您现在的位置是:NEWS > Thế giới
Hành trình vòng quang thế giới bằng xe máy của Trần Đặng Đăng Khoa
NEWS2025-02-17 21:47:13【Thế giới】1人已围观
简介Trần Đặng Đăng Khoa,ànhtrìnhvòngquangthếgiớibằngxemáycủaTrầnĐặngĐătỷ giá vàng hôm nay sinh năm 1987,tỷ giá vàng hôm naytỷ giá vàng hôm nay、、
Trần Đặng Đăng Khoa,ànhtrìnhvòngquangthếgiớibằngxemáycủaTrầnĐặngĐătỷ giá vàng hôm nay sinh năm 1987, ở Tiền Giang. Anh là phượt thủ được nhiều người biết đến qua những chuyến đi phượt dài ngày và rất đặc biệt.
Vừa qua, anh đã thực hiện chuyến đi vòng quanh thế giới bằng xe máy. Do dịch bệnh Covid-19, Khoa mắc kẹt 3 tháng ở Mozambique.
Sáng 16/6, Khoa trở về nước trên chuyến bay thương mại của hãng hàng không Nam Phi phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam và được cách ly ngay sau đó. Anh đã chia sẻ trên trang cá nhân về cuộc hành trình thú vị của mình.
![]() |
Phượt thủ Trần Đặng Đăng Khoa. |
“Vậy là cuối cùng cái ngày này cũng đã đến sau bao ngày đợi chờ, sáng nay đúng 7h30 giờ Hà Nội mình đã chính thức đặt chân trở lại quê hương Việt Nam trên chuyến bay SA2986 khởi hành từ Nam Phi.
Mình cứ luôn chờ đợi ngày chạy chiếc xe biển số 63H2-6736 yêu quý về lại cửa khẩu Mộc Bài giống hệt như lúc khởi hành ngày 1/6/2017, nhưng người tính không bằng...virus tính, chuyến đi phải kết thúc đột ngột tại Mozambique không thể tiếp tục được nữa.
Đăng Khoa chia sẻ, chiếc xe mang biển số Việt Nam của mình đã đi qua châu Á, châu Âu, Nam Mỹ, Bắc Mỹ và châu Phi, riêng Nam Cực thì anh đi tàu ra vì không mang xe ra được.
![]() |
Đăng Khoa tại Washington DC. |
Anh viết: "Mình hoàn thành chặng đường khoảng 80.000km. Chặng đường bằng 2 lần chu vi trái đất, qua 65 quốc gia, băng qua lại đường xích đạo 8 lần, tới nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau từ những nước rất phát triển như Bắc Âu, Tây Âu, Bắc Mỹ, đến những nước nghèo khó ở châu Phi, Trung Mỹ, rồi vùng Trung Đông, Nam Mỹ, châu Đại Dương, những nơi xa xôi hẻo lánh như Amazon, Greenland hay đảo Svalbard ở sát Bắc Cực, xuống nơi tận cùng thế giới ở Patagonia rồi xuống luôn cả châu Nam Cực. Những hoang mạc rộng lớn giữa lòng nước Úc, từ những ngôi làng hoang vắng không ai biết, đến những đại đô thị như New York, Paris, Seoul, Sydney, Berlin, Rome, Toronto, Chicago, Los Angeles, San Francisco, nhiều nơi không kể xiết.
Mọi người nhìn hình thấy sướng nhưng thật ra mình vừa đi vừa lo đủ thứ dọc đường, đúng nghĩa sống trên đường chứ không còn là chuyến đi chơi ngắn ngày nữa. Do đi xe qua nhiều quốc gia, châu lục liên tục mà không về Việt Nam nên mình phải lo đủ thứ từ visa, giấy tờ nhập cảnh xe, bảo hiểm, bằng lái, các loại giấy khác theo yêu cầu từng nước".
![]() |
Chàng trai Tiền Giang đặt chân tới Texas. |
Suốt hành trình, Đăng Khoa phải đối mặt với nhiều nguy cơ từ việc thay đổi thời tiết đang ở nơi rất lạnh chuyển sang nóng, rồi khô hạn, mưa đã, lũ, băng tuyết. Ngoài ra, anh cũng luôn chuẩn bị tinh thần cho những nguy cơ tai nạn, bị cướp trên đường hay có thể bị ốm bất cứ lúc nào.
Anh chia sẻ về thành quả của mình: "Nhưng bù lại là những trải nghiệm vô giá, những bài học mới, vô vàn điều mới mẻ mà không đi, không chứng kiến tận mắt thì khó lòng hiểu được. 1111 ngày là 1111 điều kì diệu, đẹp đẽ, hay ho, mà sau này khi nhìn lại, xem lại những dòng nhật ký nhỏ từng ngày chắc sẽ nhớ lắm. Hơn tất cả, món quà lớn nhất là những người bạn mới trải dài khắp các châu lục, ngồi trải lòng và chia sẻ những buồn vui trong cuộc sống, về những ngày đã qua cũng như tương lai khó đoán định sắp tới, những người nhiều khả năng sẽ khó có cơ hội gặp lại lần nữa nhưng chắc chắn sẽ ghi nhớ đến mãi sau này.
![]() |
Đăng Khoa chụp hình với những người lính ở Iran. |
Thôi thì xem như một giấc mơ lớn trong đời đã hoàn thành sau bao năm và bao công sức chuẩn bị. 3 năm vừa rồi tưởng lâu nhưng lại vội qua nhanh chóng ngỡ ngàng, hệt như một giấc mơ vội.
Giờ mình ngồi trong khu cách ly thẫn thờ như người mất hồn. Mình thật sự không tin là nó đã kết thúc, và kết thúc một cách quá bất ngờ như vậy, giờ này tuần rồi mình còn nằm ở Mozambique ngẫm nghĩ không biết khi nào mới được về, vậy mà giờ đã ở đây rồi.
Mà thôi, cuộc vui nào rồi cũng tàn, không có gì là mãi mãi, vũ trụ vĩnh hằng kia còn có ngày phải kết thúc kia mà, huống hồ trong cuộc đời ngắn ngủi của con người như vầy. Nên một lần dám bước đi không ngại ngần như quãng thời gian ấy thì sau này lúc gần đất xa trời cũng không còn gì hối tiếc.
![]() |
Phượt thủ Tiền Giang đến thánh đường Faisal Mosque ở thủ đô Islamabad. |
Cái hài lòng nhất là đến ngày về vẫn giữ được "3 không", mà mình hứa với lòng nếu bị một trong ba cái là đến lúc dừng cuộc chơi:
Một là, không bị bất kì tai nạn, va đụng, ngã xe lớn nhỏ nào.
Hai là, không bị bất kì bệnh gì, kể cả sổ mũi, ho han, ốm đau, bệnh truyền nhiễm gì. Sức khỏe và sức đề kháng tốt thật chớ. Mình cũng không bị chấn thương nào cả, (chỉ có lần đạp trúng mấy con nhím biển ở Mauritius sưng hết hai lòng bàn chân rồi tối mua thuốc kháng sinh uống với hơ kim tự nảy mấy cái kim ra, đau chết luôn).
Ba là, không bị bất kỳ giấy phạt chạy xe sai quy định hay bất kì giấy phạt linh tinh nào khi đi lại, đi tham quan, giấy tờ visa hộ chiếu các kiểu luôn đầy đủ đúng hạn.
![]() |
Chàng trai leo lên đỉnh núi Kosciuszko, nóc nhà Úc. |
![]() |
Đăng Khoa chụp hình kỷ niệm với đoàn khám phá Nam Cực. |
Sau hơn 6 giờ chia sẻ, bài đăng của Đăng Khoa nhận được hơn 32 nghìn lượt thích, hơn 5 nghìn lượt chia sẻ và gần 3 nghìn lượt bình luận thể hiện sự ngưỡng mộ, khâm phục chàng trai Tiền Giang.
Hiện tại, Đăng Khoa phải cách ly vì vừa từ nước ngoài trở về. Anh dự định sẽ xuất bản một cuốn sách về chuyến đi này, toàn bộ tiền bán sách sẽ dành để gây quỹ cho trẻ em mô côi, cơ nhỡ khó khăn cũng như các tổ chức thiện nguyện trong nước.
Xem thêm những hình ảnh trong cuộc hành trình của Đăng Khoa:
![]() |
Ngày thứ 150 của cuộc hành trình, Đăng Khoa đặt chân tới Paris (Pháp). |
![]() |
Anh đi săn cùng người đàn ông Eskimo ở Greendland. |
![]() |
Trên cánh đồng muối tuyệt đẹp ở Salar De Uyuni. |
![]() |
Những con đường dẫn về nơi xa vắng ở đảo Nam New Zealand. |
![]() |
Phượt thủ chụp ảnh cùng những người đàn ông Masaai ở Tanzania. |
Cô gái bỏ việc đi bộ xuyên Việt tìm giới hạn bản thân
Lê Ngọc Hân, 23 tuổi ở Trà Vinh chia sẻ về cuộc hành trình đi bộ hơn 2 nghìn cây số có cả những hiểm nguy và cả những tấm lòng nhân hậu giúp cô vô điều kiện.
很赞哦!(44)
相关文章
- Kèo vàng bóng đá Twente vs Bodo/Glimt, 03h00 ngày 14/2: Tin vào chủ nhà
- Đáp án chính thức các môn thi tốt nghiệp THPT 2020 của Bộ GD
- Người mẹ trả lại 1 tỷ nhặt được: 'Dạy con lòng trung thực rất khó'
- Google công kích Microsoft, nói công nghệ của họ khiến khách hàng kém an toàn hơn
- Soi kèo phạt góc Melbourne Victory vs Wellington Phoenix, 15h35 ngày 14/2
- Như Quỳnh
- Thầy giáo trình diễn điệu nhảy “cực cháy” khiến sinh viên thích thú hò reo
- Sao Việt 12/9: Khả Ngân, Thiều Bảo Trâm đọ dáng fan với áo tắm bé xíu
- Nhận định, soi kèo Ferencvaros vs Viktoria Plzen, 0h45 ngày 14/2: Điểm tựa sân nhà
- Doanh nghiệp thực phẩm Việt được tiếp cận thiết bị công nghệ chế biến mới
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Brighton vs Chelsea, 3h00 ngày 15/2: Thù cũ khó trả
- Trong phiên thảo luận kinh tế - xã hội của Quốc hội ngày 27/10, khi đề cập đến vấn đề y tế, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã đưa ra giải pháp “kiềng ba chân” nhằm khắc phục những vấn đề ngành đang gặp phải. Trong đó, Bộ trưởng nhấn mạnh, cần phải có cơ chế đào tạo riêng cho ngành này.
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã đưa ra giải pháp “kiềng ba chân” nhằm khắc phục những vấn đề ngành đang gặp phải
Theo Bộ trưởng Tiến, bên cạnh việc phải xây dựng y tế cơ sở chăm sóc con người; tăng chất lượng chăm sóc tại bệnh viện và cơ sở vật chất, chân thứ ba để đảm bảo kiềng ba chân là phải nâng cao chất lượng nhân lực, tài chính và cơ sở hạ tầng.
Bộ trưởng cho biết, sắp tới Quốc hội sẽ thông qua Luật Giáo dục Đại học. Vì vậy, cần phải có một cơ chế đào tạo riêng cho ngành Y tế.
“Sáu năm ra trường phải học thêm một năm để thực hành. Tiếp theo, phải thi toàn quốc để có chứng chỉ hành nghề với đánh giá của hội đồng giáo dục quốc gia độc lập. Sau đó, cần phải học chuyên khoa ít nhất 2-3 năm thì mới có thể hành nghề. Như thế mới đảm bảo chất lượng đào tạo và theo mô hình chuẩn quốc tế”.
Đồng thời, đào tạo ngành y tế, theo Bộ trưởng Tiến nên đi theo hai hệ. Một, hệ hàn lâm là thạc sĩ, tiến sĩ, phó giáo sư là giảng dạy, nghiên cứu. Hệ thế hai là thực hành tức bác sĩ chuyên khoa và rất quý giá trong thực hành.
"Hai hệ đó hoàn toàn khác nhau, cũng không thể nói tương đương, càng không thể nói hệ này kém hệ kia. Mỗi hệ là một nghề mặc dù chúng ta có thể gọi là bác sĩ" - Bộ trưởng Tiến nói.
Thúy Nga
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Cá nhân tôi kiên quyết chống tiêu cực thi cử
Bộ trưởng GD&ĐT khẳng định: Cá nhân tôi là Bộ trưởng phản đối và kiên quyết chống tiêu cực.
">Bộ trưởng Y tế: Học Y ít nhất 9 năm mới có thể hành nghề
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ về chuyển đổi số với các đồng chí bộ trưởng, trưởng ngành, chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Ảnh: VGP/Nhật Bắc Sáng ngày 19/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ về chuyển đổi số với các đồng chí bộ trưởng, trưởng ngành, chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Hội nghị được kết nối trực tuyến từ trụ sở Chính phủ tới UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Cùng tham dự Hội nghị có Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Phó Thủ tướng Lê Thành Long; các đồng chí bộ trưởng, trưởng ngành, các thành viên Ủy ban Quốc gia và Tổ công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ, lãnh đạo UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Hội nghị tập trung đánh giá tình hình chuyển đổi số thời gian qua, kết quả, thành tựu, tồn tại, hạn chế, phân tích nguyên nhân, bài học kinh nghiệm, đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp thời gian tới.
Hội nghị được kết nối trực tuyến từ trụ sở Chính phủ tới UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Ảnh: VGP/Nhật Bắc Các báo cáo, ý kiến phát biểu tại Hội nghị thống nhất đánh giá có 8 kết quả nổi bật trong chuyển đổi số thời gian qua
Thứ nhất,công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện được triển khai quyết liệt, đồng bộ với quyết tâm cao từ Trung ương đến cơ sở. Giai đoạn 2021-2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành 43 quyết định, 14 chỉ thị, 4 công điện và các bộ, ngành đã ban hành theo thẩm quyền nhiều văn bản hướng dẫn chuyển đổi số và triển khai Đề án 06. Tổ chức 9 phiên họp Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số và 40 phiên họp của Đề án 06.
Thứ hai,nhận thức và hành động về chuyển đổi số quốc gia tiếp tục chuyển biến tích cực, có sự lan tỏa ở các cấp, các ngành, các địa phương, nhất là người đứng đầu; có sự hưởng ứng và tham gia nhiệt tình của các tổ chức đoàn thể như thanh niên, sinh viên, công đoàn, nông dân, phụ nữ, cựu chiến binh.
Thứ ba,công tác hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách tạo khuôn khổ pháp lý và tạo thuận lợi cho chuyển đổi số quốc gia và Đề án 06 được triển khai tích cực. Giai đoạn 2021-2024, Quốc hội đã ban hành 3 luật liên quan (Luật Viễn thông, Luật Giao dịch điện tử, Luật Căn cước). Chính phủ đã ban hành 19 nghị định. Các bộ, ngành đã ban hành theo thẩm quyền 45 thông tư.
Thứ tư,Chính phủ số tiếp tục có bước phát triển. Cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân, doanh nghiệp được đẩy mạnh (đã có 16,4 triệu tài khoản trên Cổng Dịch vụ công quốc gia; cung cấp 4.543/6.325 thủ tục hành chính, 43/53 dịch vụ công thiết yếu của Đề án 06).
Thứ năm,kinh tế số, xã hội số tiếp tục phát triển mạnh mẽ.
Sản phẩm số của doanh nghiệp Việt Nam tiếp tục phát triển và xuất khẩu đi khắp thế giới. Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu sản phẩm số tăng từ 113,5 tỷ USD năm 2021 lên 117,3 tỷ USD năm 2023; 6 tháng năm 2024 đạt 64,9 tỷ USD, tăng 23%.
Doanh thu phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin tăng khá (năm 2023: 13 tỷ USD; 6 tháng 2024: 6 tỷ USD); xuất khẩu năm 2023 đạt 7,5 tỷ USD; 6 tháng 2024 đạt gần 3 tỷ USD.
Nhiều tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới đã đầu tư lớn tại Việt Nam, cam kết đầu tư mới và mở rộng đầu tư, nhất là trong lĩnh vực mới như điện tử, chip bán dẫn, nghiên cứu phát triển, trí tuệ nhân tạo...
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng. Ảnh: VGP/Nhật Bắc Số hóa các ngành kinh tế, công tác chuyển đổi số trong quản lý, đầu tư xây dựng, sản xuất được triển khai mạnh mẽ. Doanh thu thương mại điện tử tăng từ 13,7 tỷ USD năm 2021 lên 20,5 tỷ USD năm 2023. Hàng trăm sản phẩm OCOP đã được bán thông qua các sàn thương mại điện tử trong nước và xuyên biên giới, tạo sinh kế và thu nhập cao cho người nông dân.
Thanh toán không dùng tiền mặt được triển khai rộng khắp trên phạm vi cả nước. Tỉ lệ người trưởng thành có tài khoản thanh toán đạt 87%, vượt mục tiêu năm 2025 là 80%. Hiện có 9,13 triệu khách hàng sử dụng Mobile Money, trong đó 72% khách hàng tại khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.
Hệ thống thuế điện tử được xây dựng đồng bộ từ đăng ký thuế đến khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế điện tử và triển khai Hệ thống hoá đơn điện tử trên toàn quốc (xử lý 8,8 tỷ hóa đơn).
Chuyển đổi số phục vụ người dân, an sinh xã hội có bước phát triển mạnh mẽ, như đăng ký thi tốt nghiệp THPT, đăng ký xét tuyển trực tuyến trong giáo dục; liên thông dữ liệu khám sức khỏe lái xe, giấy chứng sinh, khai tử...; trong bảo hiểm xã hội (trong cao điểm COVID-19, trong 1 tháng, đã chi trả 31.836 tỷ đồng cho trên 13,3 triệu lượt người lao động qua hệ thống điện tử); 63/63 địa phương thực hiện chi trả an sinh xã hội qua tài khoản cho 1,96 triệu người với số tiền trên 8.280 tỷ đồng.
Thứ sáu,cơ sở dữ liệu quốc gia, chuyên ngành được đẩy mạnh triển khai và kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu. Các cơ sở dữ liệu mang tính nền tảng như: Dân cư, thuế, bảo hiểm, doanh nghiệp, giáo dục và đào tạo... đã đi vào vận hành ổn định, mang lại hiệu quả tích cực.
Thứ bảy, hạ tầng số, nền tảng số được quan tâm đầu tư và có bước phát triển. 100% xã, phường, thị trấn kết nối Internet cáp quang.
Thứ tám,nhiều tổ chức quốc tế đánh giá về kết quả chuyển đổi số của Việt Nam. Chỉ số Chính phủ điện tử năm 2022 xếp hạng 86/193. Chỉ số Đổi mới sáng tạo luôn duy trì trong nhóm 50 nước dẫn đầu từ năm 2018 đến nay; năm 2023 xếp hạng 46/132. Chỉ số Bưu chính năm 2023 đạt cấp độ 6/10, xếp hạng 47/172.
Thủ tướng ghi nhận, biểu dương và đánh giá cao những nỗ lực, cố gắng và kết quả đạt được của các bộ, ngành, địa phương trong chuyển đổi số. Ảnh: VGP/Nhật Bắc Chỉ bàn làm, không bàn lùi, khó mấy cũng phải làm
Phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính giao Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông, Văn phòng Chính phủ tiếp thu các ý kiến, hoàn thiện và trình ban hành Nghị quyết của Chính phủ về chuyển đổi số để thống nhất triển khai trong giai đoạn tới.
Theo Thủ tướng, việc đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia có cơ sở chính trị là Văn kiện Đại hội XIII của Đảng; Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị (khóa XI) về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế; Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; Chương trình chuyển đổi số quốc gia, Chiến lược phát triển Chính phủ số, Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số, xã hội số, Chiến lược quốc gia về dữ liệu số và Đề án 06; cùng nhiều nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ có liên quan tới vấn đề này.
Về mặt thực tiễn, đây là đòi hỏi khách quan, "chỉ bàn làm, không bàn lùi, khó mấy cũng phải làm", Thủ tướng nhấn mạnh.
Về kết quả, cơ bản đồng tình với các báo cáo và ý kiến tại Hội nghị, Thủ tướng đánh giá chuyển đổi số đã trở thành phong trào, xu thế, là yêu cầu khách quan và lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu. Trong giai đoạn 2021-2024, chuyển đổi số được đẩy mạnh theo hướng toàn dân, toàn diện, bao trùm, xuyên suốt, có kết quả thiết thực, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Thủ tướng khái quát 5 bài học kinh nghiệm quan trọng trong chuyển đổi số. Ảnh: VGP/Nhật Bắc "Công tác chỉ đạo, điều hành đã có kinh nghiệm hơn, lớp lang, bài bản, bám sát thực tiễn hơn, có kết quả tốt hơn. Chuyển đổi số đã đến "từng ngõ, từng nhà, từng người". Niềm tin của người dân và doanh nghiệp được củng cố, nâng lên, góp phần truyền cảm hứng và tạo động lực phát triển mới. Chuyển đổi số rất phù hợp với phẩm chất, năng lực người Việt Nam là cần cù, ham học hỏi, linh hoạt và sáng tạo", Thủ tướng nhấn mạnh.
Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng ghi nhận, biểu dương và đánh giá cao những nỗ lực, cố gắng và kết quả đạt được của các bộ, ngành, địa phương; sự chỉ đạo quyết liệt của các thành viên Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số và Tổ công tác Đề án 06; sự đồng lòng, ủng hộ và tham gia tích cực của người dân, doanh nghiệp.
Bên cạnh những kết quả đạt được, Thủ tướng cũng chỉ rõ những tồn tại, hạn chế, khó khăn trong chuyển đổi số.Nhiều lãnh đạo các ban, bộ, ngành, địa phương chưa coi chuyển đổi số là nhiệm vụ trọng tâm, chưa thực sự quan tâm, chỉ đạo, ưu tiên nguồn lực cho chuyển đổi số. Xây dựng, sửa đổi, bổ sung thể chế, cơ chế, chính sách thúc đẩy chuyển đổi số còn chậm, chưa đầy đủ, chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn.
Kinh tế số, hạ tầng số phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và tốc độ tăng trưởng; vẫn còn nhiều thôn, bản chưa có đường cáp quang; nhiều điểm lõm sóng, lõm điện. Phát triển nền tảng số, dữ liệu số chưa khắc phục được tình trạng "manh mún, cát cứ thông tin, chia cắt, co cụm dữ liệu".
Công tác an ninh mạng, an toàn thông tin nhiều nơi chưa được quan tâm đúng mức. Chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến chưa cao. Nhân lực cho chuyển đổi số, Đề án 06 còn chưa đáp ứng nhu cầu cả về số lượng, chất lượng, phân bổ chưa đồng đều, nhất là nhân lực trình độ cao và trong các ngành kinh tế mới nổi. Công tác tuyên truyền, tạo đồng thuận xã hội còn nhiều bất cập, chưa thường xuyên, liên tục, trọng tâm, trọng điểm.
Sau khi phân tích các nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế, Thủ tướng khái quát 5 bài học kinh nghiệm quan trọng.
Thứ nhất,phải huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các bộ, ngành, địa phương và sự hưởng ứng, tham gia tích cực của toàn dân, cộng đồng doanh nghiệp là yếu tố quan trọng nhất bảo đảm sự thành công của chuyển đổi số quốc gia.
Thứ hai,phải có chương trình, kế hoạch cụ thể, phân công rõ người, rõ việc, rõ ưu tiên, rõ thời gian, rõ kết quả để dễ kiểm tra, dễ giám sát, đánh giá, dễ khen thưởng, kỷ luật phù hợp. Phải tổ chức triển khai quyết liệt, đồng bộ, "làm việc nào dứt việc đó", tăng cường phối hợp, bám sát thực tế, phản ứng linh hoạt, kịp thời, hiệu quả.
Thứ ba,phải đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, mạnh dạn thí điểm các mô hình mới đáp ứng yêu cầu thực tiễn và xu thế phát triển. Huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, phát huy mạnh mẽ đầu tư đối tác công tư, lấy đầu tư công dẫn dắt, kích hoạt đầu tư tư.
Thứ tư,phải luôn giữ vững kỷ luật, kỷ cương; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với phân bổ nguồn lực gắn với tăng cường kiểm tra, giám sát; kiên quyết phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm; đẩy mạnh truyền thông chính sách, góp phần tạo đồng thuận xã hội, củng cố niềm tin của nhân dân.
Thứ năm,phải lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể và là mục tiêu; luôn cầu thị, lắng nghe phản ánh của người dân, doanh nghiệp. Phải nói thật, làm thật, để người dân, doanh nghiệp được thụ hưởng thật những thành quả do chuyển đổi số mang lại theo tinh thần "không để ai bị bỏ lại phía sau".
Thủ tướng nhấn mạnh, cần mạnh dạn "tăng tốc", "bứt phá" trong chuyển đổi số với khí thế tiến công mạnh mẽ, phát huy tinh thần 5 "đẩy mạnh", 5 "bảo đảm" gắn với 5 "không". Ảnh: VGP/Nhật Bắc Điều quan trọng nhất, quyết định nhất trong chuyển đổi số
Về định hướng thời gian tới, Thủ tướng chỉ rõ, điều quan trọng nhất, quyết định nhất, mang tính chiến lược, lâu dài, cơ bản là các bộ trưởng, trưởng ngành, chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố phải tiên phong, gương mẫu thúc đẩy chuyển đổi số thuộc phạm vi quản lý, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, "đã quyết tâm rồi phải quyết tâm cao hơn, đã nỗ lực rồi phải nỗ lực hơn, làm việc có trọng tâm, trọng điểm rồi phải xác định trọng tâm, trọng điểm hơn nữa, đã hiệu quả rồi phải hiệu quả hơn nữa".
Thủ tướng yêu cầu phân công công việc "rõ mục tiêu, rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm, rõ kết quả" và tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc để bảo đảm tiến độ, chất lượng công việc, phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, tăng cường phối hợp và kỷ luật kỷ cương hành chính, tuân thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp trên.
Trong đó, Thủ tướng lưu ý 5 trọng tâm gồm: (i) Phát triển nhân lực số, công dân số, kỹ năng số, tài năng số; (ii) Ưu tiên nguồn lực cho chuyển đổi số; (iii) Phát triển hạ tầng số toàn diện nhưng phù hợp, tiết kiệm, hiệu quả; (iv) Quản lý, điều hành số hóa, thông minh; (v) Khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách cho chuyển đổi số theo hướng tăng cường phân cấp, phân quyền, phát huy tính chủ động, sáng tạo của các cấp gắn với phân bổ nguồn lực phù hợp, nâng cao năng lực thực thi và tăng cường kiểm tra, giám sát, giảm thủ tục phiền hà, sách nhiễu, xóa xin cho và phòng chống tiêu cực, tham nhũng.
Thủ tướng nhấn mạnh, cần mạnh dạn "tăng tốc", "bứt phá" trong chuyển đổi số với khí thế tiến công mạnh mẽ, phát huy tinh thần 5 "đẩy mạnh", 5 "bảo đảm" gắn với 5 "không".
"5 đẩy mạnh" gồm: (1) Đẩy mạnh thống nhất nhận thức và hành động của người lãnh đạo trong chuyển đổi số, phát huy tính tiên phong, nêu gương, đi đầu; (2) Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách, để thúc đẩy chuyển đổi số, phù hợp với thông lệ quốc tế; thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số; (3) Đẩy mạnh đầu tư hạ tầng số quốc gia thông suốt, phát triển nền tảng số, dữ liệu số, hệ sinh thái số thuận tiện; (4) Đẩy mạnh an ninh mạng, an toàn thông tin, bảo vệ dữ liệu, bảo vệ chủ quyền không gian mạng quốc gia từ sớm, từ xa; (5) Đẩy mạnh xây dựng văn hóa số, góp phần xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc và hội nhập thế giới.
"5 bảo đảm" gồm (1) Bảo đảm triển khai chuyển đổi số, Đề án 06 đồng bộ, hiệu quả tại tất cả các bộ, ngành, địa phương, các lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường để người dân, doanh nghiệp được thụ hưởng; (2) Bảo đảm nguồn lực cho chuyển đổi số quốc gia, nhất là đầu tư phát triển hạ tầng số, nền tảng số, đào tạo nhân lực số; (3) Bảo đảm 100% dịch vụ công trực tuyến thiết yếu cho người dân, tiếp cận dễ dàng, an toàn, tiện lợi, tiết giảm chi phí; (4) Bảo đảm nhân lực cho chuyển đổi số và các ngành kinh tế mới nổi, chú trọng đào tạo kĩ năng số gắn với nhu cầu thị trường; (5) Bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người dân và doanh nghiệp, nhà đầu tư, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển bền vững.
"5 không" gồm: (1) Không nói không, không nói khó, không nói có mà không làm; không bàn lùi, chỉ bàn làm; (2) Không để ai bị bỏ lại phía sau trong tiến trình chuyển đổi số quốc gia, triển khai Đề án 06; (3) Không tiền mặt, hướng tới mọi giao dịch thông qua phương thức điện tử, phòng chống tham nhũng; (4) Không giấy tờ, hướng tới số hóa toàn diện; (5) Không để người dân, doanh nghiệp mất nhiều thời gian, công sức, chi phí tuân thủ.
Thủ tướng chỉ rõ một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thời gian tới. Ảnh: VGP/Nhật Bắc "Hạ tầng số phải phát triển, đi trước một bước"
Chỉ rõ một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, Thủ tướng trước hếtyêu cầu tiếp tục thống nhất, nâng cao nhận thức, hành động và tổ chức thực hiện của người lãnh đạo các bộ ngành, địa phương trong chuyển đổi số; theo nguyên tắc "lãnh đạo, chỉ đạo từ trên xuống nhưng tổ chức thực hiện, tháo gỡ vướng mắc phải từ dưới lên".
Thứ hai,triển khai Nghị quyết của Đảng và xây dựng, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách trong chuyển đổi số.
Thứ ba,về phát triển kinh tế số, Thủ tướng giao Bộ Thông tin và Truyền thông khẩn trương hoàn thiện và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành "Chiến lược Phát triển ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030".
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sớm hoàn thiện, trình Chính phủ ban hành "Nghị định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng".
Bộ Công Thương khẩn trương nghiên cứu, đề xuất sửa đổi các luật và văn bản hướng dẫn liên quan đến thương mại điện tử, nhất là Luật Bảo vệ người tiêu dùng, nghiên cứu xây dựng Chiến lược phát triển thương mại điện tử nhằm quản lý, phát triển các nền tảng thương mại điện tử trong nước, xuyên biên giới, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, bảo đảm tính cạnh tranh và ngăn chặn các hành vi bán hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng kém chất lượng.
Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi Nghị định số 123/2020/NĐ-CP quy định về áp dụng hóa đơn điện tử đối với các giao dịch thương mại điện tử và các hoạt động livestream, dịch vụ ăn uống...
Thứ tư,về dịch vụ công trực tuyến, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành tập trung triển khai phấn đấu đến hết năm 2024 đạt 80% dịch vụ công trực tuyến toàn trình, 40% dân số trưởng thành sử dụng dịch vụ công trực tuyến, 90% người dân, doanh nghiệp hài lòng trong giải quyết thủ tục hành chính; đến năm 2025 đạt 100% hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính được gắn định danh cá nhân.
Các bộ, ngành, địa phương đẩy nhanh tiến độ số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính; xây dựng cơ sở dữ liệu của ngành, địa phương và kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia.
Thứ năm, về hạ tầng, Thủ tướng nêu rõ thời gian qua, chúng ta đã chú trọng đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông quan trọng (như đường bộ cao tốc, cảng biển, cảng hàng không...); thời gian tới, chúng ta phải chú trọng đầu tư cho phát triển hạ tầng số tương xứng tầm vóc, tầm quan trọng, quan điểm là "hạ tầng số phải phát triển, đi trước một bước".
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp, nghiên cứu đầu tư thích đáng cho phát triển hạ tầng số, nền tảng số, dữ liệu số từ nguồn vốn kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2026-2030; Bộ Tài chính tổng hợp và phân bổ ngân sách chi thường xuyên cho chuyển đổi số và Đề án 06 ổn định trong giai đoạn 2026-2030. Bộ Thông tin và Truyền thông sớm nghiên cứu trình cấp có thẩm quyền ban hành Kế hoạch phát triển hạ tầng viễn thông Việt Nam giai đoạn 2026-2030.
Thứ sáu,về triển khai Đề án 06, Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an khẩn trương hoàn thiện đề nghị xây dựng Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân và Luật Dữ liệu; tham mưu xây dựng, trình Thủ tướng ban hành Chỉ thị về đẩy mạnh triển khai Nghị quyết 175/NQ-CP để đẩy nhanh tiến độ xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia; phối hợp với các bộ, ngành, địa phương xác định lộ trình để đưa các tiện ích thiết yếu lên ứng dụng VNeID, nhất là hoàn thành lý lịch tư pháp, sổ sức khỏe điện tử, giấy khai sinh, kết hôn... để người dân trên cả nước được sử dụng, thụ hưởng, hoàn thành trước 31/12/2024.
Thứ bảy,về phát triển nền tảng số, dữ liệu số, nhân lực số, Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Đề án "Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2045".
Thứ tám,về an ninh, an toàn thông tin, các bộ, ngành, địa phương khẩn trương hoàn thành việc bảo đảm an toàn thông tin theo cấp độ; rà soát, nâng cấp an ninh an toàn các hệ thống thông tin thuộc trách nhiệm quản lý của đơn vị mình theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Thông tin và Truyền thông tăng cường phối hợp, thường xuyên đánh giá, hướng dẫn, giám sát, bảo vệ hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia, chuyên ngành.
Theo Hà Văn/Chinhphu.vn
">Thủ tướng: Phát huy vai trò tiên phong để tăng tốc, bứt phá chuyển đổi số
Nhiều bạn trẻ xếp hàng xuyên đêm viếng Đại tướng. Ảnh: Minh Thăng 1. Tuổi trẻ phải chăm chỉ học hành
Thời tuổi trẻ, đại tướng học rất giỏi. Đại tướng được giải đầu tốt nghiệp Sơ học(certificat d’étudé primaires) ở tỉnh Quảng Bình. Mùa hè năm 1925, Đại tướng thi đỗ vào Quốc học Huế. Đại tướng thi đỗ thứ nhì, loại khá. Nhập học, tháng nào Đại tướng cũng đứng đầu lớp, có tên hàng đầu trên bảng danh dự, được cấp học bổng. Ngoài ra Đại tướng chăm đọc sách từ thuở bé, thấy đâu có sách lại sà vào mượn đọc. Sau này khi làm đến Đại tướng, ngài vẫn chăm đọc sách và cùng mọi người thảo luận về sách.
Việc học hành khi còn trẻ rất quan trọng do khi còn trẻ, trí não của các bạn thông suốt, tiếp thu kiến thức nhanh, nhạy, trí nhớ tốt, học dễ vào. Việc học này sẽ tạo nền tảng kiến thức cho bạn về sau áp dụng vào công việc và cuộc sống của mình.
Về sau, trong những trận đánh của mình, Đại tướng đã vận dụng rất nhiều chiến thuật của Napoleon mà ngày xưa ông đã học trong môn lịch sử và giành thắng lợi vẻ vang. Trong đó rõ ràng nhất là chiến dịch Điện Biên Phủ và chiến dịch Hồ Chí Minh.
Do đó, khi còn trẻ, nhất định phải chăm học hành. Chuyện gì cũng phải để sau. Nhất là các bạn sinh viên, đừng ham đi làm thêm kiếm bạc lẻ mà xao lãng việc học.
2. Dùng lượng bù chất, lấy cần cù bù thông minh.
Trong cuộc đời, không phải ai sinh ra cũng có điểm khởi đầu như nhau. Có người sinh ra đã giàu, có người sinh ra đã thông minh, sáng dạ, có người sinh ra trong gia đình nghèo, có người sinh ra đã học lâu hiểu, lâu nhớ. Tuy nhiên làm cách nào để một con người chịu nhiều thua thiệt, yếu kém lại có thể vươn lên thành một vĩ nhân?
Không có nhiều điều kiện học tập, bản thân Đại Tướng cũng đã từng thi trượt vào Quốc Học Huế. Tuy nhiên, trong suốt 1 năm sau đó, ngài đã học tập liên tục và cần mẫn để sau đó, đậu vào với số điểm cao nhì trường ( mọi người nên biết là khi đó, Quốc Học Huế mỗi năm chỉ tuyển 90 học sinh cho 12 tỉnh miền Trung).
Điều này nói rất rõ quan điểm của Đại tướng về việc chiến thắng: nếu ta không có chất lượng thì ta có thể lấy số lượng để bù, nếu không có thông minh thì lấy siêng năng bù đắp.
Đại tướng từng phát biểu: Nghệ thuật quân sự của chúng tôi, là lấy tinh thần chế ngự vật chất, lấy yếu chế ngự mạnh, lấy thô sơ chế ngự hiện đại.
Ở Trận Điên Biên Phủ, để chiến thắng quân địch có chất lượng hơn hẳn, ngài đã vận động một số lượng chiến sỹ và lương thực khổng lồ để có thể chiến thắng địch. Quân dân ta cũng đã kiên trì vừa đánh vừa đào hầm theo kiểu lấn đất vào căn cứ địch. Giữa trận địa pháo, ngài cho tạo rất nhiều ụ pháo giả để đánh lừa không quân và pháo quân địch về số lượng pháo của quân ta. Đó chính là tinh hoa của “Lấy lượng, bù chất, lấy siêng năng bù cho thông minh”.
Với các bạn trẻ, nếu thật sự thấy mình thua thiệt bạn bè về nhiều điều, thì hãy ráng làm sao có thể làm được nhiều việc hơn, ráng làm sao siêng năng hơn, ráng làm sao cho mình trải nghiệm nhiều hơn, như vậy may ra sau này mới có thể nở mày nở mặt, vinh hiển cùng mọi người.
3. Vị đại tướng tự học:
Báo chí nước ngoài thường xuyên gọi tướng Giáp là vị tướng tự học, vì vốn dĩ, ngài là người tốt nghiệp Đại học ngành Kinh tế Luật, chưa học qua bất cứ trường lớp nào về quân sự, chiến tranh. Tất cả kiến thức cầm quân của Đại Tướng đều là học qua lịch sử, sách vở và kinh nghiệm chiến trường.
Những người thân bên cạnh thường kể về hình ảnh ngài như một người rất chăm học, và chăm đọc. Vào năm 2004, kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, khi vào thăm lại lều chỉ huy của mình ngày xưa, đại tướng hỏi ngay: “Tủ sách của tôi đâu?”. Trong nhà ngài, cả khi về già, vẫn có rất nhiều sách báo và những vị khách viếng thăm thường thấy hình ảnh ngài đọc sách ngay cả khi số tuổi đã vượt quá 90.
Báo chí và các sử gia nước ngoài còn đánh giá rất cao khả năng học ngay từ sai lầm của vị tướng này. Họ đánh giá: “Ông ta có thể phạm sai lầm ngay đó nhưng sẽ sữa chữa những sai lầm đó rất nhanh. Ông ta học ngay từ những sai lầm của chính mình ngay trên chiến trường và biến nó thành chiến thắng”.
Như chúng ta đều biết, dù già hay trẻ đều phải tự học. Và tự học là con đường duy nhất dẫn đến thành công và vĩ đại. Điều đó đúng với mọi người, kể cả vị đại tướng vĩ đại.
4. Luôn sáng tạo và gây bất ngờ cho mọi người
Trong tất cả những cuộc chiến của mình, Đại tướng luôn làm cho mọi người xung quanh bất ngờ vì sự sáng tạo của mình. Chính sự sáng tạo đó của ngài khiến cho kẻ thù không kịp trở tay và luôn thất bại.
Ở Chiến dịch Điện Biên Phủ, giặc Pháp không bao giờ nghĩ rằng chúng ta có thể đưa những cỗ pháo khổng lồ lên Điện Biên để tấn công. Chúng không bao giờ nghĩ rằng chúng ta có thể tháo gỡ và chia nhỏ những cỗ pháo đó ra, rồi dùng xe đạp, xe bò, xe kéo vận chuyển lên. Chúng cũng không bao giờ nghĩ được chúng ta có thể vận chuyển lượng lương thực khổng lồ để có thể phục vụ cho trận đánh lớn. Chúng đã sai lầm và Đại tướng đã làm được những chuyện tưởng chừng như không thể đó.
Trong chiến dịch mùa xuân 1975, khi toàn bộ cố vấn Mỹ và chiến lược gia của Việt Nam Cộng Hòa đều tin rằng quân ta sẽ đánh thẳng vào chiếm Huế và Đà Nẵng thì một lần nữa, Đại tướng lại gây bất ngờ khi tập trung quân lực thật sự vào đánh chiếm Tây Nguyên. Việc quân đội nhân dân Việt Nam chiếm giữ Tây Nguyên đã hoàn toàn phá vỡ mọi kế hoạch phòng thủ của quân lực Viện Nam Cộng Hòa dẫn đến thắng lợi 30/4/1975 thống nhất đất nước.
Đánh khi địch nghĩ rằng ta đang nghỉ, rút khi địch nghĩ rằng ta sẽ đánh, đánh vào nơi địch không bao giờ ngờ ta sẽ đến. Đó chính là cách Đại tướng giành chiến thắng trong những cuộc chiến của mình. Tuy rằng những điều này nghe như cách dùng binh của Tôn Tử ( Binh bất yếm trá) nhưng thật ra thuật dùng binh của Đại tướng có rất nhiều sáng tạo. Thuật dùng binh của Tôn tử chủ yếu dựa trên câu: Dùng điểm mạnh của mình đánh vào điểm yếu của đối phương cho nên thật ra cũng có thể đoán được. Còn trong binh pháp của Tướng Giáp, đôi khi đó lại là việc đánh thẳng vào điểm mạnh nhất của địch, gây hoang mang và biến điểm mạnh của địch thành điểm yếu của chúng. Chiến dịch Tây Nguyên là một ví dụ rất rõ. Quân đội Cộng Hòa không nghĩ rằng Quân đội ta đánh vào Tây Nguyên vì đây là vùng núi hiểm trở, dễ thủ khó công, nếu thua cũng dễ rút lui. Đại tướng đã cho quân đánh chiếm Tây Nguyên trước khiến cho toàn bộ hàng rào phòng thủ của địch hoang mang, bỏ chạy, thiệt hại đến hơn 75% quân lực. Đó chính là sự sáng tạo của Đại tướng mà ngay cả Tôn Tử cũng không nói đến.
Trong làm việc cũng như học tập, rất cần sự sáng tạo. Không sáng tạo, gò bó vào những điều được coi là kinh điển, là sách vở, là tiêu chuẩn, là quy ước rất nguy hiểm. Trong nhiều trường hợp, việc bảo thủ dẫn đến sự thất bại toàn diện, thậm chí mất mạng. Do đó, tuổi trẻ nhất định phải sáng tạo, phải dám nói những điều không ai nói, dám làm những điều không ai làm, dám nghĩ những điều chưa ai nghĩ. Chỉ có vậy mới có thể trở thành vĩ nhân, mới có thể đạt được những điều to lớn trong cuộc đời
5. Quyết đoán nhưng phải nhẫn nại
Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người cực kỳ quyết đoán. Khi chiến dịchĐiện Biên Phủ bắt đầu, ngài đã xin với Hồ Chủ Tịch cho mình quyền tựquyết định cách đánh và chiến lược. Sau đó, dù bất đồng ý kiến với cáccố vấn Trung Quốc, ngài vẫn quyết định cho kéo pháo ra, chuyển từ ĐánhNhanh Thắng Nhanhsang Đánh Chắc Thắng Chắc, đem lại chiến thắng toàndiện cho chiến dịch.
Vào những năm cuối cùng của cuộc chiến Nam – Bắc, mặc dù gặp rấtnhiều trở ngại, Đại tướng vẫn quyết định đánh,không những vậy còn triển khai nhanh chiến dịch, đánh vỗ mặt, đánh cấptập.
Quyết đoán là thế nhưng khi thời bình, nhiều lần Đại tướng bị chínhcác đồng đội của mình dồn đến đường cùng, nhiều học trò, người thân cậncủa đại tướng bị chết hoặc bị mất chức một cách rất khó hiểu nhưng ôngvẫn nhận nại, nhịn và chấp nhận mọi điều tiếng. Có thời gian, ông bịgièm pha, thậm chí là vu cho tội liên kết giặc Pháp nhưng ông vẫn từtốn, kiên nhẫn, tìm thời cơ thích hợp để thanh minh, để khiếu nại mộtcách hòa bình, không gây điều tiếng, tổn hại cho sự đoàn kết nội bộĐảng, không để dân mất lòng tin vào lãnh đạo.
Không dưới một lần ông đã tâm sự với những người xung quanh: Mình đấutranh làm gì, toàn anh em đồng đội mình ngày xưa. Họ hiểu lầm thì mìnhgiải thích cho họ rõ. Mình có bị gì cũng không sao, còn anh em, đồng chícủa mình thì đừng để họ bị vạ lây.
Học sinh Trường THCS- THPT Phạm Ngũ Lão (quận Gò Vấp, TP.HCM) đeo băng tang viếng Đại tướng ngay tại trường ngày 12/10. Ảnh: Lê Huyền
Suy nghĩ cặn kẽ, chi tiết đó không phải người thường ai cũng có thể có được. Chỉ có một đại tướng thông minh, đủ cả trí, tài lẫn cái tâm lớn mới có thể nghĩ vậy. Đấu đá nhau làm chi khi tất cả đều là người Việt, đều muốn cho đất nước giàu mạnh. Ngài đã chọn cách đấu tranh hòa bình, cách lên tiếng phản biện ôn hòa để giữ cho đất nước khỏi xào xáo. Ngài làm vậy hoàn toàn để bảo vệ những người lính, những người anh em, những người đồng đội của mình khỏi cảnh nồi da xáo thịt. Còn gì vĩ đại hơn? Hoàn toàn không như những lời xuyên tạc về hình ảnh ngài đại tướng hèn nhát, nhẫn nhục như những kẻ cố tình bôi nhọ thanh danh của ngài.
Tuổi trẻ bao giờ cũng ngập tràn năng lượng, cũng nông nổi, làm gì cũng muốn xông vào làm ngay rồi rút nhanh. Đó chính là lý do khiến cho các bạn trẻ nhanh thất bại. Và ngài Đại tướng cũng là một tấm gương để lại cho các bạn một bài học: có chuyện cần quyết đoán, cũng có chuyện cần kiên nhẫn. Với kẻ thù phải kiên quyết, nhưng với bạn bè phải nhẫn nại. Khi địch hơn ta thì phải kiên trì chuẩn bị, rèn luyện. Khi ta hơn địch thì phải nhanh chóng chớp lấy thời cơ.
6. Luôn luôn nghiêm túc và chỉnh chu
Nói không ngoa, người viết bài này cũng đã từng được thấy Đại tướng ở cự ly gần khi tham gia đội bảo vệ vòng ngoài cho hội nghị ASEM 5 năm 2004 tại Hà Nội. Đại tướng luôn mặc quân phục rất nghiêm chỉnh, tóc được để gọn trên mái đầu một cách có trật tự, đi đứng rất thẳng thớm, gọn gàng dù tuổi đã rất cao.
Nhiều người sau khi gặp đại tướng về cũng thường chia sẽ về một vị tướng luôn luôn nghiêm túc và chỉnh chu trong mọi việc. Khi tiếp khách, đại tướng luôn mặc quân phục rất gọn gàng, đeo đủ quân hàm, sao mũ. Khi trò chuyện, đại tướng luôn trả lời thẳng vào trọng tâm vấn đề của người đặt câu hỏi, không ngại ngùng né tránh. Khi có thắc mắc, đại tướng cũng hỏi ngay vấn đề mà không cần lòng vòng, loay hoay.
Tiếp xúc đại tướng vài lần, mọi người sẽ dễ dàng nhận ra phong cách giao tiếp của Đại Tướng. Đại tướng luôn lắng nghe rất chăm chú, thường mất nhiều giây suy nghĩ rồi mới trả lời. Ngài nói chuyện rất chậm nhưng rõ từ, âm thanh đủ nghe và giọng rất chắc chắn. Những cuộc hội thoại với ngài thường rất ngắn do sức khỏe đại tướng không tốt nhưng lúc nào cũng thỏa mãn người tham dự do luôn đủ ý, rõ nghĩa. Tôi luôn tin đó là một đức tính tốt mà ai cũng nên học.
Tôi từng nghe một thượng tướng kể lại rằng: Đại tướng luôn dặn dò ngài ăn mặc nghiêm chỉnh bất cứ nơi nào xuất hiện dù nhà riêng hay tại cơ quan. Đại tướng dặn rằng: việc ăn mặc nghiêm chỉnh không chỉ để khách của mình tôn trọng mình, dễ dàng tập trung vào công việc thay vì dòm ngó đánh giá linh tinh mà còn để tự nhắc nhở mình vì vị trí, vai trò, trách nhiệm của mình. Thân mình làm tướng, là đại diện của Quân đội, của Nhân dân, không thể để người ta đánh giá mình không nghiêm chỉnh rồi ảnh hưởng đến mọi người.
Tôi cũng chính mắt thấy tại hội nghị ASEM 5, một vị lãnh đạo đã nhờ đại tướng ký tặng sách cho mình. Đại tướng đã hỏi người trợ lý đi theo một tờ giấy để ngài ký nháp trước khi ký thẳng vào sách. Chỉ một việc nhỏ như vậy mà Đại tướng đã kỹ đến như vậy thì thật đáng học hỏi.
7. Không bao giờ ngừng đấu tranh
Cuộc đời của Đại tướng là một chuỗi dài các cuộc chiến. Đại tướng đã chống giặc Pháp ở Tây Bắc, ở Điện Biên, chiến đấu với Anh, Mỹ ở miền Nam, ngài đã chiến đấu với giặc Trung Quốc khi chúng tràn vào tấn công biên giới. Ngài cũng đã chiến đấu với chính những đồng đội mình vào thời bình để bảo vệ nhân dân, bảo vệ học trò, bảo vệ uy tín của Đảng. Và cuối cùng, khi đã bước qua tuổi 90, ngài vẫn tham gia trận chiến cuối cùng của đời mình khi nhiều lần can ngăn, kiến nghị đòi hủy bỏ việc sáp nhập Hà Tây vào Hà Nội, ngăn cản việc triển khai xây mỏ boxit tại Tây Nguyên, ngăn cản việc xây dự án tàu cao tốc. Ngài đã dành cả cuộc đời mình vào những cuộc chiến để bảo vệ dân, bảo vệ nước, bảo vệ những giá trị mà ngài tin tưởng. Ngài cũng tham gia vào vận động xây dựng Luật biển đảo, bảo vệ vùng biển Việt Nam. Ngài kêu gọi cải cách giáo dục và mong thế hệ trẻ hãy ham học hỏi, yêu kiến thức.
Cả đời Đại tướng là một tấm gương không thể sáng hơn về sự kiên cường, sự bất khuất, sự kiên nhẫn không bao giờ nản lòng. Chưa bao giờ Đại tướng chấp nhận thua cuộc hay bỏ cuộc trong những cuộc chiến của ngài. Và đó là lý do, Đại tướng mãi mãi là huyền thoại và mãi mãi được nhớ đến.
Tấm gương của Đại tướng để lại một bài học mà các bạn trẻ phải luôn ghi nhớ: Không bao giờ ngừng đấu tranh và đừng bao giờ bỏ cuộc.
">
7 điều các bạn trẻ có thể học được từ cuộc đời Đại tướng
Nhận định, soi kèo Adelaide United vs Newcastle Jets, 15h35 ngày 15/2: Khó cho cửa trên
Bé Ares Banister đang nằm viện điều trị vì nhiễm Covid-19. Ảnh: BBC
Chia sẻ trên trang Facebook cá nhân hôm 15/4, Jodie Banister, mẹ của bé Ares tha thiết kêu gọi mọi người hãy ở nhà, tuân thủ các biện pháp giãn cách xã hội đang được triển khai tại Anh nhằm phòng chống dịch Covid-19.
Jodie cho biết, gần như cả gia đình, ngoại trừ chồng cô - Christian, đã không ra ngoài suốt nhiều tuần qua. Christian là một lao động trong "lĩnh vực thiết yếu", phải tiếp tục đi làm để bảo đảm siêu thị Tesco đủ nhu yếu phẩm phục vụ nhu cầu mua sắm của mọi người trong lúc phong tỏa đất nước để dập dịch.
Jodie bộc bạch với phóng viên BBC rằng, cô từng không nghĩ con trai bị nhiễm mầm bệnh nguy hiểm khi đưa bé vào viện thăm khám. "Sợ hãi và hoảng loạn. Tôi chỉ biết ngồi đó và khóc. Thật khủng khiếp. Điều đầu tiên tôi đột nhiên nghĩ đến là con sẽ chết. Tôi vô cùng khiếp sợ", người mẹ trẻ tiết lộ về thời khắc cô nhận tin con trai dương tính với virus. Cậu bé đang phải tiếp tục nằm viện điều trị.
Trong thông điệp thu hút sự chú ý của đông đảo cư dân mạng và được tái chia sẻ hàng ngàn lần, Jodie khẩn cầu: "Xin hãy ở nhà nếu bạn không phải là các lao động làm việc trong những ngành nghề thiết yếu. Làm ơn hãy bắt đầu lắng nghe vì toàn bộ thế giới của chúng ta mới chỉ bắt đầu bị đảo lộn vì dịch bệnh".
Tính đến thời điểm hiện tại, Anh vẫn là một "điểm nóng" về dịch Covid-19 trên thế giới với hơn 98.000 ca nhiễm và gần 13.000 trường hợp đã tử vong. Hồi đầu tuần này, Chính phủ Anh cảnh báo sẽ không sớm gỡ bỏ các biện pháp phong tỏa toàn quốc chừng nào virus corona còn bùng phát dữ dội tại nước này.
Ngoại trưởng Dominic Raab tin đảo quốc sương mù vẫn chưa qua đỉnh dịch dù cuộc chiến chống Covid-19 đã có những dấu hiệu tích cực. Ông Raab hiện tạm thời lãnh đạo các hoạt động của Chính phủ Anh thay cho Thủ tướng Boris Johnson đang hồi phục sức khỏe sau khi nhiễm Covid-19.
London dự kiến trong ngày hôm nay, 16/4 sẽ quyết định liệu có tiếp tục kéo dài sắc lệnh phong tỏa 3 tuần qua để làm chậm lại sự lây lan của virus corona chủng mới hay không.
Tuấn Anh
">Lời khẩn cầu của mẹ bé 11 tuần tuổi nhiễm Covid
Bác sĩ Hùng khuyến cáo người bệnh không nên chủ quan khi bị chó cắn. Theo Tiến sĩ, bác sĩ Thân Mạnh Hùng, Phó Trưởng khoa Cấp Cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, đây không phải là trường hợp hiếm bị chó cắn nhưng chủ quan không tiêm phòng dại. Bác sĩ Hùng cho rằng khi người dân bị chó cắn việc đầu tiên là đến ngay cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ tư vấn và tiêm phòng.
Khi bị chó cắn (nếu chó của nhà nuôi) nên nhốt con vật lại để theo dõi. Trường hợp bị chó ở ngoài đường cắn nên chủ động đi tiêm phòng.
Bác sĩ Hùng cho biết thêm mùa hè nắng nóng, có những bệnh truyền nhiễm có thể bùng phát, đặc biệt là bệnh dại. Vì thế, người dân không nên chủ quan, những nhà nuôi chó nên đi tiêm phòng đầy đủ cho chó. Nếu cho chó đi ra ngoài nên rọ mõm để phòng bệnh cho cộng đồng.
Tại sao có người bị chó cắn vài năm sau mới phát bệnh dại?
Từ các vết cào, cắn của chó mèo bị dại, virus vào da và đi từ từ đến não. Trường hợp ngắn nhất sẽ phát bệnh sau 10 ngày, dài nhất có thể lên đến hơn 10 năm.">Người phụ nữ bị chó cắn và mắc bệnh dại tử vong sau 3 tháng
Ông Hoàng Văn Thuấn - Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc EFY Việt Nam phát biểu tại sự kiện EFY là cái tên nổi bật trên thị trường dịch vụ công nghệ Việt Nam. Đơn vị này chú trọng cung cấp 5 dịch vụ chính: dịch vụ nền tảng chuyển đổi số cho khối Chính phủ (eGOV); dịch vụ bảo hiểm xã hội điện tử (EFY-eBHXH); dịch vụ hóa đơn điện tử (EFY-iHoadon); dịch vụ chứng thực chữ ký số (EFY-CA); dịch vụ hợp đồng điện tử (EFY-eContract).
Ông Hoàng Văn Thuấn cho biết, các sản phẩm và dịch vụ EFY đã có mặt tại 63 tỉnh thành trên toàn quốc, với hơn 160.000 khách hàng là: tổ chức cơ quan nhà nước, trường học, bệnh viện, doanh nghiệp…
Các khách mời tặng hoa chúc mừng Tại sự kiện, ông Vũ Đức Thuật - Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội TP. Hà Nội đã chia sẻ lại kỷ niệm những năm 2011, đơn vị cùng EFY Việt Nam triển khai dự án chuyển đổi số đầu tiên. Đến nay, hai bên vẫn tiếp tục hợp tác, đồng hành, hỗ trợ các cơ quan bảo hiểm, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện các thủ tục bảo hiểm dễ dàng dễ dàng với hàng triệu hồ sơ/ tháng.
Ông Vũ Đức Thuật - Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội TP. Hà Nội chia sẻ về quá trình hợp tác, triển khai bảo hiểm xã hội điện tử cùng EFY Việt Nam Nhân sự kiện, EFY Việt Nam đã nhận bằng khen của Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) về những đóng góp tích cực cho hiệp hội.
Đồng thời, doanh nghiệp đã trao giải chương trình “Hóa đơn may mắn” diễn ra ngày 4/11/2022 và lễ trao quà tri ân đến các đại lý. Công ty này cũng ghi nhận, biểu dương những những nỗ lực và kết quả đã đạt được cho các cá nhân xuất sắc, đóng góp cho sự phát triển của EFY Việt Nam.
Trao tặng bảng vàng vinh danh cho 9 cá nhân xuất sắc Về định hướng phát triển trong tương lai của EFY Việt Nam, ông Hoàng Văn Thuấn nhấn mạnh ở 3 yếu tố.
Thứ nhất, về chủ trương, EFY Việt Nam sẽ có đủ nguồn lực để đầu tư trọng tâm vào lĩnh vực đã chọn. Doanh nghiệp nỗ lực tuân thủ, thượng tôn pháp luật, xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Cái gì hiểu rõ thì làm, chưa hiểu rõ thì cần nghiên cứu tiếp, có thể đi “chậm” nhưng phải “chắc”.
Thứ hai, về điều hành, doanh nghiệp lấy khách hàng, đối tác làm trung tâm là chủ thể được phục vụ; đặt lợi ích chung bên trên lợi ích riêng. Cơ cấu bộ máy nhân sự, điều chỉnh chính sách cho phù hợp phù hợp với điều kiện mới. Đồng thời EFY Việt Nam chuẩn bị sẵn sàng về năng lực để đón nhận các nhiệm vụ lớn hơn trong tương lai.
Thứ ba, đối với người lao động, công ty đảm bảo sự ổn định lâu dài và không ngừng nâng cao chất lượng đời sống về vật chất và tinh thần cho cán bộ nhân viên.
Ngọc Anh
">EFY Việt Nam, 15 năm ‘Tôn vinh quá khứ, Kiến tạo tương lai’