhóm đều tuân thủ nghiêm việc phòng chống dịch và thường xuyên xét nghiệm Covid-19”.
Mỗi chuyến đi là một trải nghiệm khó quên
Dù tay lái được các anh em đánh giá là “cứng”, thế nhưng, những chuyến đưa bệnh nhân nghèo về những nơi xa xôi, cung đường lạ lẫm thi thoảng cũng để lại trên chiếc Mazda 3 của Nhung những vết xước, cùng với đó là nhiều kỷ niệm nhớ đời.
Chia sẻ với VietNamNet, cô gái 9X này không giấu nổi niềm vui, tự hào xen lẫn chút suy tư đối với công việc được coi là “bao đồng” này. Một trong những trải nghiệm khó quên nhất là chuyến đưa người từ bệnh viện về quê vào đúng "giao thừa" năm 2020-2021.
Đó là vào đêm 31/12/2020, rạng sáng 1/1/2021, Nhung xung phong đưa gia đình một bệnh nhi mới 2 tháng tuổi về huyện Si Ma Cai, Lào Cai.
Chuyến đi cũng "lòng vòng", từ Bắc Ninh đến Hà Nội rồi đưa đến nhà bệnh nhân ở huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai lúc 2 giờ đêm.
Nghỉ ngơi ít phút, hai chị em khẩn trương quay về nhà ở Bắc Ninh thì đã là 8 giờ sáng ngày đầu tiên của năm mới. Lời cảm ơn, nụ cười của gia đình cháu bé khi về nhà an toàn có lẽ là phần quà đầu năm tuyệt vời nhất cho hai chị em.
Mỗi chuyến đi của Nhung Lê lại có những câu chuyện dài phía sau. |
“Nhân duyên đã cho em có thật nhiều trải nghiệm, được gặp gỡ và giúp đỡ nhiều người. Em còn tận mắt chứng kiến những hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh đến cùng cực mà trước đây em chỉ thấy trong phim ảnh”, Nhung nói.
Một trường hợp thực sự khó khăn từng được Nhung đưa về là một phụ nữ quê ở huyện Ngọc Lặc (Thanh Hoá), có con gái điều trị ung thư tại bệnh viện Nhi Trung ương. Chồng bỏ đi, chị mang 2 đứa con về ở cùng bố mẹ đẻ đã trên 70 tuổi trong căn nhà tình thương được chính quyền xây tặng cách đây vài năm. Bệnh tật dai dẳng của con và gánh nặng gia đình đã khiến người mẹ này kiệt quệ cả về vật chất và sức lực.
“Căn nhà tình thương của 3 thế hệ chỉ có bộ bàn ghế cũ và hai chiếc giường, ngoài ra không còn đồ vật gì đáng giá. Thế mà khi nhóm em chào tạm biệt ra về, ông của cháu bé vẫn chạy theo ‘dúi’ 1/4 con gà để chúng em ăn đường. Em từ chối vì đó có thể là bữa ăn thịnh soạn cho các cháu. Sau chuyến đi đó, cứ khoảng 1-2 tháng, em lại sắp xếp thời gian mang chút quà về Thanh Hoá thăm gia đình này”, Nhung xúc động kể lại.
Cứ 1-2 tháng, "cô Nhung" lại ghé thăm và mang chút quà cho gia đình cháu bé ở Thanh Hoá. |
Không những mang xe nhà đi "vác tù và hàng tổng", đánh đổi thời gian, tiền bạc và sức khoẻ của bản thân, các tài xế của nhóm “Những chuyến xe yêu thương” như Lê Thị Nhung còn sẵn sàng bỏ tiền túi giúp đỡ những gia đình khó khăn.
"Em mong muốn kêu gọi được đông đảo lái xe và các "Mạnh thường quân" tham gia để hỗ trợ được nhiều hơn những hoàn cảnh khó khăn, không chỉ trong mà còn sau mỗi chuyến đi", nữ lái xe 9X chia sẻ.
Hiện, cô gái xinh đẹp này đang làm chủ một quán cà phê có tiếng tại trung tâm TP. Bắc Ninh.
Hoàng Hiệp
Bạn có góc nhìn hoặc có trải nghiệm nào về câu chuyện trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy - Báo VietNamNet theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Dịch Covid-19 bùng phát, công ty đóng băng, vị giám đốc đành tạm chuyển nghề rồi dành thêm thời gian rảnh cho đam mê đem xe nhà đi lo chuyện "bao đồng". Những chuyến xe yêu thương đã bắt đầu từ đó trong hơn 1 năm qua.
">Cô gái 9X lái xe xuyên đêm 1.200 km đưa bệnh nhân nghèo về quê
">
Chân dung 'bà trùm phản diện' thế hệ mới của điện ảnh Việt
友情链接